Sunday, December 30, 2012

Che Hay Chắn



Đức Hà

Bà Joanne Jackson
“Đông là Đông và Tây là Tây, hai đàng không thể gặp nhau,” Rudyard Kipling từng nói vậy cách nay cả gần trăm năm. Mà quả vậy không sai, trong khi không ít (khá nhiều) chân dài ở một nước nọ bên kia Thái Bình Dương tha hồ công khai khoe của trời cho bằng những bộ y phục thời trang cực mỏng hay cực thoáng – lẽ dĩ nhiên chỉ sau khi đã tu sửa nâng cấp và nâng “cup,” thì tại Mỹ chỉ có nam được ở trần, nữ phải che và chắn vòng số 1 nơi công cộng. Bởi vậy phụ nữ Mỹ mới vùng dậy và khai sinh ra phong trào TopFreedom (Giải Phóng Vòng 1). Khoảng năm 2000 hiệp hội Topfree Equal Rights Association – viết tắt là TERA ở Canada phát động chiến dịch đòi bình quyền nam nữ trong vấn đề ngực trần, cho dù chính TERA không chủ trương phụ nữ phải để trần ngực mà chỉ đấu tranh để phụ nữ không bị truy tố vì tội không mặc áo ngực nơi công cộng và cũng để thay đổi quan điểm của công chúng về chuyện phụ nữ muốn phơi bày vòng 1. Luận cứ của TERA đưa ra rất giản đơn: nam làm được tại sao nữ lại không! Ấy vậy mà nhiều tòa ở Mỹ đã nhượng bộ và vào năm 2007 nhóm GoTopless.org ra đời và khẳng định phụ nữ Mỹ có quyền hiến định để trần bộ ngực nơi công cộng, hệt như người nam. Người ta còn nhớ cánh nữ đã phải đấu tranh dai dẳng mới được phép vạch áo cho con bú nơi công cộng mà không mắc tội làm cho kẻ khác phải thẹn thùng.
Tuy nhiên mới đây đã xảy ra hai vụ topless gây tốn kém không ít lời bàn ra và tán vô nóng ran với nhiều ý kiến bênh và chống rất ấn tượng. Sở dĩ vấn đề trở nên lớn chuyện là vì hai phụ nữ có liên hệ đến vụ việc tuy mang tiếng topless nhưng sự thật là tuy có cũng như không – tuy không mà lại có.

FaceBook

Câu chuyện đầu tiên xảy ra dạo tháng Năm trên mạng xã hội phổ biến FaceBook khi một phụ nữ bị ung thư vú và phải cắt bỏ cả hai bầu đã cho chạy tấm hình của chính mình sau khi giải phẫu mastectomy. Vì cắt bỏ rồi thì chẳng còn gì để gọi là vi phạm thuần phong khi phơi trần ngực nên bà mẹ hai con Joanne Jackson - 40 tuổi, người Anh hãnh diện trưng tấm hình khoe một bên ngực với dấu vết của đường dao mổ vẫn còn đậm nét. Ý của bà chỉ muốn nói bà là người can đảm đã đánh mạnh và đánh thắng căn bệnh ung thư vú chết người. Theo bài viết từ báo Anh, bà đã chụp hình để đánh dấu một giai đoạn nghiệt ngã trong cuộc đời của bà. FaceBook thì nghĩ khác và đánh giá bức hình sống thực đó là “khiêu dâm và phản cảm.” FB cho rút tấm hình đó xuống. Bà Jackson còn bị trang FB cảnh cáo nếu tiếp tục vi phạm thì sẽ bị xóa bỏ luôn tài khoản. Quyết định của FB khiến bà Joanne Jackson, quê ở West Yorks, Anh quốc phẫn nộ. Bà nói rằng mấy tấm hình đó chẳng có gì là khiêu dâm hay trắng trợn.
“Tôi không hề có ý định đó. Tôi đã thắng trong cuộc chiến chống lại ung thư vú và không điều gì có thể ngăn cấm tôi tiếp tục cuộc sống của tôi. Thái độ của tôi là phải vượt qua số phận. Tôi biết là tôi có thể tống cổ nó (bệnh ung thư) đi và tôi toàn thắng.”
Bà còn nói thêm rằng bà vẫn còn nét duyên dáng của một phụ nữ sau khi cắt bỏ hết. Thực ra bà Jackson có người bạn gái có chồng làm nghề nhiếp ảnh thế là bà chụp lấy ngay cơ hội nhờ ông ta ghi lại bức ảnh nhớ đời và để gởi thông điệp đến toàn thể giới phụ nữ vừa bị phát hiện bị ung thư vú rằng “đó không phải là bản án tử hình, và sau khi giải phẫu cuộc sống vẫn còn dài.”

Bà kể rằng không biết thành viên nào trong FB đã phản ứng nhưng chỗ bà trưng hình trong tài khoản FB đã bị kéo xuống và thay vào đó là hàng chữ cảnh báo “Nội dung bà đưa vào trang FB đã bị gỡ bỏ vì vi phạm nội quy về trách nhiệm và quyền của người tham gia trang mạng xã hội FaceBook.” Lời nhắn còn thêm rằng người chủ tài khoản này nên tự chế khi quyết định cho đăng những bức hình tương tự.
Bà Joanne Jackson gọi đó là một hình thức kiểm duyệt, không hơn không kém và sự việc này đã được nhóm bạn của bà quyết tâm xuống đường làm cho ra lẽ. Những bức hình bị cấm được loan truyền khắp năm châu cùng với những bài viết nghiêng về phía bà Jackson. Bị cấm đoán ở FaceBook, bà Jackson mở tài khoản bên mạng xã hội Twitter và cho tái xuất hiện tất cả những tấm hình bị cho là không phù hợp với chủ trương đường lối của FB.
May mắn cho bà Jackson là bà không phải chữa xạ trị hay hóa trị sau khi giải phẫu và chuyển sang làm giải phẫu tạo hình. Bà viết: “Các chuyên gia phẫu thuật thẩm mỹ đã lấy cơ từ bụng của tôi và đắp lên ngực. Vòng eo của tôi nay thon gọn hơn và vòng ngực đầy đặn hơn.”
Theo trang web http://www.breastcancer.org, năm 2011 người ta phát hiện được thêm ở Hoa Kỳ 230,480 ca ung thu vú có khả năng chạy khắp người (invasive) 57,650 ca ung thư chỉ nằm gọn trong bầu vú (non-invasive) và gần 40,000 phụ nữ tử vong vì căn bệnh này. Trong cùng lúc thì khoảng 2.6 triệu phụ nữ thoát hiểm và lành bệnh. Và cũng đừng quên rằng cứ 1,000 người đàn ông thì một ông bị ung thư nhũ hoa.

Seattle

Một phụ nữ Mỹ ở Seattle, bang Washington vừa thoát hiểm bệnh ung thư vú sau khi cắt bỏ cả hai bên có được quyền tắm hồ tắm công cộng và để ngực trần như phái nam không là vấn đề gây nhức nhối ở thành phố phía bắc Cali. Câu chuyện khởi sự từ hồi tháng Hai vừa qua khi Jodi Jaecks, một vận động viên bơi lội, muốn thử lại khả năng bơi của mình sau một thời gian dài chữa trị ung thư vú, kể cả làm mastectomy. Về giới tính bà Jaecks vẫn là nữ nhưng về ngoại hình thì vong số 1 của bà rất phẳng, chẳng khác nào ngực người nam, sau khi hai bên vú bị cắt bỏ. Thế là khi đến hồ tắm Medgar Evers Pool ở trung tâm Seattle, bà Jaecks, 47 tuổi nói với nhân viên quản lý là bà sẽ bơi topless – không có áo ngực. Mà sự thật là như vậy, sau khi làm mastectomy năm ngoái, vòng số 1 đã được lấy đi chỉ để lại hai vết sẹo dài trên ngực nơi trước đây là hai cái núm. Còn gì nữa đâu để che với chắn, bà nghĩ vậy.
Bà nói với báo The Stranger ở Seatlle rằng “cũng nên lịch sự báo trước cho giới chức phụ trách hồ tắm biết.” Câu trả lời của hồ tắm là “không được bơi topless – cho dù có vú hay không.”

Bài báo cho biết cho dù giải thích cách nào quản lý hồ tắm cũng nhất quyết khẳng định đường lối “nữ phải mặc ít ra là hai mảnh hở rốn, hoặc một mảnh che hết.” Bà Jaecks cho hay bà không làm giải phẫu tạo hình sau khi mổ và rất khó chịu nếu phải mặc áo bơi độn thêm ... đồ giả.
Bộ phận quản lý và điều hành 10 hồ tắm công cộng của bên thành phố, trước sau như một cho rắng bà Jaecks chỉ muốn gây “sốc” và có ý phản kháng:
“Rõ ràng là bà ta muốn phơi bày vết sẹo, xem đó như dấu hiệu của lòng quả cảm và muốn dùng hồ tắm để phát tán thông điệp.”
Nội quy của hồ bơi công cộng ở Seattle liệt kê rõ những điều khoản về quần áo phải mặc khi bơi lội dành cho phái nữ là phải che kín phần trên và khoản dưới. Hồ bơi là nơi gia đình thuộc nhiều sắc dân khác nhau đến giải trí vui chơi nên phải được cảm thấy thoải mái khi đến bơi lội. Theo thành phố nếu bà Jaecks bơi topless sẽ tạo nên một hình ảnh thiếu thân thiện trong không khí gia đình vẫn có từ trước đến nay.
Vấn đề rắc rối, nhiêu khê và khó giải quyết ở chỗ nếu Jaecks là ông Jaecks thì miễn bàn vì ngoại hình như vậy đúng là ông, nhưng khổ nỗi Jaecks lại là nữ cho nên quy định đề ra phải như đinh đóng cột.
Trong cùng lúc chính sách của thành phố lại khác biệt và không cấm khỏa thân, nghĩa là rất cấp tiến. Chẳng hạn hồi mới đây Washington lại cho phép hôn nhân đồng tính. Phòng cảnh sát Seattle cho hay những người tắm hay phơi nắng khỏa thân, đạp xe khỏa thân nhân ngày hội Fremont Solstice Parade đều được tự do hành xử trừ phi có hành động gây sỉ nhục.
Tin sau cùng cho hay thành phố Seattle chuẩn bị mời các cố vấn y tế và luật pháp để  tham khảo, duyệt xét lại và sửa đổi nội quy thiếu uyển chuyển đang được áp dụng.

Tận Dụng

Nếu có phụ nữ không may phải cắt bỏ vòng 1 thì (rất) nhiều người khác lại nỗ lực đi tân trang bằng túi silicon phổ biến hay bịch nước biển. Thế nên vào ngày 12/12/12 vừa qua, một phụ nữ người Colombia bước xuống sân bay Madrid, Tây Ban Nha với bộ ngực đồ sộ - hơi quá khổ mà không ít phụ nữ lại rất thích như vậy. Vì kích cỡ to bất thường nên nhân viên thuế quan đâm nghi và yêu cầu phụ nữ nọ được khám trực tiếp – thay vì chỉ qua máy dò.
Đầu tiên sau khi người nữ 30 tuổi tháo bỏ áo ngực, người ta thấy vết mổ còn mới toanh, sẹo chưa lành và có rỉ máu và đắp thêm lớp băng, theo bản tin mô tả.  Bà giải thích là vừa trải qua một cuộc giải phẫu nâng ngực ở Bogota. Lời giải thích không làm các giới chức sân bay hài lòng và bà được gởi đến một bệnh viện để chuyên viên y tế làm rõ sự việc.
Kết quả cho biết sau khi tháo chỉ, cắt băng, người ta phát hiện ba pounds chất bột trắng được cất dấu bên dưới hai bầu no tròn. Các bác sĩ cho hay thay vì độn túi silicon thì băng nhóm trong đường dây ma túy độn bằng túi đựng chất cocaine. Trị giá thị trường khoảng 150,000 đô.
Tóm tắt, dù có hay không có, quá to hay quá nhỏ, dù khoe hay cất dấu, vòng 1 luôn nằm trong tầm nhắm của thiên hạ.

