Saturday, May 30, 2015

Chị Năm Mông-Rê-An



Đức Hà

MONTRÉAL (Canada) - Nếu có ai hỏi “Sao, dạo này sinh hoạt Chị Năm như thế nào rồi?” thì câu trả lời sẽ rất trong trắng ngây thơ cụ: “Chị Năm nào cơ?” Làm như không biết gì.
Quả thật vậy, Chị Năm - người tình không chân dung, người bạn không biết giận hờn ganh ghét, không nhỏng nhẻo, không vòi vĩnh, cứ đêm đến là đúng hẹn … của thủa thanh niên tràn đầy sinh lực từ lâu lắm rồi đã rời khỏi sân khấu lúc nửa khuya khi diễn viên chính rửa tay gác kiếm. Nói rõ hơn là kể từ khi trung ương bảo, địa phương dứt khoát không nghe. Chị Năm đã ca bài “Thúy đã đi rồi” nhưng hôm nay lại xuất hiện hiên ngang và hùng dũng mỹ miều đúng vào dịp tháng Năm tháng được mệnh danh là International Masturbation Month.

Tháng Năm

Cách nay đúng 20 năm, chính xác là vào ngày 7 tháng Năm, 1995 lần đầu tiên trên thế giới người ta đã chọn một ngày để vinh danh chuyện đó. Công ty Good Vibrations ở San Francisco chọn 7 tháng Năm là ngày bảo vệ quyền được làm bạn với Chị Năm. Lúc đó tên gọi là National Masturbation Day, còn có tên khác là International Masturbation Day. Câu chuyện bắt đầu khi Bộ Trưởng Y Tế thời Tổng Thống Clinton, bà Joycelyn Elders bị ngưng chức vì gợi ý rằng việc làm bạn với Chị Năm là một phần trong chương trình dạy dỗ về tình dục cho sinh viên học sinh. Bà chính thức rời khỏi nhiệm sở ngày 9 tháng Mười Hai, 1994. Thế là từ đó ngày International Masturbation Day được mở rộng và bao gồm nguyên tháng Năm; tên gọi chính thức cũng đổi thành International Masturbation Month. Không biết chuyện “năm, mười, mười lăm …” có thành một môn học ở trường lớp hay không nhưng rõ ràng là có sự khuyến khích động viên.

Journal Métro de Montréal

Nhật báo Journal Métro de Montréal - gọi tắt là Métro, thường được phát không cho hành khách đi xe điện ngẩm ở Montréal, và tự giới thiệu ngay trên manchette là có nhiều độc giả nhất trên đảo Montréal đã dành cả trang báo để vinh danh Chị Năm.
Trang 21, mục Sex Dans La Ville của tờ Métro ra ngày 19 tháng Năm chạy hàng tít lớn: “Guide de Masturbation pour Elle et pour Lui” – mời xem bài đăng trên trang mạng tại đây: 

tạm dịch:”Cẩm nang tự sướng cho nàng và cho chàng” (tự sướng ở đây phải hiểu nghĩa đen và chẳng dính dáng gì với từ selfie)
Xin được chuyển ngữ phần mở đầu thôi, phần nội dung quá nhiều chi tiết gợi cảm và nhậy cảm xin quý vị đọc thẳng giùm bằng Pháp ngữ từ link nói trên.

“Sexo. Bạn có biết là có nhiều điều thú vị cực kỳ với việc tự sướng không? Sự thật là như vậy đấy! Đó là một phương thức tuyệt vời để khám phá và tìm hiểu cơ thể, cũng như nắm bắt những ham muốn nào nhiều nhất của bản thân về tình dục và có cả ngàn lẻ một cách để nhập cuộc. Dưới đây là vài gợi ý nho nhỏ để bạn đạt được khoái cảm tối đa…”

