Saturday, May 22, 2010

Sô-Cô-La & Bệnh Tim Mạch


Ngọc Thụy

Kẹo sô-cô-la màu nâu sậm, có vị ngọt đăng đắng không chỉ làm khoái khẩu mà còn có khả năng giúp ngừa bệnh tim mạch. Theo nghiên cứu mới đây, nếu hàng ngày ăn một lượng nhỏ chocolate có thể giảm đến gần 40% nguy cơ bị nhồi màu cơ tim (heart attack) hay đột quỵ (stroke).
Các chuyên gia người Đức theo dõi gần 20,000 người trong vòng tám năm, đồng thời yêu cầu họ trả lời một số câu hỏi về chế độ dinh dưỡng và thói quen tập thể dục. Kết quả cho thấy trung bình mỗi ngày ăn sáu gram sô-cô-la – tương đương một ô vuông của thỏi sô-cô-la, có thể giảm đến 39% bị nhồi máu cơ tim hay đột quỵ. Bài viết được đăng tải trên tập san European Heart Journal.

Trước đây người ta gợi ý rằng lượng nhỏ sô-cô-la đen (dark chocolate) có thể tốt cho con người, nhưng đây là cuộc điều tra khoa học đầu tiên kéo dài trong thời gian lâu. Các khoa học gia cho rằng chất flavonol chứa trong sô-cô-la là nguyên nhân giúp ích cho con người. Flavonol có trong rau cỏ, rượu vang đỏ, giúp giãn nở động mạch, và điều này đưa đến giảm áp suất trong hệ tuần hoàn.
“Hiện còn quá sớm để đưa ra khuyến cáo mọi người nên ăn nhiều sô-cô-la, nhưng nếu có thể thay chất đường hay các loại bánh kẹo nhiều chất béo thì một miếng nhỏ sô-cô-la đen, có thể có ích,” phát biểu của chuyên gia dinh dưỡng Brian Buijsse, người đứng đầu cuộc nghiên cứu.
Những người tham gia cuộc điều tra về sô-cô-la không có tiền sử về bệnh tim, cùng có thói quen như hút thuốc, tập thể dục, và không cách biệt nhau nhiều về cân lượng.

Vì cuộc khảo sát chỉ quan sát mà không trực tiếp đưa sô-cô-la để thí nghiệm mức ảnh hưởng nên các khoa học gia cho biết cần phải nghiên cứu thêm nữa để biết ảnh hưởng chính xác của sô-cô-la trên cơ thể con người.
Trong cùng lúc thì các bác sĩ cảnh báo rằng ăn nhiều sô-cô-la có thể lên cân, một yếu tố nguy hiểm rồi ra sẽ đưa đến bệnh tim và đột quỵ. Bác Sĩ Robert Eckel, giáo sư tại đại học University of Colorado và là cựu chủ tịch Hiệp Hội Tim Hoa Kỳ nói:
“Đây không phải là toa thuốc bảo xơi thật nhiều sô-cô-la. Nếu tất cả chúng ta, mỗi ngày đều ngậm kẹo sô-cô-la cho đến mãn đời, thì chúng ta đều tăng cân, ít nhiều.”
Bác Sĩ Eckel cho rằng thật là tuyệt diệu khi một lượng nhỏ sô-cô-la có thể có tác dụng tốt như vậy, nhưng cần phải đào sâu nghiên cứu để xác nhận kết quả của viện Institute of Human Nutrition ở Nuthetal, Đức quốc.

Chuyên gia dinh dưỡng Alice Lichtenstein thuộc đại học y ở Tufts đưa ý kiến:
“Rất khó xác định mối liên hệ giữa các bệnh tim mạch và chỉ riêng sô-cô-la, bởi vì có nhiều yếu tố khác tác động trên nhóm người tham gia.”
Bà nói thêm rằng “Nếu ai đó cảm thấy thèm miếng sô-cô-la thì cứ việc thưởng thức … một miếng nhỏ.”
Chỉ có điều cho đến nay chưa có ai ăn sô-cô-la mà chỉ ăn miếng nhỏ.

Thai Civil War Can't Be Won with Bullets and Tear Gas

Andrew Lam

Here’s a crucial lesson for the current Thai regime. It’s far easier to gun down peasants armed with bamboo spears, slingshots and Molotov cocktails on the streets of Bangkok than it is to win the hearts and minds of the increasingly restless peasantry that make up the majority of the country.
The clashes between red-shirt protestors – mostly trucked in from impoverished north and northeast Thailand – and the current regime drew to a bloody close, as was expected. But now it seems certain, too, that the drama that played out in the nation’s capital the last two months is not an end but only an opening chapter to a new epic that, without serious political compromises, threatens to turn into a full-scale rural revolution.
For too long the city of Bangkok has floated in a kind of First World wealth – replete with sky trains, high rises, luxury condos and marbled mega malls – while its rural populace stayed stilted in the mud of Third World poverty. If anything, the greatest fiction the Land of a Thousand Smiles has managed to tell itself and the rest of the world is that it is a bona fide democracy. But what’s behind that infamous smile is an ancient feudal system that’s been built on the roan backs of peasants for a millennium.

More important, that system relied on the lower class's continual servitude and, in some way, their acceptance of a deeply embedded caste system in which reverence for the king, who is accorded god-like status, translated to the reverence for all folks in higher social strata. The caste and status consciousness, as construed by a simplified if misunderstood religious idea in which past karmic debts sent one to a permanent level of society, is so deeply ingrained that it is reflected in the Thai language itself.
However, that old superior-inferior fiction is eroding and eroding fast. In the last decade or so, what was once remote and rural has been integrated with the rest of the world, thanks in large part to the distribution of electricity to even the most remote areas – provided from sparsely populated Laos next door with its mega hydroelectric dams – which brought TV, radio and Internet and the cheap and ubiquitous cell phones, information being the true form of democracy. Those who once lived in isolated thatched huts are thus highly aware of the wide urban-rural gap, and they possess a deep and growing sense of injustice, which in turn undermined the status quo.

More important, it’s a populace that has become increasingly politicized, thanks chiefly to ousted Prime Minister Thaksin Shinawatra. A populist and a multibillionaire, Thaksin introduced effective policies that alleviated rural poverty by half in four years, and, equally enticing, implemented universal health care.
Born in the northern province of Chiang Mai, he also did something else that was unprecedented: He gave the long-suffering rural population visions for upward mobility and shared governance that broke the karmic yoke.
That didn’t sit well with the Bangkok power elite. Not only does it threaten to rewrite the old social order, it threatens to undermine Thailand’s very narrative of itself, its framework, and they reacted. Despite the fact that Thaksin won his second election in a landslide in 2005 with the largest voter turnout in Thailand’s history, they ousted him while he was traveling overseas with a military coup in 2006 and froze his assets. He was found guilty of corruption in absentia.
In December 2007, a pro-Thaksin prime minister was popularly elected to office in the general election. His victory was met by massive protests, this time by protesters wearing yellow shirts who disagreed with the election, claiming fraud. Members of the People's Alliance for Democracy (PAD), the “yellow shirts” chose the color to honor Thailand’s revered King Bhumibol Adulyadej.
Representing a more urban population – in many ways the educated and white-collar class – they blocked the airport for days and stranded nearly 250,000 tourists. The constitutional court, under pressure to get the country moving again, agreed with the yellow shirts and disqualified the pro-Thaksin prime minister.

Ever since then the Thai government has been busy clamping down on the media, harassing independent journalists, and shutting down Internet websites. But it’s all too late. Thaksin – perceived by some as the devil himself and by others as a national hero – is indeed a divisive character but he cracked open Pandora’s box, and the anger and rage that sparked and flew could no longer be contained.
And as the 83-year-old king’s health wanes and the monarchy remains muted, talks of revolution are on the lips of many.
Before the deadly clashes, the red-shirted protestors who occupied central Bangkok for weeks displayed a talent for political theatre with the color red. It was everywhere. They collected buckets of blood from volunteers and then splashed them at various government agencies. When some red-shirt protestors were shot – by laser-guided rifles from roof tops – their coffins, too, were painted red and paraded across the city. After all, those who lived off the land for generations understand the importance of blood. It symbolizes sacrifice, and sacrifices are all important to bring up new crops, appease the gods and spirits, and engender renewal and transformation.

Before the final showdown, CNN interviewed a woman, a mother of two, who sat behind the red-shirt barricade. Was she afraid the army was going to attack? "We want democracy,” she said. “If they do [attack] I would like them to kill me. I am not afraid." It is the voice of martyrdom, steeped in the language of blood sacrifice.
Now that the army had moved into the protesters’ stronghold and mowed down those who resisted, it seems the battle is lost, and the war has only just begun.

NAM editor, Andrew Lam, is the author of Perfume Dreams: Reflections on the Vietnamese Diaspora and the upcoming memoir: East Eats West: Writing in Two Hemispheres due out in September. He visited Bangkok in Early April 2010.

Wednesday, May 19, 2010

Sex


Trịnh Hội

Chỉ vừa nghe qua tựa đề ‘Sex’ là đã thấy quá hấp dẫn rồi phải không các bạn. Nhưng rất tiếc hôm nay tôi sẽ không bàn luận về từ sex theo nghĩa tình dục. Mà nó sẽ được hiểu theo nghĩa thứ hai của nó là giới tính như trong câu ‘what's your sex?’ Có nghĩa là bạn là trai hay gái? Một câu hỏi quá ư là đơn giản và dễ hiểu cũng như dễ trả lời, phải không các bạn? Thế vậy mà vừa rồi ở cái xứ kangaroo Úc thòi lòi của tôi lại có người không thể nào trả lời câu hỏi này. Và chính phủ Úc cũng lần đầu tiên chấp nhận điều này bằng giải pháp cấp cho ông/bà ta giấy khai sinh lẫn với passport với vỏn vẹn hai chữ ‘not specified’ trong phần đề cập về giới tính (sex) của ông/bà Norrie May-Welby. Not specified. Không định rõ.
Thế là thế nào?

Thì ra vào năm 1990, khi vừa bước sang tuổi 28, Norrie đã quyết định làm giải phẫu để đổi giống từ đàn ông sang đàn bà. Vì từ nhỏ đến lớn Norrie đã tự biết mình không phải là đàn ông. Không có những suy nghĩ, hành động giống như đàn ông. Hay nói trắng ra là Norrie không thích làm đàn ông.
Vậy thì ngại gì mà không đổi giống. Sẽ tốn khá nhiều công sức, tiền bạc đấy. Một số bộ phận sẽ phải ... cắt đi. Và một số bộ phận sẽ phải ... mọc ra. Sau khi được điều chỉnh và tạo giống lại. Nhưng cuối cùng chắc chắn Norrie sẽ trở thành đàn bà. Anh sẽ trở thành một phụ nữ như ý nguyện hằng mong đợi. Ðược mặc váy đẹp và mang guốc cao. Ðược cảm thấy hạnh phúc tràn đầy trong vòng tay rắn chắc của một người đàn ông đầy bản lĩnh, tự tin và rộng lượng. Và anh sẽ được gọi là bà chứ không phải là ông lần đầu tiên trong đời. Cuộc sống sẽ mỹ mãn. Hạnh phúc sẽ nằm gọn trong tay anh.

Nhưng khốn nỗi trời xanh quen thói má hồng đánh ghen. Ðời đã không tử tế đối với anh. Và làm đàn bà hoàn toàn không phải dễ như anh tưởng!
Sau một thời gian dài chịu đựng và phải trải qua bao cuộc giải phẫu, cấy hormones vào thân thể, cô đã nhận thức được một điều là cô vẫn chưa có cảm giác mình là một người đàn bà theo đúng nghĩa của nó. Và vì vậy cô đã tiếp tục cố đi hết con đường mà mình đã chọn. Nhưng đợi mãi cô vẫn không thể tìm được cái cảm giác mình là một người đàn bà thật sự. Một người đàn bà có hình thể và tư tưởng như bất kỳ người đàn bà nào trong thế giới muôn màu muôn vẻ mà cô đã sinh ra và lớn lên.
Và vì thế vào một ngày đẹp trời cách đây không xa cô đã tự ý quyết định thôi không muốn làm đàn bà nữa. Cô đã ngưng uống thuốc bổ âm, suy dương. Cũng chẳng thèm ngó ngàng gì đến những cuộc hẹn để hoàn thiện một số bộ phận cần thiết. Vì cuối cùng cô đã biết là cô không thể và cũng chẳng muốn làm đàn bà. Nhưng anh cũng đếch thích làm đàn ông.