Wednesday, November 21, 2012

Tống Quốc Thịnh



Đức Hà

Tống Quốc Thịnh 2010
PHƯỚC HIỆP,  Củ Chi - Trong chuyến đi Nam lần này, tôi muốn ghé thăm Thịnh, cho dù từ Sài Gòn lên đó cũng khá xa, cho dù trời nắng nóng vượt chỉ tiêu - như thường lệ. Lẽ nào ngồi mười mấy tiếng máy bay thì chịu được, lẽ nào ngồi xe ôm vài tiếng đồng hồ lại ngại. Có hai lý do để tôi dứt khoát phải gặp Thịnh: thứ nhất là tôi đã có dịp làm quen với em cách nay gần hai năm trong tình trạng em không mấy khả quan. Em ít nói, hầu như không nói, không chia xẻ bệnh tình của em. Thịnh nằm bất động trên võng mắc chéo qua căn nhà bốn vách tranh khô, gió lộng thổi, tia nắng vàng chiếu thắng từ nóc xuống nền nhà xi-măng lồi lõm. Thi thoảng được mẹ ngưng may kéo đong đưa đôi chút. Dường như em nhếch môi có vẻ muốn cười cám ơn mẹ. Chị Oanh thương con – điều này chắc chắn ngàn triệu phần trăm, còn em có thương mẹ không thì khó biết được. Dạo gặp em, tôi được biết em sắp có em. Chị Đặng Hoàng Oanh cho biết chị đang mang bầu năm tháng. Chị Oanh và chồng anh Tống Văn Hiếu, thợ hồ muốn có mụn con trai khỏe mạnh nối dõi giòng họ Tống. Quả thật lúc đó tôi hơi lo vì rất có nhiều khả năng gia đình này lại có thêm một người con dị dạng.

Tống Quốc Thịnh

Thịnh là trai trưởng, năm đó em lên sáu. Suốt từ ngày sanh bé Thịnh chỉ nằm ngửa, đầu của bé to như trái dưa hấu, trán rất rộng và nhô ra phía trước, tóc thưa thớt, cặp mắt với hai hàng lông mi cong khiến ai nhìn vào không khỏi giật mình khiếp đảm cho hình thù quái dị của bé.
“Trước khi sanh tui có đi khám thai làm siêu âm, bác sĩ nói thai tốt bình thường, không có gì đáng lo,” chị Oanh kể lại.
Nhưng rồi khoảng một tháng sau khi chào đời, đầu bé bắt đầu phồng to. Ngày càng to như trái dưa hấu và mềm như miếng tàu hũ. Vợ chồng anh Hiếu hy vọng - theo lời chẩn đoán của bác sĩ, là sọ não sẽ cứng lại và thu nhỏ trở lại bình thường.
Sự thật không phải như vậy. Đầu bé không nhỏ lại mà chỉ phồng lên, rồi xẹp xuống tùy theo sức khỏe của bé. Danh từ y khoa gọi là não úng thủy (hydrocephalus.)
“Khi nào bị bệnh bỏ ăn thì cái đầu cháu xẹp xuống như bong bóng xì, rồi uống thuốc ăn trở lại thì đầu phồng to lên,” chị mô tả đứa con trai đầu lòng mà hai vợ chồng chị hết sức vui mừng khi chị mang thai, và biết là con trai.
Theo giới chức Việt Nam, Thịnh là một nạn nhân Da Cam, loại hóa chất diệt cỏ khai quang độc hại được quân đội Mỹ sử dựng trong chiến tranh Việt Nam. Tuy nhiên để chứng minh chất Da Cam gây ra dị tật bẩm sinh đòi hỏi những phương tiện khoa học tốn kém và phức tạp.

Đến thăm Thịnh lần này, tôi chỉ gặp chiếc bàn thờ nhỏ bên hông nhà. Bình hoa héo, vài cọng nhang tắt ngúm, chân đèn cầy chỉ thấy sáp đỏ thừa chảy vung vãi, và ngay giữa là tấm hình của Thịnh. Mẹ Oanh nói mới làm 49 ngày cho con cách nay vài ngày. Thật ra ngay từ con lộ chính hỏi thăm ngõ vô nhà ở sâu trong ruộng, tôi đã được nghe lối xóm cho biết “nó chết rồi.” Chị Oanh rươm rướm kể rằng vào một buổi sáng như mọi buổi sáng, chị cho con ăn cháo.
“Nó không chịu ăn. Tui thấy hơi lạ bởi nó không bị nóng sốt hay tiêu chảy.” Thông thường khi nào bịnh trong người nó mới bỏ ăn. Rồi không bao lâu sau, em tắt thở đi về cõi vĩnh hằng, nhẹ nhàng rời khỏi cõi trần mà em chịu khổ đau từ bảy năm liền, kéo theo nỗi bất hạnh cho cả nhà.
Rồi chị Oanh giới thiệu em gái của Thịnh: “Cháu Tống Anh Thư, vừa tròn hai tuổi.”
Anh Thư có nước da trắng như chị, hai mắt to đen lánh, nhưng vẻ mặt thì buồn so. Khi tôi với sang nắm tay thì em khép vào lòng mẹ, như muốn khóc. Tôi đưa em cái cookie, em cầm và đưa ngay vào miệng. Tôi không hiểu làm sao em biết đó là một loại bánh ăn được.

Tống Anh Thư

Chị Oanh và hai con 2012
Anh Thư ra đời trong hoàn cảnh chằng kém gì anh Hai Thịnh. Đầu em to, thật to, mềm nhũn. Cả gia đình anh Hiếu buồn so, lo lắng. Bác sĩ chẩn đoán nói rằng từ từ sọ não sẽ xẹp như bình thường, nói hệt như lần chẩn đoán trước khi chị Oanh đẻ bé Thịnh. Lần trước khi ghé thăm chị, tôi định nói chị nên cai đừng sanh nữa vì nếu thực sự là bị nhiễm chất Da Cam thì có thể kéo dài sang nhiều thế hệ - nghiên cứu của y khoa Mỹ cho biết. Nhưng lúc đó chị nói đang mang bầu thể nên tôi chỉ chúc chị được nhiều may mắn hơn. Và cho tới thời điểm này dường như chị đang gặp may với người con thứ ba. Sọ to bất thường của Anh Thư nhỏ dần, nhỏ dần và cứng. Cả nhà thở phào, bớt ưu lo. Tôi hỏi Thảo: “Con có thương em không?” Tống Điền Thảo trả lời “Dạ có.”

Một điều may nữa cho hộ gia đình họ Tống này là căn nhà tranh khi xưa nay đã là bốn vách gạch – thật ra chỉ xây thêm ba vách còn một bên dựa vào vách nhà ông bà nội sát bên. Bên cạnh tấm phản gỗ vẫn là nơi chị Oanh may gia công, giữa nhà có chiếc tivi nhỏ. Bước ra phia sau thấy có chiếc tủ lạnh, bên trong chỉ mấy khay nhôm làm đá còn khoan thực phẩm hoàn toàn trống trơn. Chị nói:
“Tụi em vay mượn chỗ này chỗ kia, thế chấp căn của ba để mượn ngân hàng mới được căn nhà gạch này.” Chị nói thêm là người chồng nghỉ nhà cả tháng nay mới đi làm lại. Và với món nợ lên đến cả chục triệu, tôi không hiểu, không dám hỏi làm cách nào bằng đồng lương rất khiêm nhường, họ có thể trả hết nợ. Còn phía nhà nước hứa nhiều lần nhưng theo chị Oanh, vẫn chưa hỗ trợ được đồng bạc nào.
Chỉ có điều lần này tôi nói thẳng: “Hai anh chị ráng nuôi hai cháu, và đừng sanh nữa.”
Chị gật đầu. Không vui.

Xem bài “Căn Nhà Tôn, Bốn Trái Tim Vàng” tại đây http://myoneviet.blogspot.com/2010/08/can-nha-ton-bon-trai-tim-vang.html

Tuesday, September 18, 2012

Helsinki Ui, Tui Tới Nè!



Đức Hà

TURKU, Finland – Helsinki, thủ đô nước Phần Lan vào những ngày đầu thu, lá chưa chuyển vàng, vẫn cố bám chặt cành giữ sắc xanh và nai tùng lộc đâu đó trong rừng phong (birch) đã ngơ ngác chờ lá vàng khô. Thời tiết ở đây rất bất thường theo như người điạ phương cho biết. Nắng đó mưa đó, trời trong sáng đó và cũng âm u ngay tức thì. Thế nhưng ngày tôi đến với Helsinki và Turku – cố đô của Phần Lan, thì thới tiết có khác. Nhiều người nói rằng tại có nắng ấm Cali bay về. Mà sự thực là vậy, trời xanh xanh biếc, lác đác vài bóng mây trắng lững lờ. Sáng sớm gió hiu hiu buốt, trần mây xám xịt rồi nắng vươn lên tỏa hơi ấm chan hòa. Rồi mây đi, gió hạ, ánh nắng chan hòa bắt đầu sưởi ấm lòng người. Rõ ràng là:

“Ngoài kia gió mây về ngàn,
Cỏ cây chợt lên màu nắng
Em qua công viên mắt em ngây tròn
Lung linh nắng thủy tinh vàng
Chợt hồn buồn dâng mênh mang…”

Có khác gì nắng San Jose mà vô tình tôi mang theo. Nhưng có thể là cố tình mang theo, vì được báo trước là tháng Chín thời tiết xứ này hầu như đầy ắp màu xám âm u, thường xuyên mưa, và mặt trời dường như cũng ngại xuống trần. Thế là hành trang mang theo đến Helsinki - ngoài áo lạnh áo ấm găng tay, khăn quàng, mũ ni che tai chuẩn bị cuộc chống trả rét và mướt thì tôi cũng đã cố nhét vào thùng quà gồm giò chả, lạp xường, cá khô, măng khô, bánh trắng mè, mắm ruốc … một chút ánh mặt trời. Nào ai ngờ nắng ấm dư thừa ở Bắc Cali quê tôi, đã mang lại biết bao niềm vui và hưng phấn cho có lẽ cả năm triệu rưỡi cư dân Phần Lan kể cả người bạn vừa mới quen đã nói ngay rằng “Ở đây buồn lắm anh ơi!”

Thiên Nhiên và Sauna

Trong bữa cơm đầu tiên tại xứ lạ quê người với rau muống luộc và măng kho tàu hũ chiên tại tổ ấm của người bạn già – vì lý do gia cảnh phải nhận Turku (viết sao đọc vậy) làm quê hương từ bảy năm nay, tôi được sắp xếp một lịch trình tham quan dày đặc, trong đó có hai mục phải biết, phải xem, phải thưởng thức mới hĩểu được cá tính người Phần Lan: tình yêu thiên nhiên và thú tắm sauna.
Thú thật món thứ nhất, tôi không mặn lắm. Bởi vì thiên nhiên cảnh vật, theo thiển ý ở đâu có thể sánh bằng Yosemite, Grand Canyon, Santa Barbara hay ngay cả rất gần nhà như Half Moon Bay, Santa Cruz… nhưng món thứ hai thì thú vị, cực kì. Trời lành lạnh, đi bộ mỏi rời cẳng chân, cộng thêm với cách biệt giờ giấc khi đêm thành ngày và ngày thành đêm thì khi bước vào phòng xông và ngồi chừng mươi mười lăm phút, con người cũ bỗng nhiên trở thành người mới: sản khoái và iu đời hết biết. Tuy nhiên nét chính của vụ tắm sauna công cộng là phải “tú nuy.” Không truồng cởi coi như vi phạm đến tự ái truyền thống dân tộc của nước chủ nhà.