Sau đó tác giả Véronique Vincelli đã dành hai phần Pour Elle (cho nàng) và Pour Lui (cho chàng) để mô tả cụ thể cách thức tự sướng hầu đạt đỉnh tối đa với nỗ lực tối thiểu. Tác giả nhấn mạnh là đừng nên hấp tấp vội vàng hầu nhanh chóng giải tỏa nỗi niềm dâng trào với nhịp độ ma-xát mỗi lúc mỗi tăng cao mà hãy từ tốn, nhẹ nhàng, chậm rãi khoan thai để hưởng trọn vẹn thời gian giao lưu với ... Chị Năm. Vincelli còn gợi ý rằng khi sắp sửa òa vỡ ở đỉnh cao thì hãy cố nín và dừng lại, hít thở thật sâu và bắt đầu lại như chưa có gì - và đó là cách tối ưu để giữ chân Chị Năm dài lâu.

Tuy là bàn chuyện tình dục nhưng rõ ràng bài viết không nhằm mục đích khiêu dâm, kích dục kiểu “Cô Giáo Thảo” vì ngay trang đầu tòa soạn báo Métro đã khẳng định tháng International Masturbation Month được thành hình nhằm phá bỏ những taboos trong vấn đề tự sướng qua trung gian cùa sự nhậy cảm và những cuộc thảo luận nghiêm chỉnh. Vì biên giới giữa chuyện kích dục và giáo dục giới tính rất mong manh cho nên hiểu thế nào cũng được tùy quan niệm khắt khe hay cởi mở tiến bộ của từng cá nhân.
Sau cùng thì với những thành quả đạt chất lượng cao của Chị Năm thì một nghị quyết vinh danh chị là điều cấp thiết phải làm.

Nghị Quyết

XÉT RẰNG, Chị Năm đã đóng góp nhiều công sức trong việc giải tỏa stress, những ấm ức không biết tỏ cùng ai, và là người tình không thể thiếu lúc nửa đêm về sáng; và

XÉT RẰNG, Chị Năm đã một mực thủy chung thắm thiết với chủ thể trong mọi hoàn cảnh, không phân biệt chính kiến hay xu hướng tình duc; và

XÉT RẰNG, Chị Năm là niềm hạnh phúc vô biên của mọi thế hệ thanh niên nam nữ dưới mọi chế độ. Sông có thể cạn, núi có thể mòn Chị Năm mãi mãi là niềm tin yêu và hy vong.

Bởi vậy, đề nghị toàn thể nhân dân một lòng ủng hộ nghị quyết công nhận:
Tháng Năm là tháng vinh danh Chị Năm để cùng hòa đồng với bè bạn khắp năm châu liên hoan mừng International Masturbation Month. 

Sunday, May 3, 2015

Ford's Finest Legacy



By Quang X. Pham
Saturday, December 30, 2006

Quang X. Pham, who was born in Saigon, served as a Marine pilot in the Persian Gulf War. He is a businessman and the author of "A Sense of Duty: My Father, My American Journey." 

"Today, America can regain the sense of pride that existed before Vietnam. But it cannot be achieved by refighting a war that is finished as far as America is concerned. . . . [T]hese events, tragic as they are, portend neither the end of the world nor of America's leadership in the world."
President Gerald R. Ford uttered those words in a speech at Tulane University on April 23, 1975, in the final days of Vietnam's long war. The rowdy crowd roared and gave him a standing ovation. The military draft had ended and American troops and POWs had returned home two years earlier. America had washed its hands of Vietnam, yet millions of lives were still at stake.

 Halfway around the world, my family experienced the unfolding of those tragic events in South Vietnam. For us, it was the worst of times. It seemed like the end of the world to me. I was only 10.
Dwight D. Eisenhower had sent American military advisers to Vietnam to help contain communism and prevent the "dominoes" from falling in Southeast Asia. John F. Kennedy dispatched thousands more in a graduated response to a burgeoning insurgency. Lyndon B. Johnson broke his promise not to send "American boys nine or ten thousand miles away from home to do what Asian boys ought to be doing for themselves." Richard M. Nixon prolonged the killing for another three years despite having a secret plan to end the longest American war ever.