Và nếu điều đó không hại đến ai, Norrie hoàn toàn có thể chấp nhận được thì tại sao chúng ta, tại sao xã hội không thể chấp nhận được?
Nhưng (hình như cái chữ ‘nhưng’ này lúc nào nó cũng có thể xuất hiện ra trong đời của Norrie). Cuộc đời lại không dễ như Norrie tưởng. Vì bất cứ ai trong đời, khi sinh ra hoặc lớn lên đều được xác định giới tính của mình. Một là trai. Hai là gái. Nếu có đổi thì cũng từ gái thành trai. Hoặc trai thành gái. Chứ chưa thấy có ai không muốn làm trai. Cũng không muốn là gái. Mặc dù có những trường hợp khi sinh ra đã là gái lẫn trai. Thế mới khổ. Và cũng vì thế mà trong suốt những năm vừa qua, Norrie đã một thân một mình đi tranh đấu cho chính bản thân mình. Tranh đấu sao để chính phủ đồng ý chấp nhận cấp cho Norrie bản sao sửa đổi giấy khai sinh xác nhận Norrie là người không có giới tính (genderless) bằng cách ghi vào giấy hai chữ: ‘not specified’.
Norrie bảo ‘tôi thật sự không cảm thấy thoải mái (comfortable) với sự đặt để về lưỡng tính của xã hội vì tôi không thích hợp đối với cả hai. Thế thì tại sao lại bắt tôi phải chọn khi đó là một vấn đề rất riêng tư chỉ liên quan đến tôi?’
Ðó là câu hỏi đơn giản nhất mà Norrie đã đặt ra mỗi khi Norrie xin gặp các cơ quan có thẩm quyền giải quyết và từng bước từng bước một Norrie đã thành công. Ðể cuối cùng cách đây vài tuần, chính phủ tiểu bang New South Wales ở Úc đã đồng ý cấp cho Norrie giấy khai sinh xác nhận là Norrie không có giới tính.

Theo các báo và thông tin cho biết đây là trường hợp ‘genderless’ đầu tiên trên thế giới được luật pháp công nhận. Mặc dù cũng theo các báo và thông tin cho biết, ở trong bất cứ xã hội hay thời đại nào cũng có khoảng 10% dân số không xác định được họ muốn làm con gái hay con trai. Oh! Thì ra có nhiều người đến vậy à. Thế mà từ đó đến giờ tôi cứ nghĩ ai cũng đơn giản như tôi.
Cũng có thể vì thế mà nghe đâu trong tuần vừa qua chính phủ tiểu bang New South Wales đã rút lại quyết định xác nhận Norrie là người không có giới tính.
Có lẽ vì họ sợ xã hội sẽ nổi loạn chăng? Mai đây ai sinh con ra cũng chỉ muốn giấy khai sinh ghi hai chữ: ‘not specified’ để tụi nó khi lớn lên sẽ tự lo liệu và chọn giống cho riêng mình. Nghĩ lại thấy câu nói này vậy mà hay. Thiệt đúng quá xá. Ðúng ở chỗ 'ở chốn nhân gian không thể hiểu'. Ngay cả ở những vấn đề đơn giản nhất. Như sex.

Mẹ Chồng

Nguyễn An Nhiên

Dù đã chia tay với người tôi từng gọi là ông xã, tình cảm tôi dành cho mẹ anh không bao giờ phai. Tôi đăng lại bài này để nhắc nhở mình đã may mắn như thế nào khi gặp một người phụ nữ như mẹ anh. Đọan duyên giữa chúng tôi đã hết, nhưng tình cảm tôi dành cho bà và những đứa em anh thì vẫn còn.

Mẹ là con gái Nghệ An. Mẹ không đẹp sắc nước hương trời, nhưng cái duyên ẩn trong lúm đồng tiền bên má, bừng sáng nơi nụ cười làm reo đôi mắt long lanh. Mẹ cao ráo, mạnh khỏe, mặc đồ Tây hay áo đầm dài đều rất hợp, dáng sang trọng như mệnh phụ phu nhân.

Mẹ hay bảo mình khổ vì tuổi rơi vào chữ Đinh. Con gái tuổi ấy thì vất vả mà. Tôi cãi, "Nếu vất vả là như mẹ - xông xáo trong mọi việc, độc lập trong tư tưởng, mạnh mẽ trong tính cách, không ỷ lại, mọi việc đều tự lực tự cường, luôn tranh đấu cho sự công bằng, luôn nghĩ cho cảm giác của người xung quanh mình - thì con thà khổ như mẹ." Tôi đã gặp rất nhiều người có số sung sướng, con đường danh vọng suôn sẻ, tình cảm không rắc rối, đời sống vật chất đầy đủ, không có việc gì phải cố gắng quá sức, mọi việc cứ như được sắp sẵn vậy. Nhưng cuộc sống như vậy, theo tôi, nhạt như nước mắm không ớt. Nghe tôi nói, mẹ cười bối rối, thái độ thường thấy của người ít nhận những lời khen trực tiếp. Mà tôi thì nghĩ gì nói nấy, không xạo để lấy lòng, nhưng cũng không dối lòng khi khâm phục một ai.

Tôi thường hay ngạc nhiên khi bắt gặp những tư tưởng rất 'mới' ở mẹ. Ví dụ, mẹ thích phụ nữ đi làm, không chống đối việc con cái sống riêng sau khi lập gia đình, chấp nhận việc con cái yêu và kết hôn với người khác tôn giáo, khác cả quan điểm chính trị. Với mẹ, quan trọng nhất là 'cái tình.' "Có cái tình rồi thì sẽ ở đời với nhau được. Bằng không thì việc gì cũng chẳng xong." 'Cái tình' ỏ đây là coi trọng tình cảm gia đình, kính trên nhường dưới, yêu thương anh em và người khác, sống sao cho vẹn toàn với nhau. Nói tóm lại chỉ cần sống cho thật lòng thật dạ với nhau là đạt được yêu cầu của mẹ. Chỉ đơn giản vậy thôi.

Gia đình khá giả nhưng mẹ nghiêm khắc với con cái, không nuông chiều quá đáng. Đứa con nào cũng phải tự làm tự ăn, không được ỷ lại bố mẹ. Không đứa con nào của mẹ hư hỏng vì chính bản thân mẹ luôn đòi hỏi ở mình rất cao. Có điều kiện vật chất nhưng mẹ luôn tay luôn chân cả ngày, chẳng bao giờ bắt người khác phục vụ mình. Nếu mẹ đòi hỏi một cái sàn nhà sạch bóng thì có nghĩa rằng mẹ có khả năng chùi được như thế. Kẻ ăn người ở tuy nghĩ rằng mẹ khó tính, nhưng không đứa nào không tâm phục khẩu phục vì khi mẹ tự làm việc gì cũng cầu toàn như thế. Mẹ không phải loại người chê bai kẻ khác dù bản thân mình không làm được việc gì ra hồn.

Điều làm tôi phục mẹ nhất là khả năng lắng nghe người khác. Sau khi sinh đứa thứ ba, mẹ bị hậu sản tưởng đã chết đi. Từ đó mẹ mất khả năng đọc và viết vì sẽ chóng mặt ngất đi khi tập trung quá độ. Điều đó có nghĩa kiến thức đến từ sách báo của mẹ bị ngừng lại từ dạo ấy. Bản thân là một người trí thức, mẹ đau biết bao nhiêu, ức biết bao nhiêu khi rơi vào trường hợp này. Vậy mà mẹ không tự cho phép mình ngừng ở đó, mẹ nghe TV hàng ngày, thu thập tin tức qua bạn bè, gia đình, lắng nghe những ý kiến khác biệt và định cho mình một hướng tư tưởng riêng. Có lúc tôi không hiểu vì sao mẹ không bị mất chính kiến của mình, sau tôi hiểu rằng vì mẹ có những giá trị nhất định rất ư Việt Nam của mẹ, nên tư tưởng nào mới lạ đến mấy mà hợp tình hợp nghĩa, đem lại hạnh phúc cho người ta, không làm tổn thương đến ai, thì mẹ sẵn lòng chấp nhận dù lúc ban đầu có thể ngại ngùng.

Cuộc đời tôi toàn gặp những người phụ nữ tốt đẹp. Hạnh phúc tôi cũng nhờ họ phần lớn đóng góp vào, và mẹ là một trong những người ấy. Mẹ là người sinh ra chồng tôi, nuôi nấng và vun đắp cho anh ấy thành người. Mẹ lại trao tặng anh ấy cho tôi không chút ghen tị. Những khác biệt giữa mẹ và tôi khá nhiều, nhưng chúng không là hàng rào ngăn cản chúng tôi. Ngược lại, chúng giúp tôi học hỏi được thêm nhiều điều trước đây tôi ít quan tâm hay chưa bao giờ biết. Mẹ chẳng bao giờ buộc tôi từ bỏ quan điểm riêng của mình, mà còn lắng nghe và cố gắng thấu hiểu dù đôi khi tôi 'lạ lùng' lắm lắm.

Tôi không bao giờ đồng ý với câu thơ 'Quê hương mỗi người chỉ một, như là chỉ một mẹ thôi' vì trong tôi luôn có hai quê hương và có hai người mẹ. Cách thể hiện tình cảm đối với mỗi bên một khác, nhưng cả hai đều quan trọng như nhau. Giống như câu nói của Frere P. mà tôi thường tâm đắc, 'Love is not emotion. Love is at will,' tình cảm của tôi với mẹ là kết hợp của cảm tính và lý trí. Tôi từ kính phục chuyển sang yêu mến người mẹ này.

Tôi muốn viết về mẹ từ lâu rồi, nhưng chưa đủ cảm xúc và từ ngữ để diễn tả trọn vẹn ý tưởng của mình. Có điều nếu không viết bây giờ thì đợi bao giờ mới bắt đầu đây. Tôi chẳng muốn đợi đến một lễ Vu Lan muộn màng phải khóc tiếc nuối ân hận. Tôi muốn mẹ hiểu mẹ quan trọng với tôi đến mức nào. Mẹ ơi.

Sunday, May 16, 2010

Chất Da Cam & Dự Án Báo Chí Việt Nam


Đức Hà


Lần đầu tiên khoa báo chí thuộc Đại Học San Francisco State University vừa phát động một dự án báo chí quy mô có tên Vietnam Reporting Project nhằm đào sâu nghiên cứu và phổ biến những thông tin dưới nhiều hình thức khác nhau về tác hại của chất Da Cam vào môi trường và sức khỏe con người. Giáo Sư Jon Funabiki, người đứng đầu dự án nói rằng cần phải tận dụng mọi hình thức truyền thông để tạo nhận thức nơi quần chúng về thảm cảnh của chất Da Cam:
“Mục đích của chúng tôi là quảng bá những thông tin được biên tập cẩn thận, đầy đủ dưới nhiều hình thức khác nhau với sự kết hợp giữa ngành truyền thông dòng chính và truyền thông thiểu số kể cả các mạng lưới xã hội để tạo được nhận thức, dấy lên những cuộc đối thoại trên toàn quốc đồng thời đốc thúc các phương án giải quyết di sản phức tạp và thường bị bỏ quên của cuộc chiến Việt Nam.”
Thật vậy cho dù chiến tranh Việt Nam chấm dứt cách nay đã 35 năm và mối quan hệ giữa hai nước cựu thù ngày càng tốt đẹp hơn thì vấn đề liên quan đến chất màu Da Cam vẫn âm ỉ ở phía sau hậu trường sân khấu chính trị. Rất nhiều nguyên nhân đưa đến tình trạng hiện nay. Phía Mỹ vẫn giữ nguyên lập trường không chịu trách nhiệm pháp lý và không thừa nhận các tác hại trên con người do nhiễm dioxin. Phía Việt Nam cũng chia làm hai ý kiến, một quan điểm muốn Mỹ gia tăng trợ giúp chữa trị bệnh nhân và tẩy rửa những vùng đất nhiễm độc, ý kiến khác lại cho rằng tạo sự chú ý đến vấn đề Da Cam có thể đưa đến giới hạn nhập khẩu các mặt hàng thủy sản, thịt, lúa gạo từ các nước bạn hàng của Việt Nam nêu lý do thực phẩm không an toàn. Mặt khác một số người Việt tại Mỹ lại có thái độ phần nào dị ứng với vấn đề Da Cam cho dù không ít binh lính của Nam Việt Nam cũng bị nhiễm hóa chất này. Trước đây các đoàn từ Việt Nam sang New York để xúc tiến vụ kiện đều bị biểu tình chống đối.

