Thursday, September 30, 2010

Da Cam: Vết Thương Chưa Lành

Đức Hà

Chiến tranh Việt Nam chấm dứt nay đã 35 năm hơn, và mối quan hệ giữa hai nước cựu thù ngày càng trở nên tốt đẹp tuy vậy một cuộc chiến khác, tàn khốc không kém, vẫn âm ỉ hủy hoại con người và có thể còn tiếp diễn sang nhiều thế hệ nữa. Vấn đề nghiêm trọng này đang được cả hai phía Mỹ - Việt rốt ráo tìm cách giải quyết hầu có thể khép lại trang sử đau buồn cuối cùng.
Trong chuyến công du Hà Nội hồi tháng Bảy, Ngoại Trưởng Hillary Clinton cam kết Hoa Kỳ sẽ tích cực hợp tác giải quyết hệ quả của cuộc chiến liên quan đến hóa chất diệt cỏ từng được quân đội Mỹ sử dụng tước đây. Trong cùng lúc tại Mỹ, Bộ Cựu Chiến Binh cũng nhìn nhận 14 loại bệnh để được hưởng các khoản bồi thường và dự kiến liệt kê thêm bệnh tim, ung thư máu và Parkinson’s.
Thành quả đạt được ngày hôm nay là nỗ lực đấu tranh lâu dài và kiên trì của nhiều cá nhân, nhiều tổ chức thiện nguyện và phi chánh phủ. Tham gia vào cuộc vận động này có một người Mỹ gốc Việt, Giáo Sư Tiến Sĩ Ngô Thanh Nhàn thuộc đại học New York University. Tình thương đồng loại và tình bạn đã đưa đẩy ông đến với các nạn nhân Mỹ và Việt:
“Tôi có nhiều bạn cựu chiến binh Mỹ tham gia chiến tranh Việt Nam từ những năm 1968, và nhiều bạn cựu chiến binh Mỹ có mặt trong các cuộc chiến khác. Nhiều người chết vì Chất Da Cam, nhiều người sống trong bệnh tật. Nói chung họ nghèo. Vụ kiện của họ trong những năm 1980’s không thành công và vấn đề Da Cam bị quên lãng. Có người trước đây nhất định không khai bệnh nhưng nay tuổi già, bắt đầu phải khai báo trong lúc chính sách của Bộ Cựu Chiến Binh Mỹ cũng rộng rãi hơn.”

Và khi Việt Nam khởi kiện 37 công ty hoá chất tại tòa án Mỹ năm 2004, Hội Cựu chiến Binh Vì Hòa bình (Veterans For Peace) kêu gọi thành lập cuộc Vận Động Cứu Trợ và Trách Nhiệm đối với Nạn Nhân Chất Da Cam Việt Nam - Vietnam Agent Orange Relief & Responsibility Campaign, Giáo Sư Nhàn trở thành một trong những người chính tham gia cuộc vận động với trang nhà http://www.vn-agentorange.org là tiếng nói chính thức của cuộc vận động.
Ông cho biết dự án hoạt động ra đời ngày 27 tháng Giêng 2005 nhắm vào ba đối tượng nạn nhân là cựu chiến binh Mỹ và con cháu nhiễm bệnh, nạn nhân người Việt tại Mỹ cùng gia đình, và nạn nhân ở Việt Nam thuộc nhiều thế hệ.
Nhưng cho đến nay chỉ có cựu quân nhân Hoa Kỳ và nạn nhân ở Việt Nam đạt được nguyện vọng. Nạn nhân Da Cam trong cộng đồng Việt ở Mỹ không được nhắc tới.