In the end, after two decades of flailing diplomacy in that tiny peninsula, Gerald Ford dealt with the aftermath: empty guarantees made to an ally, promises he could not keep and a "peace with honor" that the congressional Watergate class would not enforce.
Years later Ford wrote a letter to the group of Marines who had evacuated the U.S. Embassy in Saigon. In it he said, "April 1975 was indeed the cruelest month. The passage of time has not dulled the ache of those days, the saddest of my public life."
But Ford became the savior to those lucky enough to escape the taking of Saigon by the North Vietnamese army. "I pray no American president is ever again faced with this grave option," Ford said at a public forum on the legacy of the Vietnam War 25 years later. "I still grieve over those we were unable to rescue." He added that he was thankful America was able to relocate 130,000 Vietnamese refugees (less than 1 percent of South Vietnam's population) and that "to do less would have added moral shame to humiliation."

My family and those other blessed South Vietnamese found ourselves stuck in refugee camps across the United States. Outside the camps, public sentiment against Vietnamese refugees ran high, although at the time we did not feel it directly. The book on Vietnam had been closed for most Americans until the refugees arrived in unprecedented numbers. Only the Hungarian and Cuban refugee resettlements were of comparable scale. Newspapers portrayed the country as split on what to do with the refugees.
In a May 1975 article in the New York Times, Sen. Robert Byrd (D-W.Va.) commented that "barmaids, prostitutes and criminals" should be screened out as "excludable categories." Sen. Joe Biden (D-Del.) "charged that the [Ford] Administration had not informed Congress adequately about the number of refugees" -- as if anyone actually knew during the chaotic evacuation. "I think the Vietnamese are better off in Vietnam," sniffed George McGovern in Newsweek.
At the time, unemployment in the United States hovered near double digits. Perhaps this had something to do with the anti-refugee emotion. In Larry Engelmann's "Tears Before the Rain: An Oral History of the Fall of South Vietnam," Julia Vadala Taft, head of the interagency task force for refugee resettlement, recalled such opposition. "The new governor of California, Jerry Brown, was very concerned about refugees settling in his state. Brown even attempted to prevent planes carrying refugees from landing at Travis Air Force Base near Sacramento. . . . The secretary of health and welfare, Mario Obledo, felt that this addition of a large minority group would be unwelcome in California. And he said that they already had a large population of Hispanics, Filipinos, blacks, and other minorities."

The refugees were extremely fortunate. Our biggest supporter, outside of Julia Taft, was the president of the United States. Even though he had described the Vietnam conflict as "a war that is finished as far as America is concerned," Ford's attention was now focused on the refugees. In May 1975 he visited the camps, and soon after refugees began leaving to start new lives across America. The government wanted to disperse the refugees to spread the cost among many states and communities. By Christmas of that year, all refugee camps had been closed, and the refugees were resettled in every state.
I am not aware of any other politicians, antiwar protesters, esteemed journalists or celebrities visiting Fort Chaffee, Ark., where my family was temporarily housed for two months. But Gerald Ford did.
April 1975 was indeed the cruelest month for us. But thanks to President Ford's leadership, we experienced America's kindness and generosity during our darkest days. We owe him our deepest gratitude in remembrance.
© 2006 Quang X. Pham
"This op-ed first appeared in The Washington Post."



Di Sản Tuyệt Vời Nhứt của Tổng Thống Ford

Quang X. Phạm

LTS: Phạm Xuân Quang, một phi công Thủy Quân Lục Chiến thời chiến tranh Vùng Vịnh và tác giả tập hồi ký “A Sense of Duty: My Father, My American Journey,” hiện là một doanh nhân ở Nam California. 
Bài xã luận “Ford’s Finest Legacy” của Phạm Xuân Quang trên báo Washington Post ngày 30 tháng Mười Hai, 2006 được MyOneViet chuyển dịch với sự đồng ý của tác giả.