Ngược Dòng Lịch Sử

Trong thời gian từ 1961 đến 1971, quân đội Mỹ đã rải hơn 20 triệu gallons chất diệt cỏ ở Nam Việt Nam - trong đó 12 triệu gallons là một loại hóa chất chứa trong thùng có kẻ vạch màu cam, với mục đích khai quang các khu rừng rậm rạp và giải tỏa các vùng đất quanh các căn cứ quân sự. Nếu việc sử dụng hóa chất đạt thành công trong công tác làm sạch và làm quang đãng các khu rừng thì lúc đó giới chức quan đội Mỹ khẳng định hóa chất không hề ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân trong vùng rải thuốc. Chỉ có điều thuốc diệt cỏ thuốc được dùng tại Việt Nam với nồng độ từ sáu đến 25 lần nhiều hơn chỉ định của nhà sản xuất. Thế nên hệ quả kéo dài tới ngày hôm nay và các nhà nghiên cứu ước tính còn tiếp diễn lâu dài hơn.
Việt Nam vẫn thường đưa con số từ 3 đến 4.8 triệu người có tiếp xúc với Agent Orange, gây 400,000 tử vong và tật nguyền, cùng nửa triệu trẻ sinh dị dạng. Các khoa học gia Mỹ ước tính vào khoảng 3 triệu người bị phơi nhiễm, còn nạn nhân thì cần phải xác định nồng độ dioxin và mối liên hệ với các bệnh tật mới có thể kết luận cụ thể. Một trở ngại rất lớn trong công tác xác định sự liên hệ này là do các xét nghiệm y khoa rất tốn kém và tốn nhiều thời gian, và cho tới nay cũng chưa có chứng minh khoa học cụ thể được quốc tế chấp nhận liên kết chất dioxin với các trường hợp dị dạng hay khuyết tật nơi con người cùng các bệnh như ung thư, tiểu đường, Chronic Lymphocytic Leukemia, Hodgkin’s disease, Multiple myeloma …
Tuy vậy các cựu chiến binh Mỹ, Australia, Canada, New Zealand, kể cả Nam Hàn đều được công ty Dow Chemical, Monsanto và Diamond Shamrock bồi thường qua hòa giải ngoài tòa trong khi các đơn kiện từ phía Việt Nam đều bị bác vì theo tòa hóa chất được dùng để diệt cây cỏ chứ không chủ đích nhắm vào người do đó không vi phạm luật quốc tế về vũ khí hóa học.
Cho đến nay công tác tẩy rửa được chú trọng vào khu vực quanh sân bay Biên Hòa, Đà Nẵng và Phù Cát, nơi quân đội Mỹ tồn trữ, pha chế chất khai quang và chuyển lên máy bay để rải xuống vùng rừng của Nam Việt Nam. Tuy vậy, không chỉ Washington, nhiều tổ chức nhân đạo và quốc tế như Cộng Hòa Tiệp, Chương Trình Phát Triển LHQ - UNDP, Anh, Pháp, Ái Nhĩ Lan, Hàn Quốc … cũng đóng góp vào công tác cứu trợ nhân đạo này. Tổ chức Ford Foundation đã đóng góp 11.5 triệu đô-la để làm công tác xét nghiệm mẫu đất bị nhiễm bẩn, cũng như triển khai các phương pháp điều trị, thành lập các trung tâm cứu trợ và giáo dục dành cho nạn nhân và những người bị phơi bày với hóa chất.
Hóa chất dioxin với những tác hại kéo dài trên con người và cả môi sinh, vẫn được xem như vướng mắt cuối cùng đè nặng lên mối quan hệ giữa hai nước Mỹ-Việt được bình thường hóa kể từ năm 1995.

Vietnam Reporting Project

Với những vấn đề phức tạp, nhiêu khê và kéo dài do những hệ lụy của tác nhân da cam, sáng hội Ford Foundation ngoài công tác trợ giúp Việt Nam từ nhiều năm nay, đã tài trợ cho dự án Vietnam Reporting Project, một phối hợp của trung tâm Renaissance Journalism Center với tổ chức Asian Americans/Pacific Islanders in Philanthropy, cũng không ngoài mục tiêu đốc thúc những nỗ lực hiện đang được chính phủ Mỹ thực hiện. Và trong ba ngày thảo luận, thuyết trình và trao đổi được tổ chức tại San Jose cuối tuần qua, nhóm hơn 20 người gồm từ các khoa học gia, nhà nghiên cứu, đến phóng viên báo viết, truyền hình cùng với nhiếp ảnh viên và nhà quay phim đã cùng nhau chia xẻ nhiều thông tin mới nhứt về sự kiện Da Cam. Tất cả sẽ lên đường công tác tại các vùng nóng - hotspot tại Việt Nam từ nay đến cuối năm và bài vở, hình ảnh, video sẽ được tải lên trang mạng http://vietnamreportingproject.org
Phát biểu về cuộc hội thảo, Tiến Sĩ Wayne Dwernychuck, một chuyên gia về vấn đề môi trường nhiễm độc nói rằng ông rất hãnh diện được mời đóng góp ý kiến:
“Tôi muốn cám ơn ban tổ chức và những thành viên rồi đây sẽ phải dấn thân vào vấn đề không chỉ tế nhị về mặt chính trị mà còn phức tạp và kéo dài từ bấy lâu nay. Tôi háo hức mong được xem thành quả của các bạn nhưng chắc chắn sẽ rất giá trị và cũng sẽ là nguồn thông tin đầy đủ cho những người không quen thuộc với vấn nạn hiện nay của Việt Nam.”
Laura Waxman, thành viên trẻ tuổi nhất của dự án VRP, cảm thấy áy náy khi lần đầu tiên tiếp cận với những thông tin về cuộc chiến Việt Nam và những hệ lụy:
“Là người thuộc thế hệ trẻ trong nhóm các nghiên cứu sinh, Laura rất may mắn được chọn tham gia vào dự án cạnh các nhà báo đầy kinh nghiệm nhưng Laura cũng cảm thấy phần nào lo lắng vì hoàn toàn không biết gì về chất Da Cam, cũng như về đất nước Việt Nam cho đến khi có mặt trong các buổi hội thảo ở San Jose.”
Laura cho hay đây là việc đúng đắn cần phải làm và sẽ đóng góp vào nỗ lực truyền bá thông tin đến với những người cùng lứa tuổi.
Bên cạnh các nhà báo Mỹ còn có các phóng viên gốc Việt như Thúy Vũ của truyền hình CBS 5, Hà Kiều Oanh thuộc hệ thống KQED, Nick Út của AP, Nguyễn Hữu Liêm của VTimes và Nguyễn Quí Đức.

Saturday, May 15, 2010

Hoàng Cầm (1922-2010)

Trịnh Hội

Nếu anh còn trẻ như năm cũ
Quyết đón em về sống với anh


Ðây là những dòng thơ Tình Cầm mà tôi đã nghĩ đến ngay sau khi nhận được tin ông mất chiều nay. Thế là lại có một thi sĩ đất Bắc khác cuối cùng đã quyết lìa bỏ thế gian này để trở về với cát bụi. Ðời người rõ là vô thường. Mới thấy đó mà ông và nhà thơ Hữu Loan đã vội ra đi, để lại bao tiếc thương ngậm ngùi cho những người ở thế hệ ông có dư cả tài lẫn đức nhưng ngặt nỗi lại thiếu quá nhiều điều kiện, cơ hội và cả sự trân trọng của chế độ đương thời.Người Việt Nam chúng ta thường nói thời thế tạo anh hùng. Nhưng đối với riêng tôi đã rất nhiều lần tôi thấy và nghe được tận tai là cũng vì thời thế mà nhiều anh hùng đã bị mai một không thể nào tỏa sáng được hết năng lực của mình trong lúc họ sung mãn nhất, có nhiều ý tưởng hay, sáng kiến lạ nhất.
Ông là một trong những người này. Cũng như nhà văn Phùng Quán, nhà thơ Trần Dần, nhà hoạt động nổi tiếng một thời Nguyễn Hữu Ðang người đứng đầu Ban Tổ Chức Ngày Lễ Ðộc Lập 2 tháng 9 năm 1945, nhà thơ Hữu Loan và còn nhiều, rất nhiều người nữa ông bảo thế. Lẽ ra với sự hiểu biết, học cao thấy rộng của họ, với tính cương trực và lòng ngay thẳng của họ, họ đã có thể làm được nhiều điều hơn nữa cho đất nước, để lại cho đời và di sản văn chương Việt Nam nhiều tác phẩm bất hủ hơn.

Nhưng rất tiếc họ đã không làm được như thế. Vì ở thời điểm họ sung mãn nhất vào thập niên 1950, 1960 khi họ ở khoảng độ tuổi 30, 40 lúc ấy cũng là lúc họ bị thiếu thốn nhiều nhất, trù dập nhiều nhất. Không những các tác phẩm của họ không được phép in ấn mà hơn thế nữa niềm đam mê sáng tác, đam mê đóng góp vào nền văn học, xã hội học của đất nước đã hoàn toàn bị hủy diệt. Kẻ vào tù, người ngồi khám. Hoặc như ông bị kiểm điểm từ lời thơ, kịch bản cho đến việc gặp mặt những người bạn chí thân của một thời Nhân Văn Giai Phẩm.
Nếu như tôi chỉ được phép nhớ một điều về ông, về những gì ông đã chia sẻ với tôi qua ba lần gặp gỡ trò chuyện, có lẽ đây sẽ là điều làm cho tôi nhớ nhất. Nhớ là ông đã rất thành thật lúc tâm sự với tôi và với cả chính ông. Với những gì đã xảy ra trong quá khứ, vào thời điểm tôi gặp ông, và với cả những chuyện tình cảm trong cuộc sống riêng tư của chính ông.
Nếu như khi tôi gặp nhà thơ Hữu Loan hầu như lúc nào ông cũng có thể nói về những biến động trong xã hội vào thời ông thì ngược lại, khi tôi gặp nhà thơ Hoàng Cầm, tôi hỏi điều gì ông trả lời điều ấy. Không khách sáo, không cường điệu, không ngại ngùng và phong cách giữ kẽ thường thấy ở người Bắc cũng bằng không.
Ông kể chuyện ông thầm yêu một người chị trong làng lớn tuổi hơn ông khi ông chỉ là một thằng bé tí cứ thể như là ông đang tâm sự với một người bạn cùng thế hệ. Ông đã yêu chị ấy thế nào, gặp nhau ở đâu và trong hoàn cảnh nào chị đã buông lời đố “đứa nào tìm được lá diêu bông, từ nay ta gọi là chồng”... ông đã kể cho tôi nghe rất nhiều trong suốt buổi tối hôm đầu tiên tôi tìm được đến nhà ông ở gần khu Nhà Thờ Chính Tòa trên phố Lý Quốc Sư nằm ngay bên cạnh Hồ Gươm, Hà Nội.
Tôi vẫn còn nhớ hôm ấy trời đã khuya và cả nhà người con trai thứ của ông đều đã phải đi ngủ nhưng ông vẫn vui vẻ nằm kể chuyện cho tôi nghe mãi cho đến lúc tôi chào ông ra về.