Câu Chuyện Da Cam

Trong suốt 10 năm từ 1961 đến 1971, quân đội Mỹ đã rải 20 triệu gallons hóa chất diệt cỏ tại Nam Việt Nam, và vùng biên giới sát với Kampuchia và Lào. Ước lượng 10% diện tích của Miền Nam - từ vĩ tuyến 17 đến đồng bằng sông Cửu Long, bị rải thuốc chứa trong các thùng 55 gallons sơn vạch màu da cam với tỉ lệ gấp 13 lần nhiều hơn chỉ định. Phần lớn những sự tàn phá trên cây cỏ và rừng kéo dài cả chục năm mới có khả năng hồi phục, cho dù các thành phần hóa học của Chất Da Cam – không ảnh hưởng vào sức khỏe con người sẽ tan biến sau khi được phun ra. Nhưng có khoảng 2/3 lượng thuốc sử dụng bị nhiễm chất dioxin TCDD độc hại và đó mới là nguyên nhân chính yếu của nhiều dạng ung thư và hàng loạt các bệnh khác kể cả quái thai, sinh con khuyết tật. Có nơi tỉ lệ chất dioxin trong nước và đất gấp trăm lần mức chấp nhận được – phần lớn chung quanh các sân bay quân sự nơi tồn trữ kho hóa chất diệt cây cỏ. Tuy nhiên nếu tác hại của hóa chất khai quang trên môi trường có thể khắc phục được thì tác hại trên con người lại là một vấn đề nan giải vì có thể di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Bộ Cựu Chiến Binh Mỹ thống kê 2.6 triệu quân nhân Mỹ bị phơi nhiễm tác nhân Da Cam. Phía Việt Nam cho hay 4.8 triệu dân Việt bị nhiễm hóa chất độc, làm 400,000 người chết hay tàn tật và nửa triệu trẻ sinh ra dị tật. Còn một thành phần nữa là người Việt đang sống tại Mỹ trong đó có cựu quân nhân và thường dân - không thể có khả năng miễn nhiễm khi tiếp xúc với hóa chất này thì chưa có con số nào được đưa ra. Trang web War Legacies – http://www.warlegacies.org viết rõ: “Hiện chưa có cuộc nghiên cứu nào về ảnh hưởng của Chất Da Cam/dioxin đối với sức khỏe của gần hai triệu người Mỹ gốc Việt.”
Sau khi xác định Chất Da Cam/dioxin có ảnh hưởng đến sức khỏe con người, Bộ Cựu Chiến Binh cho binh sĩ Mỹ tham chiến tại Việt Nam được hưởng nhiều quyền lợi kể cả chăm sóc sức khỏe và con cái nếu bị spina bifia (một dạng cong cột sống) hay dị tật dị dạng cũng được hưởng thêm các đặc lợi khác. Còn tại Việt Nam Hoa Kỳ tuy vẫn khẳng định không có chứng minh khoa học chính xác cho thấy có mối liên hệ trực tiếp giữa tác nhân Da Cam và sức khỏe con người, nhưng trong những năm gần đây đã có các cuộc thảo luận tích cực giữa hai phía nhằm khai thông vấn đề này.

Tháng Sáu vừa qua Nhóm Đối Thoại Việt – Mỹ cho phổ biến kế hoạch hành động kêu gọi chính phủ Mỹ và các nhà hảo tâm đóng góp một ngân khoản ước lượng 300 triệu đô-la trong vòng 10 năm tới để làm sạch môi trường và chữa trị cùng giúp đỡ những nạn nhân bị nghi ngờ có liên hệ đến hóa chất Da Cam/dioxin.
Về thành phần người Mỹ gốc Việt, Tiến Sĩ Nhàn giải thích:
“Khởi đầu, người Mỹ nghĩ chỉ có cựu chiến binh Mỹ bị nhiễm độc, cộng đồng người Việt im lặng, nên chúng tôi mời nạn nhân tại Việt Nam sang Mỹ và nói chuyện tại nhiều thành phố, đến tháng Bẩy vừa qua đoàn Việt Nam, gồm bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng và nạn nhân Trần Thị Hoan – sinh ra không có chân và thiếu một cánh tay, được mời điều trần tại Quốc Hội Mỹ.”
Ông Nhàn cho hay tất cả các nước khác có tham chiến tại Việt Nam như Nam Hàn, Úc, Tân Tây Lan, Canađa, và cả Anh đều được sự giúp đỡ ở nước họ. 

Nếu nhóm biệt kích của Nam Việt Nam khi định cư tại Mỹ sau cùng đều được bồi thường thì chuyện giúp đỡ các cựu quân nhân gốc Việt bị nhiễm Chất Da Cam/dioxin mới chỉ ở bước đầu: vận động.
Năm 2001, người ta thấy một bài viết trên báo Văn Nghệ Tiền Phong trong đó tác giả Đào Thạch Bích nêu câu hỏi về việc “… có nên tiếp tay vận động xin cho cựu chiến binh VNCH cũng được hưởng tiền bồi hoàn thiệt hại hay không.” Nhưng rồi dự án ngưng ở đó và rơi vào quên lãng - một phần cũng vì sự nhậy cảm gây nhiều tranh cãi của chuyện Da Cam. Ngay cả khi đoàn Việt Nam sang dự phiên tòa ở New York cũng bị đồng hương gốc Việt biểu tình chống đối. Những bài báo chỉ trích nhà nước Hà Nội lợi dụng chiến dịch Da Cam để mưu cầu tiền bạc, đánh lừa dư luận cũng như vu khống, mỵ dân tràn đầy trên mạng Internet.
Theo Giáo Sư Nhàn có thể nạn nhân Mỹ gốc Việt cũng không biết mình đang bị nhiễm chất dioxin: Ông giải thích:
“Theo tôi, các cuộc vận động về hậu quả của Chất Da Cam phải làm rõ và giúp nạn nhân thấu hiểu là họ bị nhiễm chất độc hại. Thông thường, nạn nhân của các độc tố ít khi biết mình nhiễm độc trừ phi có bác sĩ chuyên môn cho biết. Trước hết người Mỹ gốc Việt, nếu có thân nhân ở Việt Nam bị nhiễm, hay đã ở trong những vùng bị rải từ 1961-1971, nên đi khám bệnh và xem mình có bị một trong số 14 bệnh không.”
Ông Nhàn nhắc lại vào năm 2002 trước khi Tổng Thống Bill Clinton công du Việt Nam, một số người Việt đã thảo thư đề nghị ông không quên người Mỹ gốc Việt bị nhiễm Chất Da Cam, và đề nghị kiểm bệnh cho toàn thể cộng đồng người Việt tại Mỹ. Tuy nhiên, thư này không được toàn thể nhất trí, có người cho rằng thư này có lợi cho cộng sản, và vấn đề này đã bị xếp lại.