Thánh Đường Lutheran - Helsinki
Trước tiên là mua vé vào cửa (khoảng 7.50 €) bớt hai tì nếu trên 60. Kế đó là bước vào phòng cởi và phải cởi phăng tất tật những gì trên người. Các bạn cứ yên tâm vì chẳng ai buồn nhìn ai đâu vì hầu hết đều thuộc giai cấp cao niên và tất cả mọi phụ tùng có trên người đều bị sức hút của trái đất nên đều chỉ địa. Cứ như thế cả chục ông – thi thoảng cũng thấy thanh niên, bước vào phòng tắm tập thể, xối sạch bụi thành phố trước khi vào phòng xông ướt (steam) hay xông khô (sauna) hoặc cả hai tùy thích. Có điều khác lạ là có cả các ông bố đưa con trai hay con gái chừng 5-10 tuổi vào tắm chung với mọi người. Và như đã nói ở trên tất cả mọi người đều mặc bộ áo của Adam hay Eva cách nay 2012 năm. Liệu không biết tại nước Phần Lan này có quy định nào cấm những người bỗng dưng thích khoe của quí (exhibitionist) hay người phạm tội tình dục (sex offender) vào chốn này không. Nếu không thì đây đúng là thiên đường cho người có chủ tâm và ý đồ thiếu trong sáng. Chưa hết, chuyện kinh hoàng và thú vị nhất là chuyện ni: trong lúc mươi người nam đang tắm rửa kỳ cọ thì một phụ nữ tóc vàng, nhỡ tuổi đẩy cửa bước vào cùng với xe chứa dụng cụ lau chùi. Người nữ cứ vô tư làm công việc hàng ngày, chùi chùi rửa rửa coi như chốn không người. Thế là lần đầu tiên trong đời tôi được chứng kiến cảnh hoa lạc giữa rừng gươm trần (như nhộng).

Water Closet

Người Phần Lan sử dụng chữ WC để chỉ phòng vệ sinh. Ai muốn giải quyết bầu tâm sự thì cứ nhắm hướng chữ WC mà tiến bước. Cũng may chứ họ dùng chữ của họ thì có Trời mà hiểu. Hầu như tất cả mọi nhà vệ sinh đều tính tiền (0.20€), dù trong siêu thị, shopping mall, nhà hàng, quán ăn và ngay cả trong tiệm McDonald. Thế nên khi chuẩn bị đi Châu Âu, một người bạn - vừa du lịch hè Paris về đã dặn kỹ phải chuẩn bị sẵn nhiều đồng xu trong túi. Và một khi đã vào một trong những phòng này thì dù đứng hay ngồi đều đồng giá như nhau. Bên cạnh cái bồn xả chất thải luôn có thêm một vòi nước để người dùng có thể xịt đâu thì xịt. Thế rồi một hôm đi thăm khu chợ trời tại thủ đô Helsinki, và có phần dư nước nên tôi phải tìm chữ WC công cộng và như thường lệ móc đồng 20 xu bỏ vào khe. Cửa mở. Ung dung bước vào. Đến khi xong thủ tục và bước ra ngoài mới đọc mấy hàng chữ viết bằng tiếng Anh như sau: “Phía bên phải có trả tiền dành cho ai có tiền; phía bên trái miễn phí cho ai cạn tiền. Và một khi vào rồi tối đa chỉ được ở trong đó 20 phút.” Một người Việt định cư ở đây từ hàng chục năm nay giải thích rằng mọi người có tiền hay không có tiền cũng được phục vụ đồng đều như nhau. Tiền thu được sẽ được sử dụng trong công tác duy trì và dọn dẹp vệ sinh.

WC công cộng ở gần tòa nhà – thường làm nơi phát giải thưởng Nobel ở Thụy Điển lại mang sắc thái riêng. Phía bên nam vừa đủ để lọt người vào và đứng giải quyết nước thừa thì miễn phí, phía bên cạnh dành cho mọi giới có bàn ngồi, có giấy có nước rửa tay thì bị chạc tiền. Không biết tại sao Thụy Điển lại phân biệt kẻ đứng, người ngồi trong nhu cầu tối cần thiết đó.

Phần Lan Gốc Việt

Qua giới thiệu và sắp xếp của người bạn già, tôi có cơ hội gặp gỡ và trao đổi với vài người Việt trong khu Varissuo ở Turku và cả ở Helsinki. Mọi người đều an cư lạc nghiệp gần như hội nhập hoàn toàn với xã hội Phần Lan – nếu cái gì hơi quá thì điều chỉnh theo phong tục tập quán Việt. Chẳng hạn như tắm hơi thì trong gia đình tất cả người nam lớn bé tắm riêng và người nữ riêng, không như người bản xứ mọi người trong gia đình đều vào phòng xông cùng lúc. Tôi được gặp một người tự làm tàu hũ để ăn chay từ cả chục năm nay và có con trai út đang học bậc tiến sĩ vật lý; một người khác có bảy con thì ba người – hai nam một nữ, đều tu Thiên Chúa giáo, và một người đang làm phó giáo phận Turku. Một người làm công việc lao động phổ thông đã xin nghỉ sở cả ngày để đi tắm sauna công cộng với tôi và đến chiều còn đãi món lẩu đồ biển hương vị Thái hết ý. Ngay khi gặp anh lần đầu sau câu chào hỏi xã giao, anh đã rót mời ly cô-nhắc Hennessy gọi là “để cho ấm bụng.” Một người nữa lại làm nghề châm cứu. Tôi thắc mắc ngay là tại nước này bảo hiểm y tế 100% thì ai mà đi châm cứu và được giải thích rằng khi nào bệnh nhân hết thuốc chữa thì họ đến châm cứu. Gia đình một đồng hương khác ở thủ đô Helsinki có điểm đặc biệt là cả nhà nói tiếng Phần Lan trôi chảy (tiếng Phần Lan được xếp vào dạng khó học hạng nhì sau tiếng Nhật, tiếng Korea). Trong bữa cơm chiều nhã ý mời khách từ Cali đến, vợ chồng ông khoản đãi món canh chua cá hồi ngon ơi là ngon, chưa kể món thịt kho Tàu với miếng thịt ba rọi béo ngậy ăn với nấm muối chua thay cho dưa cải chua. Chi tiết rất lạ mà tôi được chứng kiến là cả nhà đều dùng đũa và cô con dâu Phần Lan đã nhuộm tóc từ bach kim thành đen để giống với các đầu đen trong gia đình. Chính cô là người dọn bàn, chén bát đũa và rửa sạch úp vào sóng chén trước khi lên phòng riêng kéo đàn vĩ cầm. Cô là trưởng môn violin tại một trường nhạc ở Helsinki.
Gặp gỡ, chuyện trò, vui đùa cùng lúc được chiêu đãi những tô phở, bún bò Huế … với các đồng hương ở nửa vòng trái đất thật là cảm động và chân tình. Không một ai bày tỏ sự lo âu vì đang thất nghiệp. Hệ thống an sinh xã hội Phần Lan đảm bảo nhà ở, thực phẩm, bảo hiểm y tế cho tất cả mọi người trong mọi hoàn cảnh. Vì vậy mức thuế lợi tức rất cao và thuế mua hàng lên đến 9% hoặc thuế VAT hàng mấy chục phần trăm.

Trở Lại USA

Hôm nay viết mấy dòng cuối từ Thung Lũng Hoa Vàng, tôi bỗng nhớ đến câu nói anh bạn trẻ - hiện làm foreman trong công ty hải sản vùng Helsinki, rẳng “Ở đây buồn lắm”. Rất tiếc tôi có thể chia sẻ chút nắng cho quí anh chị ở Phần Lan nhưng cái buồn ở bên đó, dứt khoát không mang về. Mà có mang về Cali đi nữa cũng chẳng ai muốn dùng. Nếu có dịp gặp anh ở San Jose tôi sẽ nói ngay “Ở đây vui lắm anh ạ.” Nếu Cali mang tiếng tốt là nơi “đi dễ khó về” thì Phần Lan – theo tôi là “nơi dễ đi, dể ở nhưng khó sống.”
Kiitos ja näkemiin.

Thursday, August 9, 2012

Agent Orange/Dioxin Cleanup Project in Danang

Remarks by Ambassador David Shear at the Opening Ceremony of Historic Agent Orange/Dioxin Cleanup Project in Danang

August 9, 2012
Ladies and gentlemen:

Xin chao.

U.S. Ambassador David Shear
This morning we celebrate a historic milestone for our bilateral relationship.
Today’s ceremony marks the start of a project between Vietnam’s Ministry of National Defense and the U.S. Agency for International Development, USAID, to clean up dioxin contaminated soil and sediment at the airport left from the Vietnam War. Over the next few years, workers will dig up the contaminated soil and sediment and place it in a stockpile, where it will be treated using thermal desorption technology. This process uses high temperatures to break down the dioxin in the contaminated soil and make it safe by Vietnamese and U.S. standards for the many men, women, and children who live and work in this area.
We have worked together closely over many years in a spirit of mutual respect and cooperation to reach this point. With Presidential and Congressional support from Washington, my Embassy has cooperated with the Ministry of Natural Resources and Environment’s Office 33 since its establishment in 1999 to coordinate Vietnam’s policies and programs on Agent Orange. We’ve used annual meetings of the Joint Advisory Committee under the leadership of Office 33 and the U.S. Environmental Protection Agency to seek science-based solutions to complex environmental and health issues related to Agent Orange.

As part of Vietnam’s contribution to the cleanup, the Ministry of National Defense cleared unexploded ordinance from the airport site and will construct a power substation to supply electricity for the remediation process. We also greatly appreciate the strong commitment of other partners, including the Danang People’s Committee and Airport Authorities, to the success of this project.
But it’s not governments doing this alone. The Ford Foundation supported early research to identify dioxin hotspots in Vietnam and contain dioxin contamination at the Airport. With assistance from the U.S. Government, they also worked with Office 33 to craft interim measures to reduce dioxin exposure pending the full-scale, permanent cleanup.
The Bill and Melinda Gates Foundation and Atlantic Philanthropies also financed a $6 million laboratory that provides Vietnam with high-resolution dioxin analysis capability. From 2008 to 2012, three USAID partners -- the East Meets West Foundation, Save the Children, and Vietnam Assistance for the Handicapped -- provided medical, rehabilitation, employment, and educational support for 11,000 people in Danang living with disabilities, regardless of cause.

There’s a lot of expertise present here today to make sure this job gets done right. Our partners will bring the same commitment to health and safety that they have deployed on hundreds of other successful environmental remediation projects around the world. They will help create a safer and cleaner environment for the people who live in this vibrant and rapidly developing area.
Even as we launch this important project, we look forward to doing more. By the end of September, USAID will have started a new health and disability program to support people with disabilities, regardless of cause, in Danang and other locations. We are also preparing for an environmental assessment of the Bien Hoa hotspot in coordination with the Vietnamese Government, UNDP, and other donors.

But for now, let’s simply celebrate the success which brings us together this morning. As Secretary of State Hillary Clinton remarked while visiting Vietnam last October, the dioxin in the ground here is “a legacy of the painful past we share,” but the project we undertake here today, hand-in-hand with the Vietnamese, is “a sign of the hopeful future we are building together.” We are both moving earth and taking the first steps to bury the legacies of our past. I look forward to even more successes to follow.

Xin cam on.

Friday, August 3, 2012

Năm Cửa Hé Mở



Đức Hà

Lần đầu tiên tại San Jose, ba thế hệ họa sĩ nữ - tuổi từ ngoài 25 đến 80 ngoài, sẽ cùng ngồi chung trong cuộc triển lãm tranh và tượng tại Thư Viện Trung Ương Dr. Martin Luther King, Jr. và cũng lần đầu tiên năm cánh cửa đã hé mở để trải bày những suy tư về chủ đề Phụ Nữ Việt và Hội Họa. Trương Thị Thịnh, Lê Thị Quếhương, Jenny Đỗ, Nguyễn Trí Minh Quang và Trinh Mai chia sẻ những trăn trở, kinh nghiệm cũng như trở ngại trên con đường làm hội họa vẫn được cất giữ riêng cho đến ngày hôm nay. Trên mặt báo này.