Nhưng hình như đêm hôm ấy ở Hà Nội không giống như đêm hôm nay, một đêm tối trời ở tận xứ Phi Châu nghìn trùng xa cách nơi tôi đang mãi miên man nghĩ về ông. Bật máy xem lại đoạn video phóng sự tôi làm về ông cho chương trình Asia năm nào mà cứ tưởng chừng như chỉ mới đêm hôm qua đây thôi ông vừa cho tôi biết những gì ông muốn nhắn nhủ gửi lại cho tất cả chúng ta những thế hệ mai sau của đất nước:

Các cháu cần biết là ai cũng chỉ sống có một lần. Một lần trong cuộc sống con người này phải nói là có rất nhiều chuyện: đau khổ có, vui sướng có, hận thù có, có tất. Nhưng tất cả đều quy lại là cuộc sống nhân gian này nó rất đẹp.
Thế thì khi nào ông cảm thấy hạnh phúc nhất?
Hạnh phúc nhất là khi nào mình làm được một bài thơ, hoặc đôi khi chỉ là một vài câu nhưng nó nói lên được đúng tâm trạng của mình lúc đó và mình cảm thấy thỏa thuê lắm vì từ trước đến giờ mình chưa nói ra được.
Vậy thì khi nào ông cảm thấy đau khổ nhất?

Ðó là lúc mình không nói được. Có những điều đáng nhẽ mình phải nói ra nhưng vì mình bị yếu đuối hoặc vì điều gì đó mà không thể nói được hết ý nghĩ của mình, cảm xúc của mình trong một đất nước như thế này... lúc ấy khổ lắm, khổ tâm lắm vì không viết ra được, không nói ra được.
Nếu vậy thì trải qua bao khó khăn trong cuộc đời lắm gian truân này, lời cuối cùng ông muốn chia sẻ với các thế hệ trẻ Việt Nam sẽ là gì?
Ðó là bất kể, dù có gì đi chăng nữa, các cháu thấy cái gì tốt cho dân tộc thì cứ làm. Cứ mạnh dạn mà làm. Dù cho nó có thể không được công nhận ngay bây giờ nhưng nếu các cháu thấy làm được thì cứ làm. Cái gì lợi cho dân tộc thì cứ làm.
Ðêm hôm nay, trong cơn gió mát lồng lộng từ sa mạc thổi về tôi ngước mặt nhìn lên bầu trời lấp lánh hàng vạn vì sao sáng và chợt nghĩ đã có một vì sao vừa vĩnh viễn vụt đi. Và văng vẳng từ xa tai tôi nghe như có ai thì thầm trong tiếng nhạc:

Lời ru buồn, nghe mênh mang, mênh mang
Sau lũy tre làng, khiến lòng tôi xôn xao...

Trích blog Trịnh Hội tại http://www1.voanews.com/vietnamese/blogs/hoi/hoang-cam-05-07-2010-93078494.html

Friday, May 14, 2010

Ngày Bình Minh

Nguyễn An Nhiên


Ngày hôm nay đối với tôi đẹp không kém ngày hôm qua nhờ tình yêu của học trò mình. Cám ơn các em đã bước vào cuộc đời cô, và làm cho cô cảm thấy cuộc sống này đáng yêu biết bao nhiêu.

Một

Học trò buồn lắm, đến trường gặp cô, than về tình yêu và tình bạn. Em làm cô nhớ mình hồi 20 tuổi, lần đầu bị phản bội trong tình cảm, cả tình bạn lẫn tình yêu. Ngày ấy cô chẳng có ai, nên bây giờ cô mong làm hết sức mình để em không bị cô đơn như cô lúc ấy. Kết luận: tình bạn này không đáng giữ, tình yêu cũng không đáng luyến lưu. Thật hãnh diện khi em tuyên bố: cô đừng lo, em sẽ mạnh mẽ vượt qua tất cả, em có cô và các bạn mà. Câu nói này khó lắm em ơi, nhưng em nói được, và cô tin em sẽ làm được. Cô muốn rớt nước mắt vừa lo vừa mừng. Lo cho em sẽ buồn biết bao nhiêu, tình cảm chứ đâu phải vật chất, nói cắt là cắt hả em; mừng vì bài học đầu đời này sẽ tốt cho tương lai em lắm. Cô biết không thể bảo vệ em khỏi cạm bẫy cuộc đời, nhưng cô tin sẽ là cây gậy chống cho em những khoảnh khắc đớn đau, khó khăn nhất. Cô chỉ muốn vậy thôi à, em ơi.

Hai

Học trò thi xong, nhắn tin 'Cô ơi, tụi em đến cô chơi nghen.' Cô vội vàng về nhà, thông báo Gấu, 'Các anh chị sẽ đến chơi đó con.' Hai mẹ con chuẩn bị vừa xong thì lũ lâu la đến, rộn ràng cả nhà lẫn xóm. Cả đám kéo nhau tống 3 đạp xe đi ra hồ đá chơi. Gấu chạy scooter vòng vòng, làm le khi thấy các chị nhìn và khen, liên tục té lăn ra đất như Thành Long để lấy sự chú ý. Các chị thì ngồi băng đá ngắm Gấu, cười giỡn, nói vui, thích thú hưởng những cái nhìn vừa trêu chọc vừa ngưỡng mộ từ các chàng trai ở băng ghế xéo xéo đối diện. Ôi tuổi 17 bẻ gãy sừng trâu, đẹp tự nhiên, tươi rạng rỡ mà chẳng cần phấn son, quần áo lụa là. Cô nhìn con và học trò, lòng thầm tự hào khi con có được những anh chị dễ thương như vậy trong cuộc đời. Tám năm dạy dỗ, tám năm yêu thương, bây giờ trái ngọt đầy cành, chỉ mong Gấu lớn lên cũng ngoan ngoãn dễ thương như học trò vậy.

Ba

Cùng nhau ngừng lại tiệm Bubble Tea để uống trà sữa. Chỉ có 3 cái ghế nên những người còn lại ngồi bệt xuống thềm, nói chuyện râm ran và uống nước. Gấu chạy tới chạy lui, làm hết trò này đến trò kia, không nhõng nhẽo mommy như thường ngày vì nhiều người xung quanh quá. Hôm nay nhờ có hai chị lạ cho nên không khí vui hẳn lên, ai đi ngang cũng nhìn nhóm người lộn xộn. Cô bán trà cũng cười ké với câu chuyện của học trò. Uống xong cô kéo học trò về nhà, như thường lệ tủ lạnh được dọn sạch sẽ, nồi cơm vét không chừa một hột, cuối cùng phải ăn thêm mì gói mới đủ bụng cho học trò. Tiếng cười nói ồn ào không làm Gấu bực mình. Ngược lại, anh chàng đã quen với cảnh này, chạy lại tìm anh này, chị kia, nói chuyện, đùa giỡn, chơi banh, rồi vào đánh răng với mommy. Gấu nhất định đóng cửa phòng tắm khi thay đồ hay pipi, thì ra đã biết mắc cỡ rồi. Cuối cùng ham chơi diều trên cầu thang nên Gấu té cái ầm, khóc, và lên ngủ. Cô cười dặn học trò tự nhiên rồi lên theo.

Bốn

Nhà vắng lặng khi học trò kéo về, mình cô ở lại với con trai, nhưng không hề cảm thấy buồn bã hay cô đơn. Chỉ hai tiếng đồng hồ ngắn ngủi với học trò, mà năng lượng cô tăng lên thấy rõ. Mười một tiếng đồng hồ làm việc căng thẳng như thoảng qua mà thôi. Học trò ơi, cô thật may mắn có con trong đời. Cô mong nhà cô là bến đỗ bình yên cho mấy đứa, là nơi con đến để đùa vui, học hỏi, cười và hạnh phúc. Cô mong cho con được một chốn trốn lánh những giông bão cuộc đời, dẫn có lúc mệt mỏi, trở trăn, vẫn có một người luôn yêu thương con vô bờ bến. Tối nay có tin học trò nam lớn nhất sẽ sang ngang, kiểu này dám năm sau cô lên chức bà mất thôi. Cô mong học trò hạnh phúc, dẫu cho những ngã rẽ có đưa con đến đâu đi nữa, cuối con đường cô vẫn chờ đợi con bất cứ khi nào con cần.

Cô đặt tên cho đoản khúc này là Ngày Bình Minh vì sự hiện diện của học trò trong đời cô. Để những khi tuyệt vọng, mệt mỏi, cô đọc lại mà nhớ rằng, cô sống không chỉ vì bản thân mình mà còn vì những thiên thần nhỏ của cô, học trò đáng yêu.

Wednesday, May 12, 2010

Có Thể Họ Cố Quên?


Trịnh Hội

Trong đời tôi chưa bao giờ làm chuyện chính trị. Chưa bao giờ tham gia vào bất cứ tổ chức chính trị nào và hiện tại vẫn không muốn thay đổi ý định này. Tuy nhiên có thể nói tôi luôn có và chọn cho mình một thái độ chính trị. Có thể tôi đã làm phật lòng một số người vì sự lựa chọn của tôi từ việc tôi không đồng ý tẩy chay các nghệ sĩ Việt Nam ra hải ngoại trình diễn hay quyết định về Việt Nam đi làm cho một hãng tư vấn Mỹ cho đến việc gần đây tôi đại diện cơ quan VOICE khiếu kiện nhà cầm quyền Việt Nam đã vi phạm luật quốc tế.
Có thể nói những việc làm trên của tôi đều bắt nguồn từ thái độ chính trị của riêng cá nhân tôi và nó chẳng hề liên quan hay bị áp lực gì từ bất cứ một ai, kể cả gia đình tôi. Cũng giống như bài viết dưới đây mà tôi vừa viết xong để gửi đến các báo chí tiếng Anh như một bài 'op-ed' (thư gửi tòa soạn) nhân ngày hôm nay, 30 tháng 4 năm 2010.
Tôi viết bài này đơn giản là vì nếu không có ngày 30 tháng 4 thì tôi đã không phải là tôi và tôi nghĩ có rất nhiều người Việt Nam cũng nằm trong trường hợp này. Thích hay không thích thì ngày này cũng chắc chắn là không phải như bao ngày khác. Tương lai của tôi và của bạn có thể tốt hơn nhưng cũng có thể là tệ hơn rất nhiều nếu như chúng ta chưa bao giờ có dịp ra ngoại quốc để thấy và học hỏi được những điều hay, ý lạ. Nhất là về khả năng nói và viết tiếng Anh của mình!
Thế nhé. Bạn đọc xong nhớ cho tôi biết cảm tưởng của bạn về bài viết này và nếu có thể bạn cho tôi biết luôn cảm nhận của bạn về khả năng dịch thuật của chính tác giả nhé. Cảm ơn bạn nhiều.hoitrinh@hotmail.com

************
A Case Of Amnesia?

As the 35th anniversary of North Vietnam's Communist forces' annihilation of Saigon on April 30, 1975 approaches, millions of ordinary Vietnamese today will plan to take advantage of the upcoming long weekend holiday by either traveling to its breezy coastal towns, or for the rich and famous to nearby neighboring countries to relax and pamper themselves thanks to the booming economy Vietnam has enjoyed over the past decade. By Friday, there will be hardly anyone left in the city now renamed Ho Chi Minh City to celebrate the communist victory except for the officially sanctioned crowd, senior members of the Politburo, and for an encore, the few surviving (and remaining) American journalists made famous by the Vietnam War.
Five years ago, they returned for the 30th anniversary of the fall of Saigon and again today they return to indulge in nostalgia and to remember 73 of their colleagues who were killed covering the war. For many of them it was the best of times and the worst of times. Another, David Lamb, the one time Hanoi-based foreign correspondent of the Los Angeles Times, confessed that despite the years 'many of us who covered the war found ourselves forever in the grip of Vietnam. No other story, no other war, quite measured up.'
Well, if only the same thing could be said for the Vietnamese themselves. For what they had to go through before, during and after 'the War' as it is known to them was far worse. At least one million North Vietnamese fled to the South as the country was partitioned by the Geneva Accords in 1954. Some 3 to 5 million Vietnamese lives were lost between then and 1975. And hundreds of thousands more in the new communist (alas now unified) state's concentration camps, 'new economic zone' gulags and on the South China Sea while on their way in search of freedom.
I wonder if any of the famed war correspondents and reporters, the likes of Loren Jenkins of NPR and Walter Cronkite had ever asked themselves this question when images of desperate South Vietnamese fleeing on rickety boats reached their TV screen back at home: the war has ended so why are they fleeing the peace?
I also wonder if among the scores of veteran journalists themselves referred to as 'Vietnam Old Hacks', there will be any of them reporting live again this week from Saigon unfiltered and uncensored as they were able to do while covering the biggest news story of their time some 35 years ago. Without wanting to pre-empt their proven ability to honor truth and integrity, I am afraid they may be in for a big surprise. Since early this year, Hanoi has ordered Vietnam's Internet service providers to block access to Facebook, engineered service attacks which closed down websites deemed anti-revolutionary, and sentenced many of Vietnam's best and brightest behind bar for either 'activities aimed at subverting the people's administration' or 'spreading propaganda against the state'.
Admittedly, no diplomats nor reporters were allowed to attend any of the trials which ended in one or two days with sentences ranging from 3 to 5 to 16 years imprisonment not including house arrest thereafter. But it appears to me quite odd that since then and till now, not a single report has been filed on present day Vietnam and its flagrant human rights violations by any of the old guards in the fraternity.
Perhaps, since then there is no more combat and killing of Vietnamese civilians on battlefields and therefore we ought to commemorate that. Perhaps, for America, the world and what's left of the tried and true 'Vietnam Old Hacks', it was indeed final closure 35 years ago and they simply had to move on. To Lebanon, Afghanistan and a new quagmire called Iraq. But to suggest that Vietnam and its people's fight for freedom and justice was realized in 1975 is, at best, willful amnesia, and at worst, a case of professional neglect.