Khi hỏi vị giáo sư của đại học New York University rằng tại Mỹ có nạn nhân gốc Việt thực sự bị phơi nhiễm Da Cam/dioxin không, ông khẳng định là có:
“Trong những chuyến đi nhiều thành phố tại Mỹ với nạn nhân Da Cam Việt Nam, chúng tôi đã gặp nạn nhân người Mỹ gốc Việt và cả con cháu.  Phim “Agent Orange: 30 Years Later” của John Trịnh có phỏng vấn nạn nhân người Mỹ gốc Việt, là cựu chiến binh VNCH. Trong một nghiên cứu sức khoẻ cộng đồng người Việt tại Quận Bronx, do bệnh viện Đại Học New York tổ chức, chuyên viên thống kê phát hiện ba dạng bệnh có nhiều nhất trong cộng đồng, ba bệnh ấy nằm trong 14 bệnh được Bộ Cựu Chiến Binh Mỹ công nhận có gốc từ Chất Da Cam.”
Cũng vậy khi ra điều tại Quốc Hội Mỹ hồi mới đây, Bác Sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng, thành viên của Nhóm Đối Thoại và cũng là đại diện cho Hội Nạn Nhân Chất Độc Da Cam/Dioxin Việt Nam kêu gọi đừng bỏ quên những công dân Mỹ gốc Việt. Bà nói rằng một số trong hơn một triệu người trong cộng đồng Việt tại Mỹ đang đau khổ vì ảnh hưởng của Chất Da Cam và rất cần sự chăm sóc y tế.

Sau cùng để mọi người ý thức hơn nữa tầm nghiêm trọng của vấn đề này, Tiến Sĩ Ngô Thanh Nhàn kêu gọi mọi người hãy cùng nhau lên tiếng:
“Chúng tôi đang kêu gọi ký tên vào thư gửi Quốc Hội Mỹ, ủng hộ việc thông qua dự luật tổng thể chữa trị cho mọi nạn nhân Da Cam. Xin mời tham gia ký tên tại địa chỉ http://www.vn-agentorange.org/postcard_sign.php.”

Wednesday, September 22, 2010

Ăn Mặn – Khát Nước

Ngọc Thụy





Biết rằng ăn mặn sẽ khát nhưng vì thói quen, vì sở thích người ta vẫn tiếp tục ăn mặn và không phải cha ăn mạn con mới khát như thường nói mà ngay chính bản thân bị khát do … các biến chứng của tim. Nghiên cứu y học mới nhất của đại học University of California ở San Francisco nói rằng chỉ cần hàng ngày giảm mức tiêu thụ muối – khoảng hơn muỗng cà-phê, sẽ ngăn được 66,000 ca đột quỵ (stroke), 99,000 ca nhồi máu cơ tim (heart attack) và 92,000 ca tử vong trong một năm tại Hoa Kỳ. Đồng thời cũng tiết kiệm được 24 tỉ đô-la chi phí chữa trị.
Theo tác giả cuộc điều tra, người tiêu thụ có mối quan tâm đến thực phẩm và dinh dưỡng thường để ý xem nhãn hiệu trên bao bì và cân nhắc về lượng calorie hay mỡ trans fat (không bão hòa) trong món ăn mà không để ý đến lượng muối hay đường. Bằng sơ đồ thực hiện trên máy vi tính, các khoa học gia có thể ước tính hệ quả của bệnh tim mạch tác hại trên người tuổi từ 35 đến 84 và gợi ý rằng chỉ cần giảm ăn 1 gram muối mỗi ngày trong 10 năm sắp tới sẽ hiệu quả và rẻ hơn trị bệnh cao huyết áp bằng loại thuốc rẻ tiền nhất.
Nhằm tránh tình trạng béo phì ngày một gia tăng và giảm bớt các bệnh về tim mạch có nguồn gốc từ muối, tổ chức Y Tế Quốc Tế WHO, cơ quan USDA Mỹ đều khuyến cáo người dân bớt ăn đường và muối. Về lượng đường, tiêu chuẩn lý tưởng là không quá 40 gram/ngày – đây là lượng đường ăn thêm (có trong nuớc ngọt, bánh, kẹo) khác với đường có sẵn trong gạo, trái cây… Về muối có trọng lượng chuẩn là 5 grams/ngày (WHO), 5.8 grams/ngày (USDA).