Tiếp Cận

Họa sĩ Trương Thị Thịnh đến với hội họa, có lẽ ngay từ khi còn trong bụng mẹ bởi vì bố mẹ sinh ra đã có hoa tay và có khiếu vẽ ngay từ lúc biết ... vẽ.
“Lúc bé tôi chỉ có một ước mơ là được học về mỹ thuật và cha mẹ lại rất phóng khoáng về vấn đề học vấn nên chuyện tôi tiếp cận với ngành họa rất dễ dàng và nhiều thuận lợi,” họa sĩ Thịnh hồi tưởng lại. Tuy nhiên thời đó chỉ có duy nhất Trường Mỹ Thuật Hà Nội và đang có chiến tranh nên việc ra Hà Nội để học không thành nhưng bù lại tất cả các cuộc triển lãm tranh của giới nghệ sĩ từ Bắc vào Sài Gòn đều được chị hết lòng chiếu cố và mến mộ.
“Ý tưởng trở thành họa sĩ luôn nắm sẵn trong tôi chỉ đợi ngày ... lành tháng tốt,” chị nói.
Cũng thế Lê Thị Quếhương mê vẽ từ bé:
“Lớn lên ở Việt Nam, tôi thường được các thầy cô khen vẽ các con vật và cảnh trí đẹp, linh động nhưng còn ham chơi nên hội họa là chuyện xa vời, không bao giờ nghĩ tới.” Cho đến khi sang Mỹ vào đại học, sinh viên Quếhương mới khám phá ra các đề tài về mỹ thuật là lôi cuốn nhất, rồi lại được nhiều giáo sư khuyến khích cỗ vũ, thế là từ đó chị quyết định gắn liền với hội họa, một chọn lựa mãnh liệt mà chị không cưỡng lại được.
Nữ họa sĩ Nguyễn Trí Minh Quang, hiện ở San Francisco, phải cọ sát với sơn dầu và màu cọ là vì cha truyền con nối, không thể cưỡng lại được. Minh Quang viết: “Sanh ra trong gia đình đại họa sĩ, ba và má là hai tên tuổi lớn trong làng hội họa nên tôi thừa kể cái gene sáng tạo nghệ thuật. Có màu trong máu?” Không những vẽ, Minh Quang còn đàn, làm thơ, coi như cầm kỳ thi họa chị được ba phần tư. Minh Quang là con gái của hai họa sĩ Trương Thị Thịnh và Nguyễn Trí Minh.
Luật sư Jenny Đỗ không đến với hội họa mà ngược lại: “Hội họa đến với tôi,” chị cho biết và nhấn mạnh đó không phải là một lựa chọn mà là bắt buộc. Nếu không vẽ, không làm nghệ thuật thì mình không còn là mình nữa.
Trinh Mai, người trẻ nhất của nhóm, từng muốn làm nhiếp ảnh, làm vũ công, làm một nhà thơ ... để sau cùng say đắm với hội họa. Mai thổ lộ rằng cô bị quyến rũ từng bước một từ giai đoạn pha trộn mầu đến phác họa ý tuởng và truyền đạt tâm tư tình cảm của mình lên khung vải. Thăng hoa.

Trường Phái

Họa sĩ Thịnh - phụ nữ đầu tiên và duy nhất trúng tuyển vào khóa I trường Quốc Gia Cao Đẳng Mỹ Thuật Sài Gòn năm 1954 và tốt nghiệp bốn năm sau, nói rằng “ước mơ đã thành hiện thực và chẳng có gì để mơ ước thêm nữa.” Thế nhưng sau khi ra trường chị Thịnh dùng phần lớn thời gian để đi dạy tại các trường cấp trung học kể cả trở về dạy tại trường mỹ thuật nhiều hơn là sáng tác. Vì chương trình học phần lớn dựa vào tài liệu sách báo nước ngoài nhờ vậy học viên có cơ hội tiếp cận với nhiều trường phái hội họa của thế giới.
“Tôi không chọn lựa riêng trường phái nào để theo đuổi – vì cái nào cũng có cái hay nhưng tranh của tôi được giới phê bình xếp vào phái ấn tượng lãng mạn (impressionist lyrics).”
Cùng lúc thì ái nữ của chị có chọn lựa rõ ràng. Minh Quang giải thích: “Mỗi tranh thường có nhiều trường phái đi chung. Chánh là ‘abstract expressionism’ – tạo không khí bao quát, thêm vào ‘surrealism’ -- khêu gợi sự hấp dẫn; và sau đó, ‘realism’ -- kéo dài sự mê hoặc thưởng ngoạn.”
Lê Thị Quếhương lại chọn trừu tượng nhưng chưa vẽ bao giờ. Chị nói: “Khi ngẫm nghĩ hay quan sát một sự vật tôi thường liên tưởng đến con người. Vì vậy khi vẽ một đề tài gì tôi cũng thấy con người trong đó. Tôi rất thích trừu tượng (abstract) nhưng chưa vẽ bao giờ và thường dùng lối ‘semi-abstract’ để tìm đến với đề tài của mình.”
Họa sĩ luật sư Jenny Đỗ lại không theo một trường phái đặc trưng nào. Theo chị, sở thích và phong cách vẽ hoàn toàn trực thuộc vào thời gian và tình cảnh nhất thời và tranh của chị đã trải qua rất nhiều thay đổi và mang nhiều đề tài cũng như kỹ thuật khác nhau. Thế nên Jenny Đỗ mới thú nhận: “Tôi không thể định nghĩa được mình và lại càng không muốn định nghĩa nghệ thuật sáng tạo của mình vì tất cả luôn lung linh và thay đổi.”
Trinh Mai nhắm thẳng con đường ấn tượng và hình tượng để được phóng khoáng hơn nhưng cũng chất chứa đầy thử thách trong sáng tác. Không dựa vào một người mẫu hay hình ảnh nào có sẵn làm chuẩn mực, Mai để cho nét cọ bay lượn theo ý tưởng, theo cảm xúc biến đổi liên tục. Mai nói rằng chỉ có ấn tượng mới giúp cô khả năng “buông thả hoàn toàn và nhập vai vào với đề tài.” Tranh hình tượng của Mai, cho dù có dựa vào một khuôn mặt, một dáng vẻ nào đó của người thật, cô cũng dành đôi chút bí hiểm trong tác phẩm để cho người xem tự diễn giải.

Khỏa Thân

Khi hỏi về loại hình khỏa thân, các nghệ sĩ cho nhiều quan điểm rộng rãi phá bỏ điều mà không ít người vẫn cho là taboo nhạy cảm. Jenny Đỗ nhận xét: “Khỏa thân cũng giống như bao nhiêu đề tài khác. Tôi đã vẽ những tấm nói lên sự phối hợp giữa nam nữ như tấm ‘Germination of Temptation’ và đã chụp nhiều hình nude để sáng tác một số tác phẩm mang tên Tôi Quên Khổng Tử Nói Gì Về Phụ Nữ.” Các tác phẩm khỏa thân của Jenny đã bị cấm triễn lãm ở trong nước.
Quếhương chưa vẽ tranh khỏa thân, nhưng con người luôn là một hấp dẫn và là đề tài chính liên hệ trong các tranh vẽ của chị. Chị bộc bạch: “Nhìn ngắm thiên nhiên vạn vật, thường làm tôi liên tưởng đến con người. Từ đó khi thể hiện một tác phẩm tôi thường có những gợi hình về con người. Nhiều tác phẩm của tôi liên hệ tới tính dục.”
Cùng một quan niệm, Minh Quang cũng ưa thích vẽ tranh khỏa thân – cả nam và nữ. Theo chị “nếu không vẽ khỏa thân thì không có gì thử thách nữa!” và giải thích thêm rằng “cái đẹp của những đường cong, góc cạnh, chỗ nhấn của bắp thịt nằm dưới làn da, được ánh sáng tạo nên chiều sâu và khối cạnh… trở nên tuyệt đẹp.” Minh Quang không ngần ngại xác nhận: “Sex là chủ đề ẩn dấu bên trong phần lớn tranh của tôi. Nếu nhìn phớt qua người xem không thấy, nhưng thật ra các cảnh vô tư này hàm chứa nhiều hơn.”
Thật ra thì một khi đã học về hội họa thì phải qua lớp học về khỏa thân, chị Thịnh gợi nhớ lại một kỷ niệm khi còn là học viên ở trường:
“Chúng tôi phải nghiên cứu con người qua khỏa thân, và ngày nào cũng vậy từ sáng đến chiều phải đưa lên vải, lên giấy hình hài của con người nguyên thủy trần trụi - không kể là nam hay nữ, già hay trẻ.” Chị nói rằng dưới con mắt của họa sĩ khỏa thân chỉ là thuần túy thẩm mỹ và chị đã có nhiều cuộc triển lãm ở Việt Nam với toàn tranh khỏa thân.
Không khác quan điểm của đàn chị, Trinh Mai cũng hết mình với tranh nude. Mai thực hiện nhiều tác phẩm trong thể loại này và cho rằng hình hài con người là một trong những sáng tạo tuyệt với nhất trên trái đất này. Càng nghiên cứu nhất là cơ thể của người nữ, Mai nhận thấy tạo hóa kỳ diệu không chỉ ban cho người nữ một hình dáng tuyệt mỹ bên ngoài đồng thời bên trong là cả một bộ máy sinh học kỳ diệu.

Thực Tại

Nghệ sĩ sáng tác phải có không gian riêng rẽ và rất nhiều thời gian để thai nghén, phát triển và mở rộng ý tưởng thành tranh - vậy họ đã làm thế nào để cân bằng giữa nghệ thuật sáng tác và cuộc sống gia đình trong xã hội. Jenny Đỗ cho rằng không bao giờ có sự cân bằng. Chị thẳng thắn:
“Cuộc sống của người phụ nữ làm nghệ thuật và song song với các lãnh vực khác là cả một sự hy sinh, đè nén. Có lúc nghệ thuật được thoát ly, tự do, bùng lên như tia sét, có  lúc phải nín thở để giết chết nghệ thuật. Tuy nhiên, vì sự hậu thuẫn và yêu thương của người bạn tri kỷ, nghệ thuật trong tôi lại mấy phen nổi dậy như nước vỡ bờ. Tất cả các sự thăng trầm đều là những hạnh phúc và tốn kém vô kể cho cuộc sống và tâm hồn.” Nguyễn Trí Minh Quang lại cân bằng được cả hai và cuộc sống gia đình của chị không bị ảnh hưởng. “Hay nói ngược lại, cuộc sống nghệ thuật không bị chuyện gia đình ảnh hưởng ngăn trở.”
Quếhương giải thích vấn đề một cách rất ... trừu tượng như tranh vẽ:
“Khi đã đi vào con đường sáng tác rồi, tôi mới khám phá ra làm nghệ thuật là một điều hết sức cần thiết cho đời sống. Với tôi, hội họa đã khai mở ra những cõi thâm sâu của con người. Từ đó những liên hệ với con người nói chung, và những người thân nói riêng trở nên vô lượng. Mỗi một con người đều có một thân phận, và thân phận đó đã đến với tôi như một vì sao. Tôi phải biết tìm ra được ánh sáng lung linh của vì sao đó. Và đó cũng chính là mục đích sáng tác của tôi.”
Trong cùng lúc thì họa sĩ Trinh Mai vẫn chưa phân biệt được trắng đen, ranh giới giữa nghệ thuật hư cấu bao la và thực tại cơm-cháo-gạo-tiền. Mai viết bằng Anh ngữ trong e-mail “This is something I am trying to figure out!”
Trinh Mai nhìn nhận rằng cùng lúc phải làm vợ, làm con, làm chị và dĩ nhiên làm một phụ nữ Mỹ gốc Việt trong gia đình và làm hội họa là một thử thách lớn lao. Đôi lúc Mai không thể làm được và phải từ bỏ vài vai trò, chẳng hạn khi chú tâm vào họa thì chuyện bếp núc được gạt ra ngoài, chưa kể phải đòi hỏi sự tĩnh lặng và tránh xa thế giới thật. Và Mai mong rằng sẽ được mọi người thân rộng lòng thông cảm. Nói về người tình trăm nay, Trinh Mai nói: “Chúng tôi hiểu nhau và hết lòng hỗ trợ nhau.” Có lúc Mai định kiếm việc làm 9 đến 5 và để hội họa sang một bên nhưng chồng cô cứ nhất quyết “công việc của em là ở trong studio.”
May mắn hơn cả là họa sĩ Trương Thị Thịnh khi ông nhà tôi Nguyễn Trí Minh cũng là họa sĩ. Một người đi dạy toàn thời gian, một người vẽ toàn thời gian và trong nhà lại có nguời giúp việc đỡ đần nên chẳng có vấn đề gì, không nhiêu khê như ở Mỹ khi có con nhỏ. Chị nói ở Việt Nam thời đó chỉ có rất ít phụ nữ họa sĩ nên được mọi người yêu mến trân trọng.

