Monday, November 19, 2018

Gặp Cô Lựu Tại San Jose


Đức Hà
Việt Mercury

Toàn thể khán giả đến với chương trình văn nghệ Câu Hát Quê Hương, thứ Bảy vừa qua đã hết sức bất ngờ và thích thú khi được đón tiếp và thưởng thức giọng ca vàng của cô Lựu đến từ Việt Nam trong một tiết mục không chuẩn bị trước. Không ai có thể tưởng tượng lại có dịp chứng kiến tận mắt cuộc hội ngộ kỳ thú và cảm động giữa cô Lựu và Võ Minh Thành sau 20 năm cách biệt.
Tuy nhiên nếu Bạch Tuyết trong vai cô Lựu với làn hơi dài và mượt mà như bao giờ vẫn xuống sáu câu ngọt ngào với Thành Được trong vai Võ Minh Thành thì Thành Được lại chỉ lặng thinh bịn rịn không nói nên lời.
Cả hội trường gần như xúc động đến tận cùng khi cô Lựu thốt lên hai chữ: “Anh Thành!”


Hỏi cải lương chi bảo Bạch Tuyết rằng làm thế nào ở tuổi xấp xỉ 60 lại vẫn giữ được làn hơi thủa nào. Bạch Tuyết trả lời “Nhờ tổ nghiệp thương.”
Hỏi Thành Được rằng sao lại lặng thinh với Lựu sau 20 năm cách biệt. Thành Được trả lời: “Xúc động quá và cũng vì quên tuồng.”
Hỏi Quang Chánh có muốn sắm vai Võ Minh Luân, con trai Võ Minh Thành không. Quang Chánh trả lời: “Ước gì.”

Đến Hoa Kỳ lần thứ ba trong chuyến du hành Phật sự, Bạch Tuyết nói rằng để ra mắt hai dĩa nhạc Trường Ca Phật Giáo và Dân Tộc và Trường Ca Hai Quãng Đời của Sư Phụ Trúc Lâm.
“Sẵn dịp Bạch Tuyết sẽ đi New York thăm con trai,” chị nói.
Ăn chay trường từ nhiều năm nay, Bạch Tuyết cho hay cô dành phần lớn thời gian để tu thiền và làm công tác thiện nguyện tại các chùa ở Việt Nam.
Nói vậy nhưng những kỷ niệm về cải lương vẫn là điều làm Bạch Tuyết xôn xao hơn cả. Cô kể lại, từng ký ức, từng vai diễn, từng động tác, từng nhân vật, giọng nói bình dị và chân tình.
“Bạch Tuyết đi hát khi mới 15 tuổi và rất cám ơn số phận đã đưa Bạch Tuyết đến với cải lương.”

Nói đến Bạch Tuyết người ta không thể quên Lê Thị Trường An trong Tuyệt Tình Ca hay Thái Hậu Dương Vân Nga, Kiều Nguyệt Nga và Đời Cô Lựu, vở cải lương kinh điển của tác giả Trần Hữu Trang.
Bạch Tuyết kể rằng chỉ diễn chung Đời Cô Lựu với Thành Được vài ba lần rồi Thành Được ra đi, và sau đó cô đóng chung với Thanh Tòng và Thanh Sang.
“Đời Cô Lựu là một tổng hợp tuyệt vời về cấu trúc, nội dung, chủ đề tư tưởng và kỹ thuật viết bài ca mà ít có vở nào sánh được. Chẳng hạn Đời Cô Lựu không chỉ có hai vai chánh mà đến bẩy vai, mỗi vai là mỗi nét đặc biệt thể hiện những khía cạnh đa dạng đa nhân cách của con người.”
Vậy có thể nào nhân dịp Bạch Tuyết có mặt tại Mỹ, bà con San Jose được nghe lại trích đoạn Đời Cô Lựu không?
“Bạch Tuyết sẽ lưu lại Mỹ năm tuần lễ,” cô nói kèm một nụ cười chân tình.

http://www.nsbachtuyet.ca/lotus/cung-thuong-sau-nguyet-ha/bach-tuyet-thanh-duoc/

              Bài viết được đăng trên Viet Mercury số 273 ngày 16 tháng 04, 2004

Sunday, November 4, 2018

Bầu Cử 2018: Dân Chủ hay Cộng Hòa?