***
Khi ngày lễ đánh dấu 35 năm quân đội Cộng Sản Bắc Việt thôn tính Sài Gòn vào ngày 30 tháng 4, năm 1975 đến gần kề thì đó cũng là lúc hàng triệu người Việt Nam ngày nay chuẩn bị chương trình nghỉ lễ dài hạn cuối tuần bằng cách đi nghỉ mát ở những thành phố nằm cạnh biển, hoặc đối với những người có tiền, có tiếng thì họ sẽ sang những nước láng giềng bên cạnh để thư giãn và tự thưởng cho mình nhờ vào nền kinh tế Việt Nam đã không ngừng phát triển trong suốt một thập niên qua. Cho đến ngày thứ Sáu thì sẽ không còn ai ở lại thành phố mà bây giờ đã đổi tên thành Thành Phố Hồ Chí Minh để ăn mừng ngày cộng sản chiến thắng ngoại trừ các hội đoàn đã được chỉ định, những nhân vật chóp bu trong Trung Ương Ðảng, và một lần nữa, một vài ký giả Mỹ còn sống và đã nổi tiếng nhờ vào chiến tranh Việt Nam.
Cách đây 5 năm họ đã trở lại nhân lể kỷ niệm lần thứ 30 ngày Sài Gòn sụp đổ và lần này họ quay lại một lần nữa để nhớ về một thời cũng như để tưởng niệm 73 đồng nghiệp của họ đã bỏ mình trong cuộc chiến. Ðối với nhiều ký giả đây là quãng thời gian tuyệt vời nhất nhưng cũng đầy trắc trở nhất. David Lamb, ký giả đại diện một thời cho nhật báo Los Angeles Times tại Hà Nội từng thú nhận là cho dù bao năm đã trôi qua nhưng “rất nhiều người trong chúng tôi những người từng sang để tường trình về cuộc chiến đã không thể nào thoát khỏi Việt Nam. Không có sự kiện nào, cuộc chiến nào có thể so sánh được.”
Ừ, phải chi cũng nói được như thế đối với chính những người Việt Nam trong cuộc. Vì đối với họ những gì họ phải trải qua trước cuộc chiến, trong cuộc chiến và sau cuộc chiến tệ hại hơn nhiều. Ðã có ít nhất một triệu người Bắc lánh nạn vào Nam khi đất nước bị chia cắt qua hiệp định Geneva vào năm 1954. Từ 3 cho đến 5 triệu người Việt đã phải bỏ mình hy sinh từ lúc ấy cho đến năm 1975. Và hàng trăm ngàn người khác trong các trại tù tập trung trên đất nước mới (nhưng nay đã thống nhất), trong những khu kinh tế mới kinh hoàng và khắp Biển Ðông lúc họ trên đường mong tìm được tự do.
Tôi tự hỏi không biết có ai trong nhóm ký giả chiến tranh nổi tiếng này, những người như Loren Jenkins của Ðài Tiếng Nói Quốc Gia (National Public Radio - NPR) hay Walter Cronkite khi nhìn thấy hình ảnh trên TV của những người dân miền Nam đang tuyệt vọng và cố đào thoát trên những chiếc thuyền mong manh, có bao giờ họ tự hỏi: chiến tranh đã chấm dứt nhưng sao họ lại phải chạy trốn hòa bình?
Tôi cũng tự hỏi không biết có ai trong nhóm ký giả kỳ cựu này thường tự gọi mình là “Những Con Ngựa Thuê Già Việt Nam” sẽ có thể tường trình trực tiếp từ Sài Gòn trong tuần này mà không bị cắt xén hoặc kiểm duyệt như điều mà họ đã làm được cách đây gần 35 năm trước khi họ làm phóng sự cho những bản tin nóng nhất của một thời. Tuy tôi không muốn đánh giá trước khả năng tôn trọng sự thật và sự chính trực của họ đã từng được chứng minh, nhưng tôi e rằng họ sẽ bị ngạc nhiên đến bất ngờ. Vì kể từ đầu năm nay, Hà Nội đã ra lệnh cho các công ty Internet ngăn chận không cho nối trang mạng Facebook, dùng kỹ thuật để đánh sập những trang mạng bị cho là phản cách mạng và cho vào tù những người tài giỏi nhất với tội danh “âm mưu hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân' hoặc 'tuyên truyền chống đối nhà nước.”
Cũng cần thú nhận là trong tất cả các lần ra tòa chỉ trong 1 hay 2 ngày với mức án từ 3, 5 cho đến 16 năm tù chưa kể thời gian quản thúc tại nhà đã không có một nhân viên sứ quán ngoại quốc hay nhà báo nào được cho vào tham dự. Nhưng tôi thấy cũng lạ là từ lúc ấy cho đến bây giờ đã không có một bài báo nào viết về hiện trạng đất nước Việt Nam và những vi phạm nhân quyền trầm trọng từ bất kỳ phóng viên nào trong nhóm ký giả kỳ cựu này.
Có thể vì kể từ lúc ấy đã không còn giao tranh, người dân Việt Nam không còn bị giết trên chiến trường và vì thế chúng ta nên tưởng niệm. Cũng có thể đối với nước Mỹ, thế giới, và những người còn sống sót trong nhóm “Những Con Ngựa Thuê Già Việt Nam” từng trải, phân đoạn cuối đã thật sự kết thúc cách đây 35 năm về trước và họ cần chuyển sang một nơi khác. Như Lebanon, Afghanistan và vũng lầy mới có tên Iraq. Nhưng để cho là đất nước và người dân Việt Nam đã tìm được tự do và sự công bằng vào năm 1975 thì đấy một là sự lãng quên có cố ý hay, tệ hơn, là một sự thờ ơ sao lãng bổn phận trong công việc.

Bài Học Đầu Tiên

Nguyễn An Nhiên

Năm ấy là năm thứ hai tôi đến Mỹ, cũng là mùa đầu tiên ra khỏi chương trình ESL, chương trình dành cho học sinh dùng tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai. Đấy là lớp đầu tôi học chung với các học sinh bản xứ mà không có cô giáo phụ giảng người Việt Nam bên cạnh. Tôi run lắm, chui vào bàn trong góc lớp ngồi với hy vọng không ai để ý đến mình. Tôi còn nhớ bà giáo cao lớn, tóc màu hạt dẻ cắt ngắn đến cằm, nét mặt cứng cỏi lạnh lùng. Hồi ấy tôi thường thắc mắc tại sao các cô giáo trong ngành này đều có nét mặt khó ưa đến thế, xung quanh họ dường như luôn có một bức rào cản không muốn ai lại gần. Họ ăn nói trôi chảy, gãy gọn nhưng câu nào cũng chứa đầy sự mỉa mai. Với định kiến như vậy, tôi ít khi có cảm tình với những bà giáo trong ngành này, và nếu không có việc cần thì tôi tránh không tiếp xúc với họ. Chỉ đến khi vào đại học năm thứ ba, kiến thức được bồi bổ chút ít tôi mới nghiệm ra lý do của sự ‘khó ưa’ ấy. Hãy tưởng tượng một phụ nữ sẽ trở thành thế nào khi họ luôn phải tranh đấu với đám đàn ông chung ngành, những đồng nghiệp ngoài mặt tươi cười vui vẻ nhưng trong bụng thì khinh khỉnh, ra cái điều, ‘đàn bà biết quái gì về chính trị!’ Khi dấn thân vào ngành ấy, các bà phải chứng tỏ sự xuất sắc vượt bực trong lãnh vực chuyên môn, cũng như luôn phòng bị và tự vệ cho quyền được tôn trọng và đối xử bình đẳng.

Hôm ấy là giờ đầu tiên nên bà giáo dành trọn thời gian cho việc tìm hiểu học sinh trong lớp. Sau khi điểm danh, bà chia chúng tôi ra nhiều nhóm nhỏ và cho đề tài bàn luận, ‘nếu bạn có được quyền làm chủ một hòn đảo, thì luật đầu tiên bạn lập ra sẽ là luật gì?’ Cả lớp sôi nổi bàn cãi rồi đề cử người đại diện phát biểu. Khi đến phiên nhóm ngồi gần tôi, một chàng cao ngòng đứng lên dõng dạc:
- Hòn đảo chúng tôi sẽ là hòn đảo an bình nhất thế giới vì chúng tôi sẽ không cho một người phụ nữ nào tham gia vào chính quyền cả. Sẽ không ai quấy rối và đòi hỏi quá mức, sẽ không có một vụ xì-căng-đan chính trị đáng tiếc nào xảy ra, chỗ ở của đàn bà là trong bếp, và họ sẽ ở trong đó suốt đời trên hòn đảo chúng tôi.
Anh ta hùng hồn nói, giọng tự tin, khiêu khích và đầy miệt thị. Tôi ngơ ngác không tin và tai mình, đây là California, tiểu bang nổi tiếng trong vấn đề bảo vệ quyền phụ nữ đến tối đa, mà sao lại có người như anh chàng này. Cả lớp nhốn nháo hẳn lên, đứa cười ầm ĩ tán thành, đứa nhíu mày phản đối, đứa trề môi thầm thì, ‘lại một kiểu chơi nổi để được nổi tiếng đây’ - một trò rất thường xảy ra ở high school. Nhìn nét mặt hắn, tôi rùng mình vì biết hắn nói thật lòng. Tai ù, ngực tức, và máu chạy dồn lên mặt vì giận dữ, tôi ước gì mình có đủ vốn liếng tiếng Anh để quạt cho hắn một trận.

Cả lớp im lặng dần theo cái khoát tay của bà giáo. Bà lạnh lùng nhìn hắn rồi lại nhìn vào sổ đầu bài, hỏi:
- Anh họ Nguyễn, nếu tôi không lầm thì anh là người gốc Việt Nam?
- Yes. Hắn nghênh mặt trả lời như muốn thách thức bà giáo, ‘là người gốc Việt Nam thì đã sao nào, có liên quan gì đến bà đâu?’
Bà giáo điềm tĩnh nói;
- Anh làm tôi rất ngạc nhiên. Người mở đầu lịch sử dân tộc anh là hai phụ nữ, anh không biết sao? Họ là những phụ nữ đầu tiên thành công trong công cuộc dành độc lập cho nước nhà. Họ cũng là những phụ nữ duy nhất trong lịch sử thế giới được tôn làm ‘Hoàng Đế.’ Thật ra không ít phụ nữ lên ngôi vua, nhưng chưa có ai trở thành Emperor cả. Không hiểu nếu như họ cứ ở trong bếp thì chuyện gì sẽ xảy ra nhỉ?
Lời bà nói đến đâu lòng tôi mát rượi đến đấy. Hai Bà Trưng, bà ấy biết đến Hai Bà Trưng ‘của mình.’ Cả lớp lặng im trong khi mặt hắn ta chuyển từ đỏ sang tái rồi từ tái sang đỏ. Hắn cúi đầu nặng nề gieo mình xuống ghế. Một vài nụ cười chế giễu, vài cái xuỵt tế nhị. Chỉ vậy thôi rồi đại diện nhóm tiếp theo đứng lên phát biểu.