“Đồng bào thân mến, ngày hôm nay nước Mỹ có thể hồi phục lại niềm kiêu hãnh từng có trước chiến tranh Việt Nam. Niềm kiêu hãnh đó không thể đạt được bằng cách lại tham gia trận chiến nay đã kết thúc … Những biến cố này, tuy bi thảm nhưng không phải là điềm báo trước ngày tận thế hay sự chấm dứt vai trò lãnh đạo của Mỹ trên trường thế giới.”
Tổng Thống Gerald R. Ford nhấn mạnh trong bài diễn văn đọc tại Tulane University, ngày 23 tháng Tư, 1975, vào giai đoạn cuối của trận chiến Việt Nam dài đăng đẳng. Đám đông sinh viên hét lên xung xướng và vỗ tay vang dội. Chính sách động viên quân đội chấm dứt và binh sĩ Mỹ cùng tù nhân chiến tranh đã trở về hai năm trước đó. Nước Mỹ phủi tay khỏi Việt Nam, cho dù hàng triệu sinh mạng vẫn đang lâm nguy.

Từ bên kia nửa vòng trái đất, gia đình tôi chìm đắm vào những diễn biến thảm thương của miền Nam Việt Nam. Với chúng tôi, đó là thời gian tệ hại nhứt. Dường như là ngày tận thế. Lúc đó tôi chỉ mới 10 tuổi.

Tổng Thống Dwight D. Eisenhower gởi cố vấn quân sự sang Việt Nam để giúp ngăn cộng sản và chận những con bài dominoe không đổ xập. John F. Kennedy điều động thêm hàng ngàn người nữa để đối phó với các cuộc nổi dạy ngày một gia tăng. Lyndon B. Johnson phá vỡ lời hứa trước đó rằng “sẽ không gởi thanh niên Mỹ đi xa hàng chục ngàn dặm để làm công việc mà chính người Châu Á phải tự lo liệu.” Richard M. Nixon kéo dài cuộc chiến thêm ba năm nữa cho dù có kế hoặch mật để kết thúc cuộc chiến dài nhứt của người Mỹ.
Cuối cùng, sau hai thập niên thi hành chính sách ngoại giao không thành công tại bán đảo nhỏ bé, Tổng Thống Gerald Ford phải đối phó với những hệ lụy: những cam kết trống rỗng với một nước đồng minh, những hứa hẹn không thể giữ và một “nền hòa bình trong danh dự” mà Quốc Hội của thế hệ Watergate không thể thi hành.

Nhiều năm sau, trong bức thư gởi nhóm binh lính Thủy Quân Lục Chiến có nhiệm vu di tản Sứ Quán Mỹ tại Sài Gòn, ông viết: “Rõ ràng tháng Tư 1975 là tháng ác nghiệt nhứt. Thời gian trôi qua không làm phai nhòa nỗi đau của những ngày tháng đó, những ngày thê lương nhứt trong sự nghiệp cầm quyền của tôi.”
Thế nhưng Tổng Thống Ford đã trở thành ân nhân của những người may mắn thoát khỏi Sài Gòn khi thành phố này rơi vào tay Bắc Việt. “Tôi cầu nguyện để không một vị tổng thống Mỹ nào sẽ phải đối đầu lần nữa với tình huống nghiêm trọng như vậy. Tôi vẫn thương tiếc những người mà chúng ta không thể cứu được,” ông Ford phát biểu tại buổi hội thảo công khai về hệ quả cuộc chiến Việt Nam 25 năm sau. Ông nói thêm rằng ông biết ơn nước Mỹ đã tái định cư 130,000 người tị nạn Việt (ít hơn 1% dân số Nam Việt Nam) và rằng nếu “ít hơn nữa sẽ chỉ làm tăng thêm nỗi nhục tinh thần vào sự tủi hổ.”