Thật ra muối không chỉ tác hại đến tim mạch mà còn ảnh hưởng đến nhiều bộ phận khác trong cơ thể. Giáo Sư Franz Messerli, giám đốc chương trình nghiên cứu bệnh huyết áp cao tại bệnh viện St. Luke’s Roosevelt Hospital nhấn mạnh rằng giảm ăn mặn mang lại nhiều lợi ích. Ông nói: “Vì giảm lượng muối tiêu thụ có tác động trực tiếp đến tim, não bộ, thận và cũng giảm khả năng bị ung thư bao tử và loãng xương.”
Với người Mỹ trung bình, vấn đề giảm bớt muối là điều khó thực hiện khi các loại thực phẩm biến chế từ nhà máy hay thực phẩm bán tại nhà hàng ăn đều được nêm nếm hơi quá … mặn mà. Tài liệu cho thấy từ 75 đến 80% muối đều từ thực phẩm chế biến mà ra và lượng muối tiêu thụ hàng ngày từ 10.4 gram/ngày (nam) đến 7.3 gram/ngay (nữ) và ngày càng tăng nhiều hơn. Vì vậy nhiều công ty thực phẩm đã bắt đầu kế hoạch giảm bớt muối và đường trong sản phẩm đưa ra thị trường.
Công ty PepsiCo. Inc. dự kiến thương vụ các loại thực phẩm lành sẽ tăng gấp ba trong thời gian sắp tới, đồng thời cũng bắt đầu điều chỉnh nguyên liệu trong thực phẩm chế biến như:
Đến năm 2015, giảm bớt 25% muối/phần ăn trong các mặt hàng chủ lực; đến 2020 giảm 25% đường trong nước giải khát; giảm trung bình 15% chất béo saturated trong thực phẩm; và tăng các mặt hàng làm bằng hạt whole grain, rau quả, trái cây, các loại hạt. Pespsi dự kiến mở rộng khâu sản xuất các thương hiệu lành như Quaker, nước uống Naked juice, Tropicana, trà Tazo … và nghiên cứu các loại đường có tỉ lệ calorie thấp hoặc không tạo ra calorie, cũng như các loại muối không hại. Pepsi sẽ ngưng bán nước giải khát có đường full-sugar tại các trường học toàn thế giới kể từ 2012. Công ty thực phẩm chế biến khổng lồ Kraft cho biết cũng sẽ giảm 10% muối trong các mặt hàng bán tại Bắc Mỹ trong vòng hai năm tới. Còn tại căn cứ tiền tuyến của quân đội Mỹ ở Kandahar, Afghanistan, lệnh mới ban hành buộc các tiệm bán thức ăn nhanh như Burger King, Pizza Hut, Dairy Queen và T.G.I.F. trong khu dân sinh Boardwalk phải đóng cửa, nêu lý do việc chuyển vận thực phẩm cho hệ thống quán ăn này gây trở ngại không ít cho việc không vận quân khí cụ ra chiến trường.

Monday, September 20, 2010

35 Years After War's End, Vietnamese Diaspora Finds Its Way Home

Andrew Lam

Nguyen Qui Duc, a Vietnamese refugee who became an American radio host and the author of the memoir Where the Ashes Are, has found yet another incarnation in his mid-50s: Bar owner and art curator in Hanoi, Vietnam. Why would he come back to the country from which he once fled? “Home is where there’s a sense of connection, of family, of community,” he said after struggling to find a single answer. “And I found it here.”
But Duc is not alone. Every year, nearly 500,000 Viet Kieu—Vietnamese living overseas—return to Vietnam, many only to visit relatives, but others increasingly to work, invest and retire. The majority of them are from the United States, where the largest Vietnamese immigrant population resides. Indeed, 35 years after the Vietnam War ended, the Vietnamese Diaspora is now falling slowly, but surely, back into Vietnam’s orbit.