Qua trao đổi không thấy họa sĩ nào ta thán về sự sai lầm ngay từ đầu khi chọn ngành hội họa, không người nào ngỏ ý muốn rời bỏ cọ và màu và sơn, hầu như rất hạnh phúc làm nghệ thuật nhưng không biết liệu kiếp sau (nếu có) các chị có muốn vẫn xin làm họa sĩ và chỉ mong đời không chê trách.

Saturday, July 28, 2012

NGỌC ĐAN THANH: Loài Hoa Nở Muộn


Đức Hà

Được lên truyền hình lầu đầu tiên lúc chỉ mới 14 tuổi, bé gái Lê Thị Huệ – trong vai cháu của bà nội (nghệ sĩ) Bạch Huệ đang đau nặng, đã khóc sướt mướt như chưa từng được khóc. Và vẫn tiếp tục khóc cho dù cảnh đã hết, cho dù được nhắc nhở vai diễn đã xong.
“Thật không hiểu điều gì đã khiến Thanh ‘hốt vai’ và diễn xuất tài tình như vậy,” Lê Thị Huệ tức nghệ sĩ Ngọc Đan Thanh kể lại một kỷ niện vui từ hàng chục năm trước ở Sài Gòn.
Và suốt từ lần diễn nhớ đời đó cho đến nay ở tuổi mà phần lớn các nghệ sĩ – nếu không lui vào hậu trường hay nghỉ ngơi, thì người con gái xuất thân xóm Nguyễn Cư Trinh thủa nào lại ngày càng rộn ràng sinh hoạt chạy show, từ sân khấu cải lương kịch nghệ, ca nhạc truyền hình, chuyển âm lồng tiếng kể cả làm xướng ngôn viên truyền hình và emcee ... khiến cho chị được bạn bè ưu ái tặng cho danh hiệu “Loài Hoa Nở Muộn.”
Nhưng đó là hậu vận trong vài năm trở lại đây, thế còn tiền vận thì sao?

Có thể là cung mệnh trôi nổi bồng bềnh như con nước trôi, Ngọc Đan Thanh cũng trôi dạt từ đài phát thanh Sài Gòn, sang đài Quân Đội, đến ban Hoa Rừng của binh chủng Biệt Động Quân, chuyến đến Tiểu Đoàn 50 Chiến Tranh Chính Trị và liên tiếp các ban kịch Thép Súng, Bảo Ân, Phương Nam, Vũ Đức Duy, Trắng Đen, Vũ Huân, Bích Thuận, Thẩm Thúy Hằng, La Thoại Tân, ban cải lương Phụng Hảo, Thanh Lịch và các đoàn cải lương Sông Bé, Thanh Minh Thanh Nga ... chưa kể là diễn viên trong vài bộ phim truyện màn ảnh lớn. Với một quá trình sinh hoạt nghệ thuật dày đặc tại quê nhà, không có gì lạ khi Ngọc Đan Thanh được mời cộng tác với trung tâm Người Đẹp Bình Dương ngay khi từ lúc ở đảo Pulau Bidong đến Nam Cali vào năm 1990. Và với giọng miền Nam ngọt ngào trầm ấm, chị cũng góp tiếng nói trong nhiều bộ phim Hồng Kông của Ánh Hằng, Việt Thảo. Tuy nhiên sau đó trong mười năm kế tiếp người nghệ sĩ đa tài đã buộc lòng phải trở lại với con người thật Lê Thị Huệ để đối đầu với cuộc sống đời thường không son phấn, ngoài đèn màu sân khấu, ngoài phòng thâu tiếng, trong đó chắc hẳn không thể không có những hỉ nộ ái ố hệt như sân khấu cổ nhạc hay phim bộ. Buồn nhiều hơn vui, đầy ắp phiền muộn, điều không thể thiếu với người con gái tuổi rồng – vẫn thường gắn liền với long đong lận đận, có thể vì vậy trong mười năm liền khán giả không được nghe và thấy Ngọc Đan Thanh trên bích chương quảng cáo. Nếu trung vận rơi đúng vào giai đoạn “số khổ” thì hậu vận của chị dường như đang tỏa sáng tuy hơi chút muộn màng. Không thể biết cuộc sống riêng tây, con tim nỗi lòng của chị vào lúc này có sáng rực hay không nhưng trong cuộc tiếp xúc ngắn ngủi cho bài viết này, người phỏng vấn không thể đoán cũng chẳng thể gặng hỏi cho ra lẽ. Nhiều lần nghe được chị khẳng định “Thanh không muốn được người thương hại.”
Phải chăng đó là cá tính mạnh của người mang tuổi Thìn?

Hành Trình Vào Đời

Cá tính Trời cho đó đã làm Ngọc Đan Thanh xuất thần ngay từ lần xuất hiện trước hàng trăm khán giả tại khán phòng Tổng Liên Đoàn Lao Công trên đường Lê Văn Duyệt năm nào khi chỉ mới học cổ nhạc với Thầy Năm Đờn được vài tháng. Lẽ dĩ nhiên tiết mục ngắn “Tống Tửu Đơn Hùng Tín” với Ngọc Đan Thanh trong vai nam Đơn Hùng Tín thành công ngoài sức tưởng tượng của chính thày dạy và thân phụ Năm Ngọc.
“Khi từ cánh gà bước ra sân khấu với ánh đèn chiếu sáng rực và khán giả ngồi đầy phía dưới thì Thanh - như lân thấy pháo, không còn e dè sợ hãi mà ngược lại cảm thấy thôi thúc và câu ca tiếng hát cứ thế mà tuông trào,” chị vui sướng nhắc lại một hình ảnh đẹp của quá khứ và nói thêm rằng có lẽ đó là nghiệp dĩ của người nghệ sĩ. Năm đó Ngọc Đan Thanh vừa tròn tuổi 13.
Thửa hưởng máu đam mê cổ nhạc của thân phụ - một người đờn ca tài tử, Ngọc Đan Thanh học rất nhanh, có khi thuộc bài nhanh hơn cả người cha cho dù lúc đó chưa biết gì. Nhưng ý muốn đi học cổ nhạc lại không được vì thành kiến xướng ca nghiêm khắc của ông nội. Phải mãi cho đến khi nội qua đời vào năm 1964, Ngọc Đan Thanh mới đến thọ giáo Thầy Năm Đờn. Rồi chỉ vài tháng sau chị xuất hiện trên kênh số 9 của truyền hình Sài Gòn trong chương trình Chiêu Hồi “Tiếng Chim Gọi Đàn.” Điểm đặc biệt mà cho đến nay chị vẫn không hiểu tại sao là khả năng tiếp thu bài học (cổ nhạc) rất nhanh và giữ nhịp thật chắc. Chị tâm sự rằng nhờ biết giữ nhịp đúng, các nhạc công có thể bay lượn tung tăng trên ngón đàn, thoải mái tận dụng và phô trương hết sở trường mà không bị kềm vô nốt nhạc:
“Nếu ngươi ca chẳng may bị rớt nhịp thì các tay đờn phải lắng nghe và chạy vớt theo người ca.”
Soạn giả Nguyễn Phương, hiện ở Montreal Canada viết về chất giọng của Ngọc Đan Thanh: “Giọng ca của Ngọc Đan Thanh được đánh giá là chuẩn mực khi ca các bản cổ nhạc dùng trong sân khấu cải lương, âm lượng khoẻ khoắn, lối ca đúng điệu, đúng bài bản, tuy chưa có bản sắc riêng như các diễn viên Ngọc Giàu, Lệ Thủy, Mỹ Châu.”

Tuy nhiên cho đến khi bị bể tiếng, với giọng thổ sẵn có lại ngắn hơi, Ngọc Đan Thanh quyết định chuyển sang bộ môn kịch nói với các vai diễn hiền lành như cô gái đi du học, cô gái yêu lầm hoặc cô nha sĩ nhà quê ... cho dù chưa trải qua một trường lớp nào về kịch mà chỉ học lại từ bạn bè thân thiết chỉ dẫn.
Với một hành trình dài sinh hoạt sân khấu kịch nghệ, cũng như tự bản thân cố gắng trau chuốt câu ca tiếng hát cũng như học hỏi, Ngọc Đan Thanh nói rằng mọi sự đều do Tổ nghiệp:
“Thanh rất mang ơn Tổ nghiệp đã ban cho một hình tướng, một giọng nói để được khán giả yêu mến, Thanh cũng rất biết ơn khán thính giả khắp nơi đã dành cho Thanh sự ưu ái thân tình.” Nhưng những lời khích lệ từ khán giả lại làm cho người nghệ sĩ càng quyết tâm hơn, càng nỗ lực hơn nữa. Chị nói rằng rất cảm động mỗi khi được nghe một lời thăm hỏi, một câu chúc lành, một e-mail khen tặng nhưng đó lại là gánh nặng của trách nhiệm đè nặng lên vai. Chị tự hỏi nhiều lần là liệu mình còn đủ sức, đủ khả năng làm cho đẹp hơn, tốt hơn để đáp lại sự yêu thương đó không.
“Ở tuổi này, không biết còn đứng trên sân khấu được bao lâu nữa,” chị thổ lộ và thú nhận rằng từ tân nhạc, cải lương đến sân khấu kịch, chị chưa hài lòng trọn vẹn và cảm thấy mọi sự vẫn chưa hoàn chỉnh như ý muốn.
Ấy vậy mà khi được hỏi là nếu khởi đầu trở lại từ con số không thì Lê Thị Huệ chọn nghề gì, thì chưa kịp đặt xong câu hỏi đã nghe câu trả lời:
“Dứt khoát Thanh vẫn chọn nghề ca kịch để tiến thân và mua vui khán giả. Mê lắm thay.”
Chị nói có ai sung sướng hơn người nghệ sĩ và có ai đau khổ bằng người nghệ sĩ. Đời người đầy những tình cảnh éo le vui buồn khóc than thì sân khấu hư cấu cũng là một phiên bản của đời thường và tràn đầy những đau thương buồn tủi. Và với Ngọc Đan Thanh làm chuyển âm (còn gọi là lồng tiếng) là dịp để sống thực với hoàn cảnh trắc trở của nhân vật trong phim và cũng để chị trút bỏ những đớn đau u sầu của chính bản thân. Không thể biết người trong phim truyện và người chuyển âm ai buồn khổ hơn ai, ai đáng thương hơn ai.

Nhưng có phải đời lúc nào cũng bi đát tang thương đâu, hãy xem và nghe Chí Tâm hòa nhịp cùng với Ngọc Đan Thanh vào mỗi thứ Bảy trong tiết mục Tiếng Tơ Đồng, khi thế giới cổ nhạc mở rộng và dẫn giải đã mang lại bao niềm vui cho khán giả truyền hình khắp mọi nơi từ hơn hai năm nay.
Từ Pháp, Giáo Sư Tiến Sĩ Trần Quang Hải hoan hỉ ngợi khen: “Anh học rất nhiều và cảm phục trí nhớ của em Chí Tâm và của em Ngọc Đan Thanh về số bài bản vắn mang nhiều hơi hướng nhạc Quảng và Tiều cùng nhiều bản vắn mà lúc nhỏ anh thường nghe khi đi coi hát cải lương mà không biết tên gì. Nhờ hai em mà anh khám phá rất nhiều bài quen thuộc mà chỉ nhớ nhạc chớ không biết tên.
Anh đã thu và để lên trang blog của anh ở http://vnsouvenir.multiply.com/  để giới thiệu cùng các bạn hữu gần xa biết việc làm hữu ích của hai em trong công cuộc bảo vệ vốn cổ âm nhạc ở hải ngoại. Một chương trình phong phú và rất ‘sư phạm’ có thể dùng để dạy ở trường học trong chương trình giáo dục âm nhạc.”