Bài học chính trị đầu tiên của tôi ở một xứ sở xa lạ bắt đầu như vậy đó. Để đáp lại sự kỳ thị và khinh thường của kẻ khác thì thái độ bình tĩnh, điềm đạm và kiến thức sâu rộng sẽ là vũ khí tốt nhất. Cũng may lúc ấy tôi chưa giỏi tiếng Anh, cứ tưởng tượng việc mình đứng lên cãi vả một hồi rồi oà khóc vì tức tối tôi lại tự ngượng với mình. Cho đến ngày hôm nay, tôi vẫn thầm nhớ mãi người thầy lạnh lùng, ‘khó ưa’ ấy, người đã dạy tôi hãy luôn hãnh diện về nguồn gốc và giới tính của mình.

Tuesday, May 11, 2010

Thirty Five Years After The War, Betrayal is Vietnam's Story


Andrew Lam
New America Media

HANOI - A headline in a local paper here seems to say it all: “The Main Method is to Use Love.” The story: Women and Children trafficking activities along the Vietnam- China border. One of these “love methods” went something like this: A man from the city seduced a young woman from a village, then took her across the border to China after their wedding. When they got there, the honeymoon turned into a slave trade: the groom sold his naïve bride to a brothel, then promptly disappeared. Or it can be “familial love method:” The destitute widow whose farmer husband died in an accident decided to sell her daughter. What the daughter thought was going to be a shopping trip across the border to China to buy new clothes turned instead into a nightmare. The young woman was sold into a brothel and eventually resold to an old man as a child bride.
In both cases, the victims were undone by loyalty and love. For them the central theme that defines their lives is, inevitably, betrayal.

But betrayal is not simply the story of trafficked women and children, which has reached epidemic proportions. In a sense, it has become the story of Vietnam itself. Empires rose and fell, colonizers came and went, civil wars fought, and lives and lands devastated, but that central theme of being tricked, of being betrayed, continues to frame the history of this country.
There are, of course, many kinds of betrayals. Thirty-five years ago, the South Vietnamese Army (ARVN) was abandoned by the United States and its arms supplies dwindled to a few bullets per soldier at the end of the war, while the northern Communist tanks came rolling southward. Yet, betrayal is not restricted to those who lost the war. It plays itself out with even deeper irony among those who supposedly won. The Viet Cong –- guerillas in the National Liberation Front based in the South –- quickly found that they did not exactly “win” when Saigon fell. Within months, their units were dissolved or integrated under Hanoi commands, their own southern leadership forced into retirement. Though, of all factions, they suffered the highest casualties, the Viet Cong found themselves losing their autonomy and ending up playing underlings to northern leadership.

But many northern communist officials themselves were not saved from being betrayed either. Among a handful of well-known dissidents in exile is Colonel Bui Tin, the highest-ranking officer from Hanoi to enter Saigon at the end of the war to accept South Vietnam’s official surrender. Tin, as it turned out, fled Vietnam to France a decade or so later. The cause: he was dismayed with peacetime Communism in which re-education camps and new economic zones were created to punish the south, while untold numbers died out at sea as boat people. It was not what he’d expected when the North was trying to “liberate” the South from the Americans during the war. Tins’ books, "Following Ho Chi Minh: Memoirs of a North Vietnamese," and “From Enemy To Friend: A North Vietnamese Perspective on the War,” became a powerful testimony of Vietnamese corruption and arrogance, coupled with a passionate plea for democracy.
And even Ho Chi Minh, father of Vietnam’s Communism, it turned out, wasn’t safe from betrayal either. According to a few in Vietnam who knew the inner working of the party, Uncle Ho apparently spent the last few years of his life under house arrest, his lover murdered and children taken away from him. It is what the novelist Duong Thu Huong, now living in exile, wrote about in her latest book, “Au Zénith,” a novel based on the unofficial history of Ho Chi Minh’s last years. Huong herself knew betrayal intimately. Once a member of the youth brigade in the Communist movement, she later was under house arrest for her books criticizing Communism, especially in “Paradise of the Blind.” Government officials called her “traitor slut.”

Vietnam in the present tense is a Vietnam at the far end of Orwell’s dystopia, as parodied in Animal Farm, where “all animals are equal but some animals are more equal than others.” Corruption is rampant, and according to Asia Times Online, “land transfers have become critical issues in Vietnam. Some observers predict that, as in China, questionable state land reclamations could lead to widespread social unrest and derail Vietnam's socioeconomic development.” While Marxist Leninist theory is still being taught in schools and colleges, the poor farmers are often driven off their land for a pittance of compensation so that the rich and powerful can have their golf clubs. While impoverished women and children in rural areas are now commodities to be sold across the borders, often with the help of local officers, the city glints with new wealth, and high rises continue to sprout like mushrooms. One needs not look far to see it in Saigon. Billboard advertising for Chanel perfume and Versace bags are now overshadowing all the old Communist slogans romanticizing laborers and farmers and socialist paradise. Massage parlors are but a stone’s throw away from Ho Chi Minh’s cheerful bust in downtown Saigon, a city that’s renamed rather inappropriately after a man who championed austerity.

One recent evening out in the new part of Saigon’s district 7, at the ultra chic 3-storied restaurant called Cham Charm – built to resemble Angkor Wat with black granite and flowing water running down both sides of the sleek staircase –- there were Mercedeses and Lexuses and even a Ferrari and a Rolls Royce or two dropping by with paparazzi snapping photos at the entrance. It was the famed singer Hong Nhung’s birthday and wealthy friends -– mostly those connected to the current regime – were throwing a private party for her. Champagne flowed, wines were poured, and a splendid spread of oyster and sushi and lobster were served to a guest list of 350 VIPs. At one point, Nhung called her “comrades” to join her on stage, many of whom are now either multi-millionaires themselves, or married to them. Together they sang a Communist propaganda song –- something about marching to respond to the call of their nation. While waiters in bow ties served champagne, the projector showed images of Nhung’s past: A youth in Communist uniform, singing. No one sang songs about betrayal at the golden gala, of course, but still one could cut the irony with a silver spoon.
Not far from the gala, one aged musician in his ramshackle apartment said he was profoundly bitter: “Xa Hoi Chu Nghia (Socialist Republic) has turned into Co hoi chu nghia – (the society of opportunists.)” He once knew Uncle Ho and served him with devotion but now, in failing health, had become a vocal critic of the Hanoi regime. He is especially pained that Vietnam three years ago had ceded land to China along its northern border and even signed a multibillion dollar deal to plunder Lam Dong province, its once pristine verdant slopes for bauxite, destroying the ecosystem in the process.

More worrisome, the disputed Spratly Islands have fallen into China’s hand as well, leaving Vietnam’s waters vulnerable to Chinese domination. Rare mass protests in Vietnam have taken place but to no avail. “The government officials are corrupted to the core,” the aged musician observed. “All they bow down to is money. I wore my uniform and went out and protested. I’m sad to watch the government deceive its people year after year. If you give away land to China, you might as well sell the blood of the people.”
Which may explain why, in a world whose motto is “to make money is glorious,” and whose moral compass is thereby broken, children could be sold by their mothers, wives sold by their husbands, precious land on which precious blood spilled sold by the government. It would follow that in such a world those who hold on to old virtues suffer the most. It was reported that the girl who was sold by her mother, when rescued, said she didn’t blame her. She was willing to suffer for the family’s sake, she told social workers. And the patriotic old musician, once an idealist, now cries in his sleep. And the exiled dissidents watch in dismay as Vietnam is swallowed up by materialism.
The rest are rushing ahead at breakneck speed. Because to survive in Vietnam, so goes a new law of the land, one must first and foremost learn to betray the past.

NAM editor, Andrew Lam, is the author of Perfume Dreams: Reflections on the Vietnamese Diaspora and the upcoming memoir: East Eats West: Writing in Two Hemispheres due out in September. He recently visited his homeland, Vietnam.

Chính Trị


Trịnh Hội

Về vấn đề này thật ra tôi thấy cũng khá là buồn cười. Vì chẳng hiểu sao trong thời gian gần đây tôi lại suy nghĩ nhiều về hai chữ ‘chính trị’ mặc dù ở cái xứ Phi Châu nắng như thiêu đốt này nơi tôi đang làm việc cho một cơ quan thiện nguyện, chính trị là một điều gì đó rất xa vời, rất mơ hồ và chẳng dính dáng gì đến việc làm hằng ngày của tôi. Nhất là những chuyện chính trị liên qua đến hai chữ Việt Nam.
Nhưng tôi suy nghĩ nhiều có lẽ cũng là vì sau một thời gian ở tại đây tiếp xúc với nhiều người nghèo khó, đói khổ tôi đã có dịp nhìn lại chặng đường mà tôi đã vừa bước qua, khi ở Mỹ, lúc ở Úc, ở Việt Nam và gạn lọc lại những điều mình đã học hỏi được trong suốt 5 năm kể từ ngày tôi từ Phi Luật Tân sang định cư ở Mỹ vào cuối năm 2004. Chuyện vui có đầy nhưng chuyện buồn tôi đoán cũng không hề thua kém ai.
Tôi nghĩ có lẽ đôi khi chúng ta cần phải đi đến một nơi rất xa, rất lạ và nhất là có nhiều thời gian suy ngẫm thì chúng ta mới có thể thấy rõ hơn, hiểu rõ hơn những gì đã và đang xảy ra trong cuộc sống. Như thể chỉ khi chúng ta thoát ra được khỏi cái vòng áp lực luẩn quẩn của bạn bè, của gia đình, xã hội, cộng đồng và đứng từ bên ngoài nhìn vào khi ấy chúng ta mới có thể đánh giá sự việc, có thể nhận xét vấn đề một cách toàn diện và khách quan hơn.

Hoặc cũng có thể vì trong thời gian gần đây tôi vừa nhận được một lời chê rất thẳng (và rất mạnh) từ một người bạn đã từng có một thời rất gần, rất thân với tôi trong quá khứ bảo là tôi chỉ là một thằng ngốc ngu xuẩn, a damn fool, rỗi hơi làm những việc tầm phào như tham gia vào một video clip ngắn nói về vấn đề trang mạng Facebook bị ngăn chặn tại Việt Nam hoặc đại diện cơ quan VOICE nộp đơn khiếu kiện chính phủ Việt Nam đã vi phạm các văn bản cam kết quốc tế về nhân quyền nên chẳng đặng đừng tôi buộc phải động não!
Người dưng nước lã không quen biết mình, không hiểu rõ những việc mình làm hay ý nguyện của mình nếu như họ có ý kiến phê phán, chê bai thì tôi thường coi như đấy là cái giá mà mình phải trả khi mình quyết định lên tiếng. Còn đằng này...
Rõ là sông có khúc, người có lúc. Và chính trị sẽ luôn là một trong những vấn đề có thể làm rạn nứt hoặc đôi khi làm hoàn toàn tan vỡ tình anh em, bạn bè chí thân.
Trong thời gian qua tôi đã có nhiều suy nghĩ về vấn đề này là vì thế. Tôi nghĩ về những gì đã vừa xảy ra trong năm vừa qua lẫn những gì đã xảy ra cách đây đúng ba năm về trước khi lần đầu tiên trong đời tôi biết thế nào là bị tẩy chay, bị một số người trong cộng đồng cho là thân cộng chỉ vì tôi không đồng ý rút tên ra khỏi chương trình của một đại nhạc hội bên Úc mà trong đó có một vài anh chị em nghệ sĩ từ Việt Nam sang dự định trình diễn chung.
Ðối với tôi sự việc lúc ấy rất đơn giản. Tôi không đồng ý với nhận định của ban đại diện cộng đồng và vì thế đã viết bài nói rõ tại sao tôi không đồng ý. Sau đó thì đường ai nấy đi. Ai thích thì đến xem. Ai không thích thì không cần đến. Tôi đã nghĩ vậy. Tôi đã ngây thơ nghĩ là nếu mình không làm chính trị và cũng chưa bao giờ làm chính trị thì cuối cùng chắc chắn sẽ không có điều gì đáng tiếc xảy ra. Vì dù sao đi nữa thì tôi và những anh em nằm trong ban đại diện cộng đồng lúc ấy đều là những người đã quen biết nhau rất lâu năm và họ hơn ai hết hiểu rõ tôi là ai, đến từ đâu và đã làm những gì suốt 10 năm trong các trại tỵ nạn ở Hồng Kông và Phi Luật Tân ngay cả trước khi tôi tốt nghiệp ra trường.