Not long ago, a Vietnamese living abroad had little more than nostalgic memories to keep cultural ties alive. During the Cold War, letters from the United States could take half a year to reach Vietnam. But 15 years after the United States normalized diplomatic ties with Vietnam, and three years after Vietnam joined the World Trade Organization, Hanoi is but an 18-hour flight from Los Angeles, and Vietnamese thousands of miles apart chat online, talk on Skype, and text or call each other on the cell phone. Tourism from Vietnam to the United States is increasingly common. Hanoi is even considering granting dual citizenship to the Viet Kieu to encourage further repatriation.
Duc, like many Vietnamese overseas, is playing an important role in Vietnam’s economic and cultural life. In 2008, despite the global economic slowdown, Vietnam received more than $7 billion in remittances from immigrants living abroad, according to news reports.
That same year, the country’s Chamber of Commerce reported some $5 billion in pledges by international donors for official development assistance.

The Vietnamese government has credited the Diaspora with reducing poverty and spurring economic development. “But the overseas influence on Vietnam is for more than just remittances,” said Duy Tran, a Viet Kieu businessman visiting from Los Angeles.
Tran said he fled as a boat person in the late 70s because his cousin sent home photos of her new life in America showing sports cars and high-rise buildings and wealthy Vietnamese Americans. “I followed her footsteps. I knew if she could become successful, so could I.”
Vuot bien, the Vietnamese phrase meaning to escape or to cross the border, became a household word in the 1980s, Tran said. “Everyone wanted to vuot bien and come to America.” Now? “Now,” he said, laughing, “I’m back to invest in real estate.”
The irony is that in the 21st century, many are looking at Vietnam as the next big investment opportunity. Vietnam has the second-fastest-growing economy in Asia, after China. It ranks 20th in thew world in terns of Internet access.

Victor Luu, who fled Vietnam a day before Saigon (now Ho Chi Minh City) fell to communist tanks on April 30, 1975, has become a successful software engineer who participated in several start-ups in California’s Silicon Valley. In 2006, he returned to his hometown and founded Siglaz, a software company with more than 50 employees. In his new office in a tall building in an area near the airport called E-Town, Luu could see the runway from which his plane full of panicked refugees took off 35 years ago. Of his workers, he said, “They are very quick learners, and they have a lot of Ph.Ds. [Many] went to Russia to study, and came back with very high degrees in math [and] artificial intelligence. These are the people [who] end up in our company.”
“I fully believe in Vietnam,” he added. “The future is here. And I want to help it happen.”

Diep Vuong, a cum laude graduate of Harvard University with a degree in economics, left Vietnam as a boat person in 1979, but came back five years ago to help fight human trafficking in her home province, An Giang in the Mekong Delta. “I always remember my mother saying to us that we were born Vietnamese for a reason, and it is up to us to figure out what that reason is,” she said.
As the rich-poor gap in Vietnam has widened with the growth of the economy, human trafficking has become a scourge. Vuong’s programs are part of the Pacific Links Foundation’s effort to empower young women, providing education, skills training, scholarships and shelter to those at risk. “Increasingly, Vietnamese Americans are playing central roles in the philanthropy sector,” she said. “As for me, I can’t just sit and do nothing. Any of those girls being sold to Cambodia or China could be a cousin or a child of an old friend.”

There’s another form of Viet Kieu contribution that is not so tangible, but arguably just as important. Nguyen Qui Duc’s bar, Tadioto, a narrow, three-story “tube” house on Trieu Viet Vuong Street in Hanoi, has become a gathering place for artists, writers and intellectuals—expatriates and locals alike. Avant garde pieces hang on walls or stand in the middle of rooms, including a green mannequin lying in an open glass coffin reminiscent of Ho Chi Minh’s mausoleum. “I think I am pushing some envelopes. I am talking about issues that are generally not talked about.”
Visitors to Tadioto include ambassadors, human rights workers, and other members of the diplomatic communities. “Public space is not yet what it should be in Vietnam,” Duc added. “I’m aiming to change that—to bring real dialogue between different people.”


Andrew Lam is editor of New America Media and author of "East Eats West: Writing in Two Hemispheres."  Check here for his speaking events in the west coast.

Friday, September 17, 2010

Renaissance Journalism Center’s LearningLAB


You are invited to participate in the LearningLAB, the Renaissance Journalism Center’s multimedia training conference for the community and ethnic media and nonprofit organizations.  it will be held Friday and Saturday, October 1-2, from 9am-4pm at San Francisco State University’s College of Extended Learning, 835 Market Street, San Francisco.  Please check out the conference website for details: http://rjclearninglab.com/.

On Friday, participants choose from a wide selection of in-depth workshops on new media skills and social networking strategies, taught by leading trainers in multimedia and social media.

Workshop topics include: Video storytelling on the Web; Audio on the Web: learn to use digital recorders and editing software, and how to publish online using free tools; WordPress websites and blogs on a shoestring budget; Social Media—two offerings, one for beginners and one for those with more advanced skills; Introduction to micro-volunteering and crowd-sourcing for community journalism projects; Get the most out of your Web searches using free Google products; and much, much more!