Nghệ sĩ Ngọc Đan Thanh còn có một người anh ruột định cư ở Đức và hai vị thân sinh ở tuổi 90 vẫn sống khỏe tại căn nhà từ bấy lâu nay ở Xóm Sở Rác vùng Nguyễn Cư Trinh, Sài Gòn. Chị hiện sống với hai con trai tại Quận Cam, Nam Cali.

Wednesday, July 11, 2012

Đau Lưng

Bác Sĩ Nguyễn Ý Đức
www.bsnguyenyduc.com


Sau Nhức đầu thì Đau lưng Lower Back Pain là nguyên nhân thứ nhì gây đau cho mọi người, đặc biệt là với người cao tuổi.. Chăm sóc đau lưng cũng là nguồn phí tổn khá cao, có lẽ chỉ sau các bệnh về tim.
Với nhiều nhà chuyên môn y tế thì Đau Lưng hầu như là một căn bệnh của đời sống gây ra do thói quen bất thường của người bệnh. Vì họ đứng, họ đi, họ nâng nhấc hoặc lôi kéo sự vật nặng không đúng cách, đưa tới nguy cơ tổn thương cho các thành phần của lưng. Khi đã bị một lần thì đau lưng cũng có nguy cơ tái phát.
Các nhà chuyên môn cũng ước lượng là 80% các trường hợp Đau Lưng có thể phòng ngừa được nếu ta để ý một chút hoặc nếu ta có vài kiến thức căn bản về cột sống.
Lưng là phần dưới của thân mình gồm có 5 đốt xương sống, các gân, dây chằng, cơ bắp để giữ lưng ngay thẳng. Các đốt xương này chịu đựng sức nặng của phần trên của thân mình, cho nên chúng rất dễ tổn thương.
Từ các đốt sống này xuất phát dây thần kinh não tủy. Giữa các đốt sống là đĩa sụn liên hợp giúp cột sống cử động trơn tru.
Ðau lưng thường thường gây ra do ba nguyên nhân chính:

  • căng cơ bắp-dây chằng trong các hoàn cảnh như mập phì, có thai, người cao tuổi ít vận động, nâng mang vật nặng mà lại dùng sức mạnh của lưng, tư thế không ngay thẳng, nhiều xúc động mạnh...
  • thoái hóa đĩa đệm
  • viêm mặt khớp xương.
Ngoài ra, bị chấn thương, u bướu, viêm nhiễm cột sống, nằm ngủ trong vị thế bất thường hoặc nệm quá mềm cũng là nguy cơ gây đau lưng. Nhiều trường hợp phụ nữ với nhũ hoa quá khổ cũng gây ra đau lưng vì lưng chịu một sức nặng ngoài khả năng.
Người cao tuổi thường hay bị đau lưng vì sự thoái hóa cột sống, cơ bắp dây chằng lỏng lẻo, đốt cột sống dễ bị nghiêng vẹo, đè vào dây thần kinh não tủy, gây ra đau. Với các bác, chỉ khom khom di chuyển một chậu cây cảnh hoặc cúi xuống bế đứa cháu nội ngoại cũng dễ dàng ôm lưng nhăn nhó.
Theo các nhà chuyên môn, 80% dân chúng đều bị đau lưng một vài lần nào đó trong cuộc đời. Đau lưng là lý do hàng đầu khiến cho người dưới 45 tuổi phải nghỉ việc.
Đau lưng có thể là cấp tính hoặc kinh niên.
Cấp tính thường kéo dài khoảng 4 tuần lễ còn kinh niên thì liên tục đau, có khi cả dăm ba tháng.
Những cơn đau và cứng khớp thường xảy ra vào buổi sáng sớm và xế chiều. Ban đêm cơn đau khiến người bệnh khó ngủ.
Đau cũng thường thấy ở dưới chân khi đi lại hoặc đứng lâu.

Phòng Tránh
Phòng ngừa có mục đích tránh các căng dãn không cần thiết cho cơ bắp và cũng để tăng cường sức mạnh cho các bắp thịt hỗ trợ cột sống.
1- Khi mang vật nặng, không nên khom lưng xuống để nhấc vật đó lên, mà ngồi xuống, hai tay ôm cầm vật đó rồi từ từ đứng lên qua sức mạnh của đầu gối, như vậy tránh được sự tổn thương cho lưng.
2- Khi vật nặng nằm ở trên bàn, ta có thể ôm vào bụng hay quay lưng ôm đồ vật vào lưng để mang đi.
3- Đừng đi giầy gót quá cao, làm xương sống xiêu vẹo, yếu.
4-Giữ dáng điệu ngay ngắn.
5-Khi đứng, bụng thót phẳng , hướng xương chậu về phía sau sẽ giúp phần dưới của cột sống vững hơn. Nếu cần đứng lâu thì đặt một chân lên vật cao khoảng hai tấc để ngả xương chậu về phía sau.
6-Ngồi lâu đều gây nhiều khó chịu cho lưng. Vì thế lâu lâu nên đứng dậy, đi qua đi lại, thư dãn xương lưng. Tránh ngồi trên nệm ghế quá mềm.
7-Nệm xe đều gây đau lưng khi ngồi quá lâu. Nên lót lưng với một cái gối nhỏ và để tay trên vật tựa; kéo ghế gần về phía trước để đầu gối cao bằng hông.
8-Nên ngủ trên nệm cứng; nằm nghiêng, đầu gối co thước thợ hoặc khi nằm ngửa thì lót gối dưới khuỷu chân. Gối cao vừa phải để đầu và mình ngang bằng;
9- Khi cần coi tivi hoặc đọc sách lâu, nên nằm để tránh căng cho xương sống.
10-Quần áo không nên quá bó sát vào người để cơ bắp, xương khớp không bị gò bó..
11-Tập thể dục với các cử động làm thư giãn khớp xương và bắp thịt, tăng cường sức mạnh cho bắp thịt, dây chằng ở lưng.
12-Buổi sáng ngủ dậy, trước khi bước ra khỏi giường nên tập các cử động vẹo người qua lại để thư giãn lưng. Lý do là sau bẩy giờ nằm ngủ, xương khớp, bắp thịt cứng lại, nếu đứng dậy ngay có thể té ngã, gây tổn thương cho lưng và các phần khác của cơ thể.
13-Không hút thuốc lá vì nicotine làm giảm máu lưu thông tới lưng khiến cơ khớp yếu.
14-Giảm cân nếu quá mập, vì mập phì làm mô mềm ở lưng căng cương. Hai phần ba người bị đau lưng kinh niên đều bị béo phì.

Vài cử động để thư dãn cột sống
1-Ðứng thẳng, hai bàn chân xa ngang thân người, úp hai bàn tay lên ngang lưng. Ðầu gối ngay thẳng, ưỡn lưng về phía sau càng xa càng tốt. Giữ nguyên vị trí trong vài ba giây rồi trở lại dáng điệu bình thường. Làm cùng động tác năm lần.
2- Ðứng ngay thẳng, tựa hai tay lên phía sau của thành ghế. Ðầu gối thẳng, dơ một chân về phía sau càng cao càng tốt. Hạ chân xuống từ từ và làm cùng động tác với chân kia. Làm năm động tác liên tiếp cho mỗi chân.
3-Nằm sấp, hai chân duỗi thẳng, khuỷu tay gấp, hai bàn tay úp xuống sàn. Dùng hai tay đẩy thân mình lên càng cao càng tốt, mông và chân vẫn phẳng dưới sàn. Nhắc lại cùng động tác 10 lần.
4-Nằm ngửa, đầu gối gập lại, hai bàn chân để dưới đất. Từ từ nhấc đầu và vai khỏi sàn, hướng hai bàn tay về phía đầu gối, giữ vị trí trong mười nhip đếm rồi nằm thẳng mình trở lại. Nhắc lại cùng cử đông năm lần.
5-Nằm sấp, chân tay đụng mặt bằng. Nâng cao một chân, đếm từ 1 đến 10 rồi hạ chân xuống. Nhắc lại cùng cử động với chân kia. Làm 5 lần mỗi chân.

Friday, June 15, 2012

Bảy Điều Răn Cho Tim

Ngọc Thụy

Muốn sống thọ và sống khỏe chỉ cần theo bảy điều răn:
  • Tránh xa thuốc lá. 
  • Giữ cơ thể thon gọn. 
  • Chuyên cần thể dục. 
  • Ăn uống lành mạnh. 
  • Kiểm soát mức cholesterol. 
  • Theo dõi huyết áp và tỉ lệ đường trong máu. Chỉ có vậy.
 Nghiên cứu nhóm người ở độ tuổi 50 từng áp dụng bảy lời khuyên nói trên thì có thể sống thêm 40 năm nữa mà chẳng phải lo lắng đến đột quỵ hay nhồi máu cơ tim, theo phúc trình đăng trên trang mạng của Hiệp Hội Tim Hoa Kỳ - The American Heart Association.
“Với bảy lời khuyên đó, nếu quý vị duy trì được – thì đó là nguồn suối tuổi trẻ cho trái tim của quý vị. Quý vị sẽ sống thọ, cường tráng, yêu đời ở tuổi già và ít lệ thuộc vào thuốc men hay chăm sóc y tế,” phát biểu của bác sĩ chuyên khoa tim Donald M. Lloyd-Jones, người đứng đầu cuộc nghiên cứu.
Muốn biết mình có thuộc thành phần có triển vọng sống thọ hay không, trang web đưa ra bảy câu hỏi và để đạt yêu cầu phải trả lời CÓ cho cả bảy câu:
• Chưa hề hút thuốc hay bỏ hơn một năm
• Chỉ số cơ thể thấp hơn 25 (BMI là thước đo mỡ trong cơ thể dựa trên chiều cao và cân nặng); đo chỉ số BMI ở đây.
• Tập thể dục nhẹ trong ít nhất 150 phút/tuần (20 phút/ngày) hoặc thể dục mạnh trong 75 phút/tuần
• Theo chế độ dinh dưỡng nhiều rau quả, cá, hạt whole grain, giảm ăn ngọt, giảm ăn mặn (dưới 1,500 milligram muối)
• Mức cholesterol dưới 200
• Huyết áp dưới 120/80
• Tỉ lệ đường trong máu dưới 100
Trong cuộc thăm dò mới đây, hội nghiên cứu tim Hoa Kỳ phát hiện rằng 39% người Mỹ
cho rằng hệ thống tim mạch của mình tốt, thật ra 54% đang có vấn đề và được khuyến cáo cần phải thay đổi lối sống để cải thiện sức khỏe.
Với tình trạng người Mỹ ngày càng béo phì, việc gìn giữ cho cân nặng ở mức hoàn hảo là điều cực kỳ khó khăn. Nhiều người bỗng sững sờ khi thấy mình cân nặng hơn bình thường quá nhiều, và thường hay chấp nhận vòng eo không mấy thon thả của mình, theo lời bác sĩ Lloyd-Jones.
Hội tim đề ra mục tiêu phải đạt từ nay đến năm 2020 là cải thiện hệ thống tim mạch của 20% người dân Mỹ và đồng thời giảm 20% tỉ lệ tử vong vì bệnh tim. Thống kê cho biết trong thập niên qua đã giảm được 40% mức tử vong do bệnh tim và gần 35% tử vong do đột quỵ nhờ các phương pháp chữa trị và biện pháp phòng ngừa.