Nhưng tôi đã lầm.
Lầm to là đằng khác.
Vì từ khi tôi quyết định không rút tên theo như lời yêu cầu mà hơn thế nữa lại 'dám' viết thư lên tiếng phản bác lại những nhận định của ban đại diện thì vô hình trung việc làm ấy đã bị cho là tôi đang làm chính trị hay có thái độ chính trị. Và cho dù tôi có cố cách mấy thì những mối dây liên hệ thân tình cũng đã bị hoàn toàn cắt đứt không thể nào hàn gắn được kể từ lúc ấy.
Không những thế tôi cũng đã quá chủ quan về vấn đề cần tranh cãi trong chừng mực, sẽ không có những lời phát biểu mang tính cách hạ nhục, mạ lỵ và hơn thế nữa sẽ không có chuyện dựng lên không nói có, có nói không như tôi đã từng chứng kiến trước đó giữa hai bên chưa hề quen biết nhau.
Nhưng tôi cũng đã lầm qua nhận định này. Vì kể từ lúc tôi chính thức lên tiếng, đó cũng là lúc mà tôi được nghe và được đọc những bài viết phản bác lại ý kiến của tôi hay tư cách cá nhân của tôi kể cả thông cáo của chính ban đại diện cộng đồng lên án tôi vì tôi là người đứng ra tổ chức đại nhạc hội.
Trời! Từ một vai trò làm MC trong chương trình tôi đã được biến thành một ông bầu trong tích tắc.

Hai chữ chính trị nó quan trọng và nguy hiểm là vì thế.
Và sau ba năm kể từ ấy trong đó có một khoảng thời gian khá dài tôi sống và làm việc tại Việt Nam, tôi đã cố nghĩ làm thế nào để bốn chữ 'hòa hợp, hòa giải' có thể tồn tại và phát triển giữa hai thái cực, giữa những người chống cộng cực đoan và những người cộng sản độc tài, bất chính?
Khó. Rất khó tôi nghĩ. Vì không những họ hoàn toàn không biết nhau, không thể nhân nhượng nhau mà họ còn có quá nhiều quá khứ đan xen vào nhau không thể nào một sớm một chiều có thái độ khách quan được. Ðã thế bây giờ lại có thêm hai yếu tố mãnh liệt đó là tiền bạc và quyền lực.
Ðấy là chưa nói đến một thành phần lớn khác đã trưởng thành sau chiến tranh ở ngoại quốc hay ở Việt Nam như thế hệ của chúng tôi. Cũng cứng đầu, ngoan cố và có lý tưởng của riêng mình. Thế mới chết.
Khó. Khó lắm bạn ạ. Nhất là khi chúng ta bàn đến những chuyện chính trị liên quan đến hai chữ Việt Nam. Nhưng biết phải làm sao bây giờ khi ngày 30 tháng 4 một lần nữa nó lại đến!

Sunday, May 9, 2010

Ba Bức Ảnh, Một Cuộc Chiến




Đức Hà

Chiến tranh Việt Nam để lại nhiều bức ảnh độc đáo ghi nhận những giai đoạn khốc liệt nhất của cuộc chiến từ mở đầu đến kết thúc. Hình ảnh một cấp chỉ huy cảnh sát Sài Gòn tử hình một tù binh phe đối nghịch ngay tại mặt trận ngày mồng Hai Tết Mậu Thân của Eddie Adams, một bé gái trần truồng hãi sợ chạy trong điên loạn của Nick Út của thời chiến tranh leo thang 1972, đến cảnh lũ lượt trốn chạy trên nóc một tòa nhà ngày 29 tháng Tư, 1975 đánh dấu sự xụp đổ không thể tránh của Sài Gòn 35 năm trước đây … giờ đây đã đi vào lịch sử. Nhưng hệ lụy của những bức ảnh đó vẫn tồn tại không phai mờ, với nhiều người Việt thì đó là cơn ác mộng, những dấu mốc kinh hoàng của đất nước. Ít nhất 255 ngàn người Việt trở thành thuyền nhân và đến được một quê hương mới, nhiều ngàn người khác bỏ thây ngoài biển khơi, trên đường bộ hay mất tích. Hơn 1.6 triệu người Việt đang định cư tại Mỹ.

Mậu Thân 1968 - Khi Eddie Adams chụp được ảnh Tướng Nguyễn Ngọc Loan nổ súng vào đầu một cán binh Cộng Sản bị bắt làm tù binh thì không phải chỉ một người chết mà đến hai người. Tác giả Adams viết trên tuần báo Time: “Viên tướng giết lính Cộng; Tôi giết viên tướng với chiếc máy hình …” điều mà sau này Adams thú nhận rằng ước gì ông không chụp tấm ảnh đó. Ông viết tiếp: “Ảnh thời sự là vũ khí có sức tàn sát mạnh mẽ nhất trên thế giới. Người xem tin vào nó; nhưng ảnh không nói lên hết sự thật, cho dù cả không bị cắt xén. Ảnh thời sự chỉ nói lên phân nửa sự thật … Điều mà bức ảnh không nói là ‘bạn sẽ xử trí ra sao nếu là tướng chỉ huy vào đúng thời điểm nóng bỏng đó, và lại vừa tóm bắt được điều được gọi là một kẻ ác, sau khi tay này đã giết hại một, hai hay ba người Mỹ?’ Qua phỏng vấn với hệ thống truyền thông độc lập NPR, ông Adams giải thích: “Ông ta (Tướng Loan) chiến đấu cho cuộc chiến của Mỹ, không phải của họ, mà của Mỹ, vậy mà tất cả những quy lỗi đều gán lên ông ta.” Điều chưa được nói trong bức hình là trước đó không lâu vài quân bạn dưới quyền ông Loan bị sát hại vào lúc đã có thỏa thuận hưu chiến giữa hai bên nhân dịp Tết. Sự phẫn nộ của một người chỉ huy ngoài mặt trận – mà Adams sau đó mới khám phá là một người yêu nước, một anh hùng, quyết tâm chiến đấu vì tổ quốc. Mãi về sau khi ông Loan đến định cư tại Mỹ và phải đối đầu với vô vàn khó khăn do bức ảnh gây ra thì chính nhiếp ảnh gia Adams đã xin tạ lỗi với người trong hình cùng gia đình do những tác hại đến danh dự không sao hàn gắn được. Khi ông Loan qua đời ở Virginia, Adams gởi hoa và thiệp chia buồn với dòng chữ “Tôi rất đau buồn, nước mắt đọng đầy trong mắt tôi.” Hơn thế nữa, bức ảnh của Adams còn làm cho phong trào phản chiến tăng thêm cường độ, và hai tháng sau Tổng Thống Johnson loan báo không ứng cử nhiệm kỳ hai. Có ai ngờ một bức ảnh rồi ra đã đưa phong trào phản chiến lan tràn khắp nước Mỹ, một tổng thống phải ngậm ngùi không ngồi thêm nhiệm kỳ hai để vài năm sau đó Việt Nam Cộng Hòa bị xóa xổ.

Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 - Ngày 08 tháng Sáu, 1972, nhiếp ảnh gia chiến trường Huỳnh Công Út được hãng AP phân công đi thu thập hình ảnh chiến sự trên Quốc Lộ 1 hướng về biên giới Kampuchia nơi đang có giao tranh tại khu vực gần Tây Ninh. Khi đến Trảng Bàng, xe chở ông Út bị tắc nghẽn bởi hàng đoàn xe của cả quân sự lẫn dân sự do địch quân đắp mô phía trước và vẫn còn kiểm soát một đoạn của QL1 trong khi các đơn vị của Sư Đoàn 25 đang càn quét giải tỏa các ngôi làng hai bên lộ. Ông Út gia nhập với toán quân bộ binh để làm nhiệm vụ. Đến khoảng 1 giờ trưa bộ binh gọi phi pháo yểm trợ. Hai chiếc Skyraider xà xuống tọa độ được chỉ điểm gần Thánh Thất Cao Đài và liên tục thả bom nổ, bom xăng napalm, kể cả bắn đại bác. Khói bay mịt mù, tia lửa bắn ra như sao băng, tiếng nổ vang động. Và theo lời tường thuật của Horst Fass và Marianne Fulton trong bài “The Bigger Picture,” không ai nghe tiếng được tiếng súng phòng không bắn trả. Nhưng khi phi cơ đã bay xa thì hàng chục dân làng, quần áo tả tơi, mặt mày hoảng sợ bỗng xuất hiện từ vùng bị dội bom và chạy xối xả về phía quân bạn, nơi nhóm các nhà báo đang chực sẵn. Trả lời phỏng vấn năm 1999, Nick Út kể: “Khi nhóm phóng viên chúng tôi tiến gần đến ngôi làng, chúng tôi thấy đám dân làng đầu tiên chạy ùa ra. Tôi thầm nghĩ ‘Ôi Trời đất’ khi bất ngờ thấy một phụ nữ với chân trái bị napalm đốt cháy tệ hại. Kế đó là một phụ nữ khác bồng bế đứa con - đã chết, rồi một bà nữa bế con nhỏ da cháy nám rớt ra từng mảnh. Khi tôi dương máy chụp những bức ảnh này tôi nghe tiếng khóc thét của một em bé và thấy bé gái vừa chạy vừa ném bỏ hết quần áo đang cháy trên người. Bé gái gào hét gọi nguời anh trai chạy bên trái. Trước khi máy bay bỏ bom, toán lính bộ binh đã kêu to gọi các em nhỏ chạy nhanh nhưng đã quá trễ.”

Ông Út kể tiếp: “Khi bé gái thấy tôi, bé nói ‘nóng quá, nóng quá’ và xin nước uống. Tôi lấy nước cho bé uống và nói thêm là sẽ tìm cách giúp bé. Tôi bồng bé lên và đưa về chiếc xe của tôi, rồi phóng nhanh hướng về bệnh viện Củ Chi, cách đó một giờ đồng hồ. Bệnh viện lại có quá nhiều thương binh, người sống người chết, họ chẳng màng đến bé gái. Tôi nói với họ “Tôi là một nhà báo, hãy làm ơn giúp bé gái này, tôi không muốn em chết.’ Thế là bé gái được chăm sóc ngay.”