On Saturday, we are offering  two intensive all-day boot camps—one in English and one in Spanish—facilitated by Oakland Local and Nuestra Voz, respectively. In each boot camp, you get the opportunity to try your hand at producing a multimedia story from start to finish, even uploading your finished story to the Web.

The regular registration fee is $30 for the Friday workshops and $30 for each bootcamp.

Wednesday, September 8, 2010

Could Viet Nam be America’s New Counterweight to China?

Lam Quang Thi

When Hillary Clinton told the ASEAN regional forum in Hanoi last July that it was in the United States’ interest that sovereignty issues in the Eastern Sea be settled by negotiations, not force, it sent a shockwave through the region. Unlike her husband’s conciliatory stance vis-à-vis an expanding China, the Secretary of State seemed ready to challenge China’s dominance in the Eastern Sea when she declared, “We oppose the use or threat of force by any claimant.” Now the United States is making good on its promise by engaging in joint military exercises with China’s neighbor, Viet Nam.

Her declaration struck a special chord in Viet Nam, the country most affected by China’s aggressiveness. Viet Nam’s skirmish with China resulted in the near depletion of Viet Nam’s navy in 1988.

The Chinese navy, in fact, frequently killed or harassed Vietnamese fishermen operating within Viet Nam’s territorial waters. These incidents added to a consistent pattern of Chinese expansionism: conquest of the Paracel Islands in 1974; occupation of the Spratly archipelago in 1979; and annexation of the 12,000 square meters of territorial waters in the Vinh Bac Bo (Gulf of Tonkin) conceded by Hanoi, under the 2000 Vinh Bac Bo Pact.

Young Vietnamese flocked to Internet chat rooms to hail the new U.S. assertiveness as a necessary counter-weight approach to Chinese expansionism. One reporter wrote that Hillary Clinton’s statement “lit up the faces of people deadlocked and saddened by the risk of losing the country entirely.” One Vietnamese journalist reported that he would write a letter to President Obama to commend him for his firmness in dealing with the new Chinese threat in South-East Asia.

To add teeth to Clinton’s statement, the heavily armed super aircraft carrier, George Washington, made its way through the Eastern Sea along Viet Nam’s coast in August -- after a high profile exercise with the South Korean navy following the sinking of a South Korean warship allegedly by a North Korean torpedo. A group of high-ranking Vietnamese military and civilian officials was flown onto the aircraft carrier cruising 200 miles off the port of Danang, the site of the landing of the first contingent of American marines in March 1965. Two days after the George Washington stop, on August 10, the USS John McCain destroyer paid a port call to Danang to participate in training exercises with the Vietnamese navy.

However, what angered China most was not the U.S. navy port calls to Viet Nam but reports of a controversial U.S.-Viet Nam nuclear fuel and technology deal that could allow Viet Nam to enrich uranium on its soil. A nuclear-armed Viet Nam, in the long run, would constitute a far more formidable deterrent to China’s territorial ambitions than it is now.

Lost amid the new geopolitical realignment and rising US-Sino tensions in South-East Asia, however, is the fact that Viet Nam is itself caught in an insoluble political dilemma. There is a saying in political circles in Viet Nam that if you appease China you lose the country, but if you follow the United States you lose the Communist Party because the influx of new ideas, technology and money would accelerate a democratization that could ultimately bring down the corrupt and unpopular regime.

For Viet Nam communist leaders, it is a lose-lose situation because the continuous erosion of the nation’s territorial integrity could trigger a popular uprising and even a revolt within the army that had fought a bloody border war against China in 1979 and has grown increasingly frustrated with the party leadership’s subservience to Viet Nam’s historic enemy to the north.

As for the United States, it is once again in a position to exert its leverage in this strategic area of the world. By conditioning the granting of military support on the improvement of Hanoi’s human rights record, the United States could help ensure a free and democratic Viet Nam that would be better able to stand up to Chinese expansionism.

Ironically, 35 years after its humiliating defeat, the United States – without firing a shot -- is closer than ever to realizing its original goal of an independent and non-Communist Viet Nam for which 58,000 Americans and hundreds of thousands South Vietnamese have given their lives.

Thi Lam, a former general in the South Vietnamese army, is the author of "The Twenty-five Year Century: A South Vietnamese General Remembers the Indochina War to the Fall of Saigon" and most recently, "Hell in An Loc: The 1972 Easter Invasion and the Battle That Saved South Viet Nam."