Friday, June 8, 2012

Bước Ngoặt Đột Phá


Đức Hà

Với tỉ lệ vượt trội đánh dấu một khúc quanh quan trọng trong chính trường San Jose, cử tri thành phố gần một triệu dân đã đáp ứng lời kêu gọi của Thị Trưởng Chuck Reed là phải nhanh chóng và triệt để cải tổ lại hệ thống hưu bổng và cấp dưỡng dành cho công chức chính quyền khi về hưu trước khi quá muộn.
“Tôi muốn chuyển lời cám ơn đến cử tri San Jose về quyết tâm cải cách cơ cấu tài chính thành phố đồng thời tạo dựng một tương lai tốt đẹp và lâu dài cho con cháu chúng ta,” ông Reed phát biểu ngay sau khi kết quả thuận (màu xanh) đạt mức 69.58% đánh bại bên chống (màu đỏ) chỉ được 30.42%.
Tuy nhiên thắng lợi của ông Reed không trọn vẹn khi ứng viên Tâm Trương – một người tích cực ủng hộ đường lối cải cách, không đủ phiếu để vượt qua đương kim Ủy Viên Kansen Chu; còn Ủy Viên Rose Herrera thuộc District 8 – một đồng minh trong Hội Đồng Thành Phố không đủ túc số 50% + 1 và phải tranh vòng hai với luật sư Jimmy Nguyễn, tranh cử độc lập nhưng được các nghiệp đoàn hậu thuẫn.
Đường lối của Thị Trưởng Reed - dù được cử tri đồng thuận, lại mới chỉ đạt thành công một bước và sẽ còn nhiều bước khó khăn trong hai năm chót của nhiệm kỳ khi việc biểu quyết các dự án canh tân sửa đổi tại Hội Đồng Thành Phố sẽ khó được nhanh chóng thông qua. Khó là vì người ta chưa thể biết hai ứng viên thắng cử tại District 8 và 10 ở vòng hai sẽ đứng về phía nào: cải cách hay bảo thủ.

Measure B

Measure B đề án luật đầy tranh cãi được Thị Trưởng Reed đề xuất nhằm tránh cho San Jose không đi vào vết xe khai phá sản như thành phố Vallejo năm 2008 hay Stockton đang bên bờ vực thẩm. Muốn tạo bước ngoặt mới thì phải cải tổ khoản tiền hưu hiện chiếm quá nhiều (245 triệu đô) trong ngân sách trong khi thư viện phải đóng cửa hoặc giới hạn giờ hoạt động, đường phố loang lỗ ổ gà, nạn băng đảng bạo động gia tăng và nhiều vấn đề khác như sa thải nhân viên cảnh sát, nhân viên cứu hỏa, giảm lương, bớt giờ làm ... chỉ vì thiếu ngân khoản. Câu hỏi của Đề Luật B đưa ra là có nên tiếp tục dùng tiền thuế của nhân dân đóng góp để chi một cách hậu hĩnh cho các chương trình hưu bổng và cử tri đã dứt khoát trả lời Không. Không chỉ San Jose - mà San Diego cũng vậy, cử tri tại thành phố phía Nam cũng ủng hộ chủ trương cải cách. Hơn thế nữa người ta tin rằng gương đi trước của hai thành phố Cali sẽ là bàn đạp để nhân rộng khắp nước Mỹ khi ngân sách nhà nước trung ương và địa phương ngày càng suy yếu trong lúc nền kinh tế vẫn còn ì ạch và đang có nguy cơ trở nên tệ hại hơn bắt nguồn từ Hy Lạp và Tây Ban Nha từ Châu Âu. Measure B của San Jose còn đi một bước xa hơn khi tác động đến công chức đang làm việc, công chức sẽ được thu dụng trong tương lai và kể cả những người đã ăn lương hưu.
Cuộc tranh chấp gay go và quyết liệt giữa hai chủ trương cải cách và bảo thủ, giữa quyền lợi chung của toàn cư dân thành phố và bổng lộc riêng của một nhóm người coi như chấm dứt nhưng chưa phải là hết khi Measure B chắc chắn sẽ được đưa ra tranh tụng ngoài tòa và còn kéo dài miên man. Tin cho biết cả hai phe đã chi tiêu hơn một triệu đô để vận động cho đề luật này.

Jimmy Nguyễn

Tranh cử vào ghế số 8 trong Hội Đồng Thành Phố và đối đầu với một đương kim nghị viên là điều khó, nếu không nói là cực kỳ khó đối với một người lạ và mới như luật sư Jimmy Nguyễn. Trong cuộc phỏng vấn trước đây với Việt Tribune ông nói rằng với hành trang nhẹ nhàng, một quá khứ sạch, một đường lối trong sáng, ông vẫn hy vọng. Và hy vọng của ông đã thành sự thực vào kỳ bầu cử sơ bộ thứ Ba vừa qua.
“Thực tình tôi không kỳ vọng vào được vòng hai, tuy có phấn đấu hết mình. Tranh cử chống lại một người đang ngồi trong Hội Đồng Thành Phố - khi người đó có nhiều kinh nghiệm chính trường San Jose và cũng không có tì vết gì, là một cuộc chiến thua nhiều hơn thắng,” ông cho biết.
Bầu cử tại Khu Vực 8 - gồm vùng Evergreen, Silver Creek, Eastridge và the Villages cho kết quả như sau: Rose Herrera đạt 48.64%, Jimmy Nguyễn 28.24% và Patricia Martinez-Roach 23.12%. Đương kim Nghị Viên Rose Herrera được sự hậu thuẫn của các nghiệp đoàn lao động khi tranh cử lần trước nhưng mới đây khi trở thành đồng minh của ông Reed và ủng hộ Measure B thì nghiệp đoàn muốn đẩy bà ra khỏi ghế số 8. Theo báo Mercury News, nghiệp đoàn muốn bà phải tranh vòng hai với ứng viên Martinez-Roach, một người không được đánh giá là sáng chói. Và vì vậy Jimmy Nguyễn được nghiệp đoàn để mắt và ủng hộ và vận động để cử tri gốc Việt bầu cho Jimmy. Phải chăng hay không bằng hên là trường hợp này.
Jimmy Nguyễn nói rằng ông rất biết ơn cử tri các sắc dân đã tin tưởng và bỏ phiếu ủng hộ ông cho dù cử tri đến phòng phiếu rất khiêm nhường trong ngày thứ Ba 5 tháng Sáu. Ông tin rằng nhiều cử tri gốc Việt trong District 8 đã dành cho ông nhiều cảm tình và có cùng tầm nhìn với ông.
Khi hỏi rằng liệu ông có thể tranh thủ số 2,273 phiếu dành cho ứng viên Patricia Martinez-Roach vào kỳ tổng tuyển cử tháng Mười Một tới không, Jimmy bày tỏ rằng đó là điều quá tốt.
“Tôi không nghĩ sự hậu thuẫn của bà Patricia Martinez-Roach dành cho tôi sẽ đương nhiên nhưng hy vọng bà sẽ cân nhắc và rồi sẽ giúp tôi.”
Lẽ dĩ nhiên nếu chuyện này xảy ra, luật sư Jimmy Nguyễn sẽ trở thành thành viên gốc Việt thứ hai trong thành phố, không thuộc phe nhóm nào.

Chia sẻ về việc Measure B được thông qua trong khi Jimmy Nguyễn chống, vị luật sư 34 tuổi cho biết có thể vì cử tri chưa thấu hiểu hết những hệ lụy phức tạp và tốn kém của vấn đề:
“Nhiều nguy cơ tranh tụng đang tiềm ẩn từ Measure B. Cho dù thế nào đi nữa tòa sẽ có quyết định sau cùng về số phận của Thành Phố, Nghiệp Đoàn và chúng ta, những người thọ thuế. Thành phố sẽ phải chi tiêu nhiều cho luật sư và việc tranh tụng thay vì cùng ngồi vào bàn thảo luận để tìm ra giải pháp ôn hòa.”
Luật sư Jimmy Nguyễn khẳng định ông vẫn cương quyết không ủng hộ Measure B vì chi phí ngoài tòa rồi ra sẽ do chính nhân dân phải gánh chịu đồng thời Measure B làm mất đi tính nhân đạo trong việc đối xử với công nhân viên thành phố.
Theo một nhân vật quen thuộc với chính trường District 8 thì cử tri gốc Việt – chiếm 18% toàn bộ cử tri khu vực, sẽ có vai trò then chốt vào kỳ bầu cử chung kết tháng Mười Một.

Tâm Trương

Cũng như luật sư Jimmy Nguyễn, ứng viên gốc cảnh sát Tâm Trương khi ra tranh cử tại Khu Vực 4 – gồm 25% cử tri gốc Việt và 18% gốc Hoa, phải đối đầu với một nghị viên đương nhiệm gốc Hoa mạnh về thế lực lẫn tài chính, ông Kansen Chu. Ông Chu không phải là một đồng minh của Thị Trưởng Reed trong Hội Đồng Thành Phố và là người chống lại Measure B. Kết quả sau cùng cho thấy Kansen Chu đạt 54.19% toàn thắng, Tâm Trương về nhì 38.35% và Rafael Sabic 7.46%.
Ông Tâm được Thị Trưởng Reed hậu thuẫn ngay từ đầu kể cả bà Phó Thị Trưởng Madison Nguyễn, điều chưa từng thấy từ trước đến nay ở San Jose. Thế nhưng đó cũng có thể là điều khiến Tâm Trương thua cuộc, cho dù ông là người được ban quan điểm nhật báo Mercury News gợi ý cử tri District 4 nên chọn để đưa Tâm Trương và Kansen Chu vào vòng hai. Kết quả không diễn tiến như dự đoán và Nghị Viên Kansen Chu tái trúng cử nhiệm kỳ hai của ông, có thể vì dự đoán của báo Mercury News quên, không biết hay không tính đến yếu tố Việt trong cuộc bầu cử. Những lời bàn cãi nghe được tại đêm bầu cử đã đưa ra nhiều giải thích và giả thuyết cũng khá thuyết phục. Thứ nhất Tâm Trương quá mới, không có thành tích gì xuất sắc trong cộng đồng San Jose, chưa đủ bản lĩnh về tầm vóc chính trị, và lại là cảnh sát, điều này có thể khiến cử tri gốc Việt ngại. Thứ hai ông quá thân cận với bà Madison Nguyễn cùng với một đài phát thanh tiếng Việt ở San Jose cũng khiến cử tri Việt dễ bị ... dị ứng. Với hai yêu tố “ngại” và “dị ứng” thì phiếu của người Việt hẳn nhiên là bị phân tán chia hai. Thứ ba những cử tri cảnh sát và thuộc nghiệp đoàn không thể đứng về phía Tâm Trương vì chủ trương ủng hộ Measure B của ông. Một người không muốn nêu danh tính cho hay nếu Tâm Trương thắng cử thì ông ta dễ trở thành người chịu ơn và chịu ảnh hưởng để không có những quyết định độc lập hay phản bác khi tranh luận với các đồng viện. Trong cùng lúc thì Nghị Viên họ Chu cùng với những người ủng hộ lại tận dụng yếu tố Việt và lấy lòng cử tri Việt khi tranh cử. Ông đi thăm Lý Tống trong nhà giam và thường xuyên liên hệ với mấy cơ quan truyền thông Việt để được tiếp cận nhiều với cử tri gốc Việt. Điểm sau cùng là cho dù không thích Kansen Chu, người ta cũng cho rằng cần phải bầu cho ông vì ông sẽ là “bàn thắng” trong Hội Đồng Thành Phố, một tiếng nói đối lập rất cần thiết trong cơ chế dân chủ ở nghị trường Hoa Kỳ.