Gia đình tôi và người Việt may mắn bỗng chốc trở thành những con người chen chúc trong các trại tị nạn ở Hoa Kỳ. Bên ngoài trại, tình cảm với người Việt của nhân dân Mỹ không được tốt đẹp, cho dù vào thời gian đó không tác động trực tiếp vào chúng tôi. Với phần lớn người Mỹ, chương cuối của tập sách về Việt Nam đã kết thúc cho đến khi người tị nạn Việt đổ lên đất Mỹ với số lượng lớn chưa từng có. Chỉ có di dân Hung-Ga-Ry và Cuba mới có tầm vóc quy mô như vậy. Báo chí Mỹ mô tả đất nước Hoa Kỳ có những ý kiến khác biệt về việc phải giải quyết như thế nào vấn đề người tị nạn.

Bài viết trên báo New York Times tháng Năm 1975 của Thượng Nghị Sĩ Robert Byrd Dân Chủ-West VA bình luận rằng những “phụ nữ bán ba, đĩ điếm và tội phạm,” phải được phân loại. Thượng Nghị Sĩ Joe Biden (Dân Chủ-Delaware) buộc tội chính quyền Ford đã không thông báo đầy đủ cho Quốc Hội về số lượng người tị nạn,” – làm như ai đó biết hết mọi sự trong lúc di tản hỗn loạn. Ông George McGovern bày tỏ trên báo Newsweek “Tôi nghĩ người Việt sẽ có cuộc sống tốt đẹp hơn ở chính nước họ.”

Vào lúc tình hình thất nghiệp tăng gần hai con số. Có thể điều này phần nào gây nên mối ác cảm với di dân Việt. Trong cuốn “Tears Before The Rain: An Oral History of the Fall of South Vietnam,” của tác giả Larry Engelmann, Julia V. Taft, người đứng đầu cơ quan liên ngành đặc trách công tác tái định cư người tị nạn bày tỏ về tình cảm chống đối đó. “Tân Thống Đốc California Jerry Brown, rất ưu tư về việc tái định cư người tị nạn trong bang của ông. Ông Brown toan ngăn cả phi cơ chở người tị nạn đáp xuống sân bay quân sự Travis gần Sacramento… Bộ trưởng y tế và an sinh, Mario Obledo, cảm thấy rằng gia tăng một số lượng lớn người thiểu số tại California sẽ không được đón nhận nồng hậu. Và ông nói rằng Calfornia đã có đông đảo người Hispanic, Philippines, da đen và nhiều sắc dân khác rồi.”

Người tị nạn rất may mắn. Người hậu thuẫn nhiều nhứt cho người Việt, ngoài Julia Taft lại là Tổng Thống Mỹ. Mặc dù mô tả cuộc chiến Việt Nam đã kết thúc, ông Ford giờ đây lại chuyển sự quan tâm vào người tị nạn. Tháng Năm 1975, ông viếng thăm các trại, và không lâu sau đó người tị nạn bắt đầu cuộc sống mới tại khắp nước Mỹ. Chính quyền muốn phân tán người tị nạn để cộng đồng và chính quyền các tiểu bang cùng chia xẻ gánh nặng di dân Việt. Vào Giáng Sinh cùng năm, tất cả các trại đều đóng cửa, và người tị nạn được đưa đi định cư tại khắp Hoa Kỳ.

Tôi không được biết về một chính trị gia nào, kẻ chống chiến tranh, các nhà báo uy tín hay nhân vật nổi tiếng đến thăm Fort Chaffee, ở Arkansas, nơi gia đình tôi tạm sống trong hai tháng. Nhưng Tổng Thống Ford có đến.
Nhứt định tháng Tư 1975 là tháng kinh hoàng đối với chúng tôi. Nhưng nhờ sự lãnh đạo của Tổng Thống Gerald Ford, chúng tôi đã biết đến tấm thịnh tình và lòng bao dung của nhân dân Mỹ trong những ngày tháng tối tăm nhứt. 

Chúng tôi hết lòng biết ơn ông.