Thursday, September 2, 2010

Trần Thị Hoan: Người Nhiều May Mắn

Đức Hà

LÀNG HÒA BÌNH II, Vietnam – Khi Trần Thị Hoan thức giấc vào mỗi buổi sáng để bắt đầu một ngày mới đầy sức sống thì Hoan là một cô gái hạnh phúc và may mắn hơn rất nhiều người cùng hoàn cảnh nhưng lại không có cơ hội sống đến ngày mai. Thật vậy, ngoài việc được đi đây đó – kể cả đi Mỹ, Hoan sẽ tốt nghiệp ngành công nghệ tin học trong tháng này, và nếu không có gì thay đổi cô sẽ cộng tác với công ty Nokia Việt Nam. Rõ ràng Hoan có một cuộc sống. Ít ra thì Hoan cũng “tạm” gọi là một con người, biết nói, biết tư duy, biết giận, buồn, vui … cho dù Hoan được xem là một nạn nhân Da Cam, một hóa chất khai quang độc hại sử dụng trong chiến tranh.
“So với các em ở tại Làng Hòa Bình, cũng như ở các nơi khác thì Hoan là người may mắn nhứt, có bạn bè để chia xẻ niềm vui và được học hành đầy đủ,” cô gái 23 tuổi giải bày từ Làng Hòa Bình bên trong Bệnh Viện Từ Dũ, nơi cô về sống từ 16 năm nay. Làng Hòa Bình được thiết lập nhiều nơi ở Việt Nam, là một hệ thống cơ sở chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ khuyết tật – đa phần được cho là bị phơi nhiễm Chất Da Cam/dioxin.

Chân Dung

Trần Thị Hoan ra đời tại Đức Linh, thuộc tỉnh Bình Thuận. Cô giải thích:
“Mẹ sinh hai chị gái và một anh trai, tất cả đều giống như mọi nguời, đầy đủ chân tay. Thế rồi một hôm khi làm rẫy, mẹ cuốc nhằm một thùng sắt xì ra mùi khó chịu và ngã bệnh. Sau đó mẹ được đưa đến trạm xá khám thì biết đang mang thai.”
Thai nhi đó sau này mang tên Trần Thị Hoan.

Tất cả các bộ phận cơ thể, cho đến nay đều bình thuờng ngoại trừ Hoan không có hai chân và thiếu hẳn một phần cánh tay trái. Không rõ vì hít nhằm hơi độc nên sau đó người mẹ sanh con dị tật hay có thể bị nhiễm độc ở một nơi khác nhưng Hoan ra đời như vậy, và vào thời điểm đó chẳng ai biết Da Cam là gì và Hoan không phải là một trường hợp cá biệt. Phải nhiều năm sau, Bác Sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng, một thành viên của Hội Nạn Nhân Chất Độc Da Cam mới xác định là Hoan bị ảnh hưởng của hóa chất khai quang. Không rõ có bằng chứng khoa học nào kết nối hơi (độc) từ thùng sắt và việc sanh con dị tật của bà Bùi Thị Nguyên, mẹ của Hoan nhưng hai lần Hoan được cử đi Mỹ với tư cách là nạn nhân Da Cam.

Cho đến năm tám tuổi khi về sống trong Làng Hòa Bình ở Sài Gòn thì lúc đó Hoan mới có dịp tiếp cận với 60 em cùng hoàn cảnh với đủ các thứ bệnh và dị dạng như đầu phồng to, trán rộng quá khổ, không mắt, tay chân co quắp, không biết nói, chỉ nằm, không ngồi, không đứng, hư cột sống, không hậu môn … Những em này sống như vậy cho đến ngày chết hoặc chết bất cứ lúc nào vì một căn bệnh ung thư nào đó.
Việt Nam ước tính hiện có khoảng ba triệu người trong đó có 150,000 trẻ em bị ảnh hưởng Da Cam. Họ là con của binh sĩ miền Nam trước đây, của dân thường và dĩ nhiên cả con em của bộ đội từng tham gia đội quân giải phóng miền Nam. Con số 150,000 có thể chưa hoàn toàn chính xác – vì nhiều trẻ đã chết hoặc sinh sản thêm, nhưng nói rằng tất cả là nạn nhân Chất Da Cam thì cũng không có chứng minh khoa học chính xác.