Nhận định chung, người ta thấy rằng cuộc bầu cử vừa qua diễn biến tương đối ôn hòa, phải chăng và có tiến bộ. Những vụ đánh phá, bôi bẩn, dựng chuyện để cáo buộc chuyện không có thành có núp dưới bóng những bài cậy đăng hay bài viết tiêu cực tràn ngập báo Việt ngữ, những buổi phát thanh ngày đêm, thư rơi tố giác không căn cứ, nhổ bỏ bảng tranh cử, kể cả ẩu đả ... thời ứng viên Madison Nguyễn và Linda Nguyễn tranh ghế District 7 hay Hon Liên và Kansen Chu trong District 4 không thấy xuất hiện trở lại – cho dù vài vụ chụp “nón cối” có xảy ra ở mức độ nhẹ.

Sunday, May 27, 2012

Tâm Trương: Ứng Cử Viên District IV

Đức Hà

Cư dân District 4 ở San José hồi gần đây thường thấy một người gốc Việt cùng các ủng hộ viên đến từng nhà, gặp từng cử tri để vận động sự hậu thuẫn cho cuộc bầu cử sơ bộ ngày 5 tháng Sáu tới. Ứng cử viên Tâm Trương, 31 tuổi, chia xẻ với Việt Tribune:
“Chúng tôi đến gõ cửa từng hộ trong Khu Vực 4 kêu gọi sự ủng hộ và đã nhận được những phản hồi rất khích lệ. Nhiều cử tri nói rằng họ muốn có sự thay đổi ở cấp lãnh đạo trong District 4 với lý do họ bất đồng với người đương nhiệm vì những quan hệ mật thiết của người này với các nghiệp đoàn cũng như đứng về phía nghiệp đoàn.”

Tâm Trương cho biết khó có thể tiên đoán chính xác 100% kết quả bầu cử khi còn đến gần tháng nữa cử tri mới đến phòng phiếu nhưng anh tin rằng cơ may thắng rất lớn. Và điều này cho thấy người thắng cử sắp tới đây ở Khu Vực 4 - nơi trước đây ông Chuck Reed từng là đại diện trước khi trở thành thị trưởng, sẽ tùy thuộc vào số phiếu có tích cực ủng hộ đường lối của ông Reed nữa hay không. Anh Tâm được sự hậu thuẫn của ba người trong Hội Đồng Thành Phố là ông Thị Trưởng, bà Phó Thị Trưởng Madison Nguyễn, Nghị Viên Pete Constant và nếu đánh bại được Nghị Viên Kansen Chu, người đương nhiệm, cánh của ông Reed sẽ có ít nhất bốn phiếu trong các cuộc bầu bán trong thành phố. Dân số District 4 có 93,694 cư dân bao gồm bốn khu vực Alviso, Berryessa, North San Jose và North Valley.

Vào kỳ bầu cử tháng Sáu năm nay tại San Jose sẽ có 17 ứng viên - tính luôn bốn người đương nhiệm, cùng dự tranh vào Hội Đồng Thành Phố, trong đó có hai người gốc Việt: luật sư Jimmy Nguyễn tranh ghế ở District 8 và Tâm Trương ở District 4. Cả hai đều trẻ tuổi, học vấn cao, quá khứ “sạch,” tranh cử lần đầu và không theo thông lệ của phần đông ứng viên gốc Việt thường hay khởi đầu sự nghiệp chính trị từ cấp học khu. Tuy nhiên nếu Jimmy Nguyễn tranh cử với tính cách độc lập thì Tâm Trương tham dự cuộc tranh tài với chủ trương ủng hộ hoàn toàn đường lối của Thị Trưởng Chuck Reed, nhất là trong vấn đề cải tổ tiền hưu cho công chức thành phố (xem bài về Measure B) và cân bằng ngân sách. Và nếu người Việt San Jose mới chỉ nghe đến tên Tâm Trương lần đầu – ngoại trừ những người phạm pháp hay từng dính líu đến luật pháp thì trong ngành công lực anh là người có hồ sơ cá nhân dày cộm.

Tốt nghiệp trung học trường Silver Creek High School, và cử nhân khoa học về Hành Chánh Tư Pháp đại học San Jose State University, Tâm Trương hoàn tất bằng MA ngành Quản Trị Doanh Nghiệp đại học University of Phoenix năm 2007. Anh gia nhập ngành bảo vệ an ninh năm 2004 và giữ chức Deputy Sheriff trong Quận Hạt Santa Clara trong bốn năm trước khi chuyển sang cơ quan cảnh sát San Jose năm 2008. Hiện nay Tâm Trương là thám tử chuyên phụ trách các vụ án mạng tình dục thuộc Phòng Điều Tra của sở cảnh sát SJPD. Tuy nhiên với nhiều người Việt ủng hộ Madison Nguyễn và thường hay tham gia các buổi sinh hoạt cộng đồng của bà phó thị trưởng thì Tâm Trương không mấy xa lạ. Trang blog Little Saigon Inside cho biết Tâm Trương luôn có mặt cạnh Madison Nguyễn trong các buổi sinh hoạt tiếp xúc với các cộng đồng San Jose. Madison cũng có mặt khi Tâm gây quỹ, và cả tư vấn cho những người ủng hộ Tâm tại trụ sở tranh cử trên đường Lundy. Các cơ quan truyền thông nhiều lần trích dẫn lời phát biểu của phó thị trưởng rằng “... ông Trương là sự chọn lựa đúng nhất vì đây là chuyện chưa hề xảy ra ở San Jose khi một ứng viên cùng lúc được cả thị trưởng lẫn phó thị trưởng hậu thuẫn.”
Không chỉ ủng hộ chương trình hành động của ông Reed, Tâm Trương còn có những chủ trương riêng chủ yếu nhằm đem lại sự ổn định tài chính cho thành phố và đưa San Jose trở lại danh sách những thành phố an ninh nhất Hoa Kỳ. Trên trang nhà tamtruongforcitycouncil.com, anh cho biết ba lý do khiến anh phải ra tranh cử:
“Tái cấu trúc ngành cảnh sát, phục hồi những dịch vụ cốt yếu của thành phố, và làm hồi sinh mảng công ăn việc làm cho cư dân.” Anh nhấn mạnh rằng nước Mỹ đang trải qua một trong những tình trạng suy thoái tệ hại nhất kể từ cuộc Đại Khủng Hoảng và điều này không cho phép mọi người thờ ơ với nền kinh tế hiện nay.
“Tôi tin rằng San Jose sẽ trở thành một thành phố thí điểm cho cả nước nếu cư dân ở đây quyết tâm vùng dạy đối đầu với những thử thách trong vấn đề ngân sách bằng cách ủng hộ cải tổ quỹ hưu trí, củng cố hay loại bỏ những dịch vụ trùng lắp, và mua bán sắm sửa tại địa phương để giúp khoản thu nhập về thuế cho thành phố.”

Với tư cách là một nhân viên cảnh sát, Tâm Trương cho hay an ninh là mối ưu tư số 1, và muốn mang lại trật tự và an ninh công cộng cho thành phố thì phải kiểm soát chặt chẽ khoản chi tiêu kể cả trong vấn đề hưu bổng. Anh nêu lý do khiến cư dân trong District 4 cũng như cá nhân anh không hài lòng với người đại diện hiện nay:
“Đại diện Khu Vực 4 không tiếp cận với cư dân địa phương và cũng không phục vụ cho quyền lợi chung. Nghị Viên Chu bỏ phiếu chống cho bất cứ sáng kiến nào của ông thị trưởng nhằm giải quyết tình trạng ngân sách thâm thủng. Chính ông ta hô hoán ủng hộ việc cải tổ quỹ hưu bổng nhưng cũng chính ông ta không muốn đưa Measure W vào kỳ bầu cử năm 2010.” Năm nay ông Kansen Chu cũng chống lại Measure B có nội dung cho phép Hội Đồng Thành Phố sửa đổi bản hiến chương về quỹ hưu bổng công chức.

Measure B: YES

Khi được hỏi vì sao chính Tâm Trương là nhân viên cảnh sát lại muốn sửa đổi quy chế hưu bổng đặc biệt ưu đãi nhân viên cảnh sát và cứu hỏa khi nghỉ hưu, anh giải thích:
“Là một thành viên của SJPD, khi nghỉ hưu tôi cũng sẽ được hưởng những ưu đãi của quỹ hưu bổng nhưng khi muốn thấy có sự cải tổ thì phải quên bản thân mình và nghĩ đến bối cảnh lợi ích của cả thành phố trong đó có Khu Vực 4. Tôi nghĩ rằng thành phố không thể tiếp tục hướng đi hiện nay khi phải chi tiêu quá nhiều vào chuyện hưu bổng cho công chức. Nói tóm lại là khi chi tiêu quá nhiều cho quỹ dành cho công chức hưu trí thì ngược lại điều đó cũng sẽ tác động đến tất cả mọi cư dân San Jose, nhất là về phẩm chất của đời sống. Tôi ủng hộ Thị Trưởng Reed trong vấn đề này, và sẽ bỏ phiếu YES.
Nhìn về tương lai, Tâm Trương phác họa chương trình hành động:
“Nếu thành công, chúng tôi sẽ tập chú vào việc phục hồi những dịch vụ cốt yếu cho cư dân thành phố. Một khi mức thâm thủng giảm và thu nhập tăng thì chúng ta không thể cho phép tiếp tục chính sách đã tạo nên một nền kinh tế suy yếu. Tôi tin rằng cư dân Khu Vực 4 đáng được hưởng điều đó và họ cũng kỳ vọng như vậy.”
Là một thành viên thuộc lực lượng gìn giữ an ninh cho San Jose, Tâm Trương không thể không quan tâm đến tình trạng an ninh của cư dân không chỉ trong khu vực anh tranh cử mà cho cả toàn thành phố:
“An ninh cho mọi cư dân San Jose là mối ưu tư của tôi. Cho dù San Jose được đánh giá như thế nảo đi nữa về mức độ an ninh công cộng thì theo tôi lực lượng cảnh sát vẫn phải được tăng cường thêm nhân sự.”
Anh nói rằng khi bắt đầu công tác trong ngành cảnh sát, toàn lực lượng có đến 1,385 nhân viên, hiện nay không đầy 1,082 người. Kết quả là có nhiều vụ việc không được quan tâm và yêu cầu giúp đỡ của người dân không được giải quyết nhanh chóng.
“Vì lý do thiếu nhân sự những cuộc gọi báo động đến sở cảnh sát đều không được đáp ứng nếu không được xác minh cụ thể. Hãy thử nghĩ coi thế nào là xác minh trong một trường hợp báo động: liệu có phải khi bạn về đến nhà và thấy nhà trống trơn vì ai đó đã dọn sạch hay nửa đêm thức giấc vì hệ thống báo động reo vang.”

Người ta không thể biết liệu một ứng cử viên được sự hậu thuẫn của Thị Trưởng Reed và Phó Thị Trưởng Madison Nguyễn – người bị nhiều dèm pha và chỉ trích trong vụ đặt tên Little Saigon San Jose, và phải đối đầu với ông Kansen Chu giầu tiền bạc và là người đã bám rễ khá sâu vào Khu Vực 4 từ chục năm qua, có thắng lớn và thắng đẹp hay không là câu trả lời chưa có giải đáp dứt khoát. Chắc chắn Tâm Trương sẽ lấy được hết phiếu của cử tri cùng chủ trương và hành động với Thị Trưởng Reed, nhưng phiếu bầu của cử tri gốc thiểu số như Mễ hay Việt (25%) thì chưa chắc. Còn cử tri gốc Hoa (khoảng 18%), cử tri cảnh sát, nhân viên cứu hỏa và người của nghiệp đoàn thì rất khó gom phiếu nếu không nói là không lấy được. Tính đến cuối tháng Ba, Nghị Viên Kansen Chu vận động được trên 45 ngàn trong khi Tâm Trương đạt được hơn nửa.

Lịch trình:

  • Bầu sớm và bầu khiếm diện: thứ Hai 07 tháng Năm tại văn phòng Registrar’s Office
  • Hạn chót ghi danh đi bầu: thứ Hai 21 tháng Năm
  • Hạn chót ghi danh bầu khiếm diện: thứ Ba 29 tháng Năm.
  • Ngày bầu cử: thứ Ba 05 tháng Sáu, từ 7AM đến 8 PM