Cô gái chín tuổi trong hình tên Phan Thị Kim Phúc. Sau 14 tháng nằm bệnh viện với 17 lần lên bàn giải phẫu, Kim Phúc trở về làng cũ ở Trảng Bàng. Ông Út, năm đó 21 tuổi, đã dùng hai máy ảnh để ghi nhận bức ảnh đoạt giải Pulitzer 1972 – một Leica và Nikon với ống kính dài. Nhưng bức ảnh gây chấn động thế giới đó đưa đến hai sự kiện. Nhằm mục đích tuyên truyền, chính quyền Hà Nội dùng lá bài Kim Phúc cho chiến dịch quảng bá phong trào chống chiến tranh. (Ghi chú: Chỉ bốn năm sau Việt Nam xua quân tiến chiếm Kampuchia.) Theo bài tự thuật “The Long Road To Forgiveness” Kim Phúc nói rằng cô bị gián đoạn học vấn để làm công cụ tuyên truyền cho nhà nước. Nhiều lần cô muốn tự vẫn vì cảm thấy mất thăng bằng trong cuộc sống cho đến khi nghiên cứu sách để tìm đường giải thoát tâm linh, cô đã đọc cuốn Thánh Kinh và sau đó cải đạo từ Cao Đài sang đạo Thiên Chúa. Năm 1986, Kim Phúc được xuất ngoại du học ngành dược và chữa trị vết phỏng ở Cuba. Đến 1992, Kim Phúc cùng chồng Bùi Huy Toàn đi hưởng tuần trăng mật ở Moskva, nước Nga; và khi máy bay đáp lấy xăng tại Newfoundland, Canada, bà và chồng đã trốn ở lại và xin tị nạn chính trị với chính quyền địa phương. Hiện gia đình Kim Phúc và hai con đang định cư tại Ontario, Canada. Nói về bức ảnh của Nick Út, Kim Phúc có lời nhắn với thế giới rằng “Xin đừng nhìn bé gái trong hình như sự than khóc vì sợ và đau đớn hãy xem đó như lời gào thét vì hòa bình.”

Tháng Tư, 1975 – Hôm đó là thứ Ba 29, tháng Tư, phóng viên ảnh Hugh Van Es, gốc Hòa Lan và làm việc cho hãng tin UPI ở Sài Gòn. Ông dùng máy ảnh Nikon, gắn ống kính 300 mm và chĩa về phía nóc nhà kế cận, nơi một chiếc trực thăng của Air America đang chuẩn bị di tản một nhóm hành khách - để rồi ra trở thành cuộc di tản quy mô nhất bằng máy bay trực thăng trong lịch sử. Đó là bức ảnh ghi dấu chương cuối của miền Nam Việt Nam. Một ngày sau đó cuộc chiến Việt Nam – còn được gọi là cuộc chiến “Chống Mỹ cứu nước” chấm dứt. Tuy được chụp ở nơi khác tại Sài Gòn, rất nhiều người lầm tưởng bức hình được chụp sân thượng sứ quán Mỹ trên đường Thống Nhất.

Điều thú vị là 30 năm sau, nhiếp ảnh gia Van Es đã trở lại Việt Nam để viếng thăm những nơi ông và đồng nghiệp từng công tác như đồi Hamburger Hill … Ông kể rằng khi viếng Nhà Bảo Tàng Tội Ác Chiến Tranh, ông thấy bản sao của một bức hình do chính ông chụp ghi nhận cảnh binh lính đơn vị nhảy dù Mỹ 173rd Airborne đang tiến quân thì chú thích tại nơi triển lãm lại đề ngược là “đang tháo chạy.” Ông Van Es cho giới chức liên hệ xem bản gốc với yêu cầu sửa lời chú là “đang tiến quân”. Lẽ dĩ nhiên ông bị từ chối. Phát biểu về vấn đề này ông nói: “Tôi chụp những bức hình đó cho thế hệ mai sau, cho lịch sử, và tôi không cho phép họ xuyên tạc lịch sử nhằm mục tiêu tuyên truyền.” Ông nói thêm rằng “vết thương chiến tranh cần nhiều thời gian để hàn gắn. Vào lúc nào đó, tôi sẽ cố gắng lần nữa.”

1975 – 2010 Eddie Adams qua đời năm 2004, Hugh Van Es năm 2009, Huỳnh Công Út vẫn gắn bó với Associated Press. Hoa Kỳ bỏ cấm vận (1994) và tái lập bang giao với Việt Nam 1995. Năm 2001 hai bên ký thỏa ước mậu dịch song phương mang hai nước cựu thù xích lại gần nhau hơn cho dù 1,319 binh sĩ Mỹ vẫn bị xem là mất tích tại Việt Nam trên tổng số 1,731 trong vùng Đông Nam Á. Trong cùng lúc nhiều thành phố Mỹ - Việt đã kết nghĩa chị em: San Francisco/ TP.HCM, Newport Beach/Vũng Tàu Bà Rịa, Seattle/Hải Phòng, Pittsburgh/Đà Nẵng, New Haven, Honolulu/Huế, Madison/Bắc Giang và mới đây nhất là đề nghị kết nghĩa hai sông Mississippi/Mekong. Nhưng không phải tất cả người Mỹ đều hồ hởi với chuyện kết nghĩa; tại Fayetteville, North Carolina nơi có trung tâm huấn luyện Fort Bragg, nhiều cựu quân nhân tại đây không hài lòng với việc thành phố của họ kết nghĩa với Sóc Trăng - nhất là hội cựu binh sĩ Sư Đoàn 82 Nhảy Dù. Một số quân nhân xuất thân từ Fort Bragg từng đóng quân tại phi trường Sóc Trăng thời chiến tranh. Còn Sài Gòn sau bước ngoặt lịch sử 30 tháng Tư - như mọi người đều biết, được thay căn cước và sổ gia đình bằng chứng minh nhân dân và hộ khẩu, triệt để xóa bỏ tầng lớp tư sản mại bản, cải tạo công thương nghiệp tư doanh và tập thể hoá nông nghiệp để tiến nhanh tiến mạnh lên xã hội chủ nghĩa, nhưng rồi lại được sửa sai lầm để chuyển sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Với thời gian Sài Gòn vươn cao hơn, rộng hơn, đông hơn, ùn tắc hơn và cũng … ngập nước nhiều hơn. Giai cấp tư sản (đỏ) ngày càng nhiều và giàu gấp bội giới tư sản mại bản trước kia. Trong khi đó việc hòa hợp hòa giải vẫn (mãi mãi) là ảo tưởng. Một bên rập khuôn nhắc đi nhắc lại và kêu gọi tất cả người dân Việt Nam yêu nước, không phân biệt quá khứ, dân tộc, tôn giáo, hoàn cảnh kinh tế và cả những nhận thức, ý kiến còn khác nhau cùng đoàn kết, chung sức chung lòng xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc vv … ­ dù biết rằng chẳng kết quả nào, chẳng ai tin, còn bên kia chỉ đợi dịp là phất cờ vàng xuống đường biểu tình chống đối. Và người Việt hải ngoại cùng Việt kiều yêu nước vẫn về nước, gửi tiền về quê nhà hà rầm (8 - 10 tỉ đô-la theo Ủy Ban về Nguời Việt ở Nước Ngoài). Chỉ có điều những từ xấu xa như “chế độ Mỹ ngụy, ngụy quân ngụy quyền, ôm chân đế quốc, tay sai tư bản Mỹ …” được thay bằng “không có người Việt Nam chiến thắng hay người Việt Nam thua. Đấy là chiến thắng chung của cả dân tộc, khúc ruột ngàn dặm, một bộ phận không thể tách rời, một phần máu thịt của Việt Nam … và Nghị Quyết 36.”

Ex-Refugees Return to Vietnam after Finding Success in America

Andrew Lam

New America Media

SAN FRANCISCO — Nguyen Qui Duc, a Vietnamese refugee who became an American radio host and the author of the memoir Where the Ashes Are, has found yet another incarnation in his mid-50s: Bar owner and art curator in Hanoi, Vietnam. Why would he come back to the country from which he once fled? “Home is where there’s a sense of connection, of family, of community,” he said after struggling to find a single answer. “And I found it here.”
Duc is one of nearly 500,000 Viet Kieu — Vietnamese living overseas — who return to Vietnam yearly, many only to visit relatives, but others increasingly to work, invest and retire. The majority of the people who return are from the United States, where the largest Vietnamese population overseas resides. Indeed, 35 years after the Vietnam War ended, the Vietnamese diaspora is now falling slowly, but surely, back into Vietnam’s orbit.
Not long ago, a Vietnamese overseas had little more than nostalgic memories to keep cultural ties alive. During the Cold War, letters sent from the United States could take half a year to reach their recipients in Vietnam. Today, however, 15 years after the United States normalized diplomatic ties with Vietnam, and three years after Vietnam joined the World Trade Organization, Hanoi is but an 18-hour flight from Los Angeles, and Vietnamese at home and overseas chat online, text message one another, talk on Skype or call each other on the cell phone. Tourism from Vietnam to the United States, too, is increasingly the norm. Hanoi is even considering granting dual citizenship to the Viet Kieu to spur further repatriation.

Vietnamese overseas are playing an important role in Vietnam’s economic life. According to Vietnam’s Chamber of Commerce, in 2008, despite the slowdown in the world economy, Vietnam received overseas aid of more than $7.4 billion. The Vietnamese government said that the diaspora is reducing poverty and spurring economic development. Official development assistance pledged to Vietnam in 2008 by international donors was $5 billion; the overseas population contributed $2.4 billion more.
“But the overseas influence on Vietnam is for more than just remittances,” said Duy Tran, a Viet Kieu businessman visiting Vietnam from Los Angeles. Nguyen who was once a “boat person,” a common term for Vietnamese refugees in the 1970s, said he left Vietnam because his cousin sent home photos of her new life in America showing sports cars and high-rise buildings and wealth Vietnamese Americans. “I followed her footsteps. I knew if she could become successful, so could I.”
Vuot bien, the Vietnamese phrase meaning to escape or to cross the border, became a household word in the 1980s, Nguyen said. “Everyone wanted to vuot bien and come to America.” Now? “Now,” he said, laughing, “now I’m back to invest in real estate.”

The irony is that in the 21st century many are now looking at Vietnam as the next big investment opportunity. Vietnam’s economy is second only to China in term of growth in Asia. Victor Luu, who fled Vietnam a day before Saigon (now Ho Chi Minh City) fell to communist tanks on April 30, 1975, has become a successful software engineer who participated in several start-up companies in California’s Silicon Valley. In 2006, he returned to his hometown and founded Siglaz, a software company with more than 50 employees. In his new office in a tall building in an area near the airport called E-Town, Luu could see the runway from which his plane full of panicked refugees took off 35 years ago. Of his workers, he said,” They are a very quick learner, and they have a lot of these Ph.D.s, went to Russia studying, and came back with very high degree in math, artificial intelligence. And these are the people that end up in our company. “ Then Luu added, I fully believe in Vietnam. The future is here. And I want to help it happen.”

Diep Vuong, a cum laude graduate of Harvard University with a degree in economics, left Vietnam as a boat person in 1979, but came back five years ago to help fight against human trafficking in her home province, An Giang in the Mekong Delta. “I always remember my mother saying to us that we were born Vietnamese for a reason, and it is up to us to figure out what that reason is,” said Diep.
As the rich-poor gap in Vietnam has widened considerably with the growth of Vietnam’s economy, human trafficking has become a problem. Vuong’s programs are part of the Pacific Links Foundation effort to empower young women, provide education, skill training, scholarship and shelter to those at risk. “Increasingly, Vietnamese Americans are playing central roles in the philanthropy sector,” she said. “As for me, I can’t just sit and do nothing. Any of those girls being sold to Cambodia or China could be a cousin, or a child of an old friend.”

Yet there’s another form of Viet Kieu contribution that is not so tangible, but arguably just as important. Nguyen Qui Duc’s bar, Tadioto, a three-story narrow, tube house on Trieu Viet Vuong Street in Hanoi, has become a gathering place for artists and writers and intellectuals — expatriates and locals alike. Avant garde arts pieces hang on the wall or stand alone in the middle of rooms, including a green mannequin lying in an open glass coffin reminiscent of Ho Chi Minh’s mausoleum. “I think I am pushing some envelopes. I am talking about issues that are generally not talked about, like human rights, like democracy.”
Visitors to Tadioto include people from diplomatic community, including some ambassadors and human rights workers.
“Public space is not yet what it should be in Vietnam,” Duc added. “I’m aiming to change that — to bring real dialogue between different people.”
Each week at Duc’s bar, Vietnamese-American poets and writers share their experiences with their Vietnamese counterparts. And with more Viet Kieu coming home to work and invest, that dialogue will continue only to grow and, who knows, might very well spur the new direction of the country.

NAM editor, Andrew Lam, author of Perfume Dreams: Reflections on the Vietnamese Diasporareturned to Vietnam with the Newshour, to follow the lives of several Vietnamese Americans.