Vì muốn có thêm một con trai nữa để đỡ đần khi về già, hai năm sau mẹ Hoan sanh một em trai. Bé này bị hội chứng thoát vị thành bụng (không có thành bụng) và tử vong ngay sau khi sanh. Đến năm 1990 mẹ Hoan sanh thêm một trai hoàn toàn bình thường. Khi gia đình Hoan không làm rẫy trên vùng đất đó nữa và một gia đình khác lại đến làm rẫy ngay tại đó thì không lâu sau người mẹ sinh hai con đều không phát triển chiều cao (khoảng 1,2 mét) nằm liệt giường, không nói được và thường xuyên bị nhức đầu, nhứt là khi thời tiết thay đổi; đứa kia ngủ suốt và bị suy dinh dưỡng. Hoan kể lại.
Cho đến bây giờ liệu vùng đất đó có bị cấm trồng trọt chưa là câu hỏi không có trả lời. Việt Nam không biết nơi nào bị rải thuốc, nơi nào từng là nơi tồn trữ thuốc khai quang cho đến khi nhận được các tài liệu của Bộ Quốc Phòng Mỹ. Chỉ vào lúc đó người dân định cư, sinh hoạt, ăn và uống hàng chục năm ngay trên vùng độc hại gần hay ngay trên các “điểm nóng” như sân bay Biên Hòa, Đà Nẵng, Phù Cát và nhiều nơi khác mới bị giải tỏa và di dời đi nơi khác.

Điều Trần

Trần Thị Hoan đi Mỹ lần đầu năm 2008 trong chuyến đi đòi hỏi công lý và tham gia các buổi tọa đàm tại 10 thành phố Mỹ. Lần hai vào tháng Bẩy vừa qua, cô được mời với tư cách là đại diện cho nạn nhân Da Cam Việt Nam. Tại Hạ Viện Mỹ, Hoan nói:
“Khi còn bé, tôi gặp nhiều khó khăn khi chơi đùa với bạn cùng lứa hay đi học. Vào lúc đó, không ai hiểu về Chất Da Cam. Người ta nghĩ rằng tình trạng của tôi là do nghiệp chướng của gia đình. Tuy nhiên khi về Sài Gòn sống chung với nhiều trẻ em khác tôi nhận thấy nhiều bạn đã qua đời chỉ vài năm sau khi sanh hoặc sống tật nguyền ít lâu rồi cũng chết.” Cô cho biết tiếp:
“Nạn nhân Chất Da Cam chết mỗi ngày và rất cần sự chăm sóc cùng giúp đỡ tức thì và Làng Hòa Bình nơi đã giúp các nạn nhân rất nhiều về vật chất và tinh thần không thể nào có khả năng chăm sóc nhiều trẻ hơn nữa và hàng trăm ngàn con người như vậy không được chăm sóc y khoa hầu như chỉ chờ ngày chết.”
Sau cùng thay mặt các nạn nhân Da Cam/dioxin, cô đặt vấn đề:
“Chúng tôi muốn rằng những người chịu trách nhiệm gây ra hậu quả kinh hoàng từ Chất Da Cam hãy lắng nghe những đớn đau khốn khổ của chúng tôi và có hành động đáp ứng. Các hãng sản xuất hóa chất và chính phủ Mỹ từng cho rải chất này phải có hành động đúng đắn. Đây là một vấn đề công lý và nhân đạo…”

Không chỉ điều trần trước Hạ Viện Mỹ, năm 2009 Trần Thị Hoan còn viết cả thư ngỏ gởi Tổng Thống Hoa Kỳ. Thư có đoạn:
“Xin nói riêng về bản thân tôi: thời đi học phổ thông, tôi từng mơ ước sẽ trở thành bác sĩ để về giúp bà con quê tôi vì quê tôi còn nghèo, nhưng tôi đã không thể thực hiện ước mơ ấy vì chất độc Da Cam đã cướp đi đôi chân và bàn tay trái của tôi, khiến cha mẹ tôi phải rơi bao giọt nước mắt vì xót xa trước hình hài của tôi; và ông nghĩ như thế nào nếu đến thế hệ con của tôi cũng bị như tôi, cũng bị cái thứ chất độc chết người ấy cướp đi hình hài nguyên vẹn, và biết đâu sẽ cướp luôn cả tính mạng của nó (nếu tôi lập gia đình)? Điều này tôi chỉ nói riêng về tôi, nhưng chắc cũng đủ để ông hình dung ra được những nỗi đau của bao bậc cha mẹ khác. Ông đã là cha của hai cô con gái xinh đẹp, hẳn ông rất hiểu tình yêu thương của các bậc cha mẹ dành cho con mình…”

Để giải quyết bóng ma chiến tranh còn sót lại giữa hai nước Việt – Mỹ, Nhóm Đối Thoại Việt Nam - Hoa Kỳ gồm các khoa học gia, người dân thường cùng với các nhà hoạch định chính sách vừa phổ biến một kế hoạch hành động kêu gọi chính phủ Mỹ và các nhà hảo tâm đóng góp một ngân khoản ước lượng 30 triệu đô-la mỗi năm trong vòng 10 năm tới để làm sạch môi trường bị nhiễm chất khai quang. Ngân khoản cũng được dùng để chữa trị và trợ giúp những nạn nhân bị nghi ngờ có liên hệ đến phát minh được báo Time liệt kê trong 50 phát minh tồi tệ nhất sau thuốc diệt sâu DDT.