Đức Hà

Thống kê dân số năm 2016 cho biết có gần 2,1 triệu người Việt ở Mỹ. Về bầu cử thống kê không có con số về lượng người Việt ghi danh đi bầu nhưng theo bản tin của VOA một cuộc khảo sát hồi tháng 10 vừa qua về cử tri gốc Á cho thấy người Mỹ gốc Việt là cộng đồng gốc Á duy nhất có số đông ủng hộ Tổng thống Donald Trump với tỷ lệ cao nhất đến 64%, trong khi chỉ có 24% cử tri gốc Hoa ủng hộ.

Lẽ tất nhiên tại đất nước tự do người dân có quyền chọn lựa đảng phái mình cảm thấy ích quốc lợi dân nhứt - cho dù có khi chỉ vì bị tuyên truyền qua báo chí, tivi thiên tả hay hữu, để sau đó lựa chọn người tài đức qua lá phiếu cử tri. Tuy nhiên nếu 64% ủng hộ chính sách của Tổng Thống Trump thì 36% còn lại hoặc độc lập, lừng khừng chưa dứt khoát hoặc nghiên về phía Dân Chủ.

Thứ Ba ngày Sáu tới đây sẽ là ngày Tổng Tuyển Cử Giữa Nhiệm Kỳ, cử tri nào còn chưa dứt khoát hay thiên tả chỉ cần nhìn lại quá khứ quê hương mình - mà chính bản thân và hàng triệu người khác phải dứt bỏ ra đi, để có nhận định rõ ràng hơn và chính xác hơn.
 
Di tản - ảnh Newsweek
Đảng Dân Chủ & Việt Nam

  • Trong nhiệm 1 của Tổng Thống Nixon (1969-1972), đảng Dân Chủ biểu quyết đòi TT Nixon phải rút Mỹ khỏi Nam Việt Nam. Trong nhiệm kỳ 2 của TT Nixon và nối tiếp bằng Tổng Thống Gerald Ford, đảng Dân Chủ chiếm đa số tại cả hai viện Quốc Hội biểu quyết ngưng viện trợ quân sự cho VNCH ... đưa đến ngày 30 tháng 04, 1975.
  • Năm 1972 ứng cử viên tổng thống thuộc đảng Dân Chủ, George McGovern ra tranh cử với chương trình hành động rút toàn bộ lực lượng Mỹ ra khỏi VN trong vòng ba tháng, với một điều kiện duy nhất: Cộng sản Bắc Việt trả tù binh Mỹ. Chuyện Việt Nam để cho Bắc Việt và Nam Việt giải quyết với nhau. 
  • Cựu trung úy John Kerry thuộc đảng Dân Chủ - sau trở thành thượng nghị sĩ và ngoại trưởng dưới thời Tổng Thống Obama, khi điều trần trước Ủy Ban Ngoại Giao Thượng Viện năm 1971 đã tố giác lính Mỹ và VNCH hãm hiệp phụ nữ, cắt tai, chặt đầu, chặt chân, kể cả châm điện vào bộ phận sinh dục cùng nhiều hành vi khác.
  • Thượng Nghị Sĩ Joe Biden, Dân Chủ - sau trở thành Phó Tổng Thống từng tuyên bố “tôi sẵn sàng biểu quyết ngân sách vô giới hạn để rút binh lính Mỹ ra khỏi Việt Nam, nhưng sẽ không biểu quyết một xu cho việc di tản và tái định cư tại Mỹ bất cứ một người Việt nào”. 
  • Thống đốc California Dân Chủ, Jerry Brown kêu gọi Tổng Thống Ford không được xả rác tỵ nạn trên tiểu bang xinh đẹp của ông ta, và ra lệnh đóng cửa phi trường không cho máy bay chở tỵ nạn đáp xuống, kể cả cô nhi. 
  • Toàn thể truyền thông Mỹ thiên tả Dân Chủ từ New York Times, Washington Post, Los Angeles Times đến các đài ABC, CBS, NBC... đều chỉ trích Nam VN là lãnh đạo tham nhũng, tướng tá bất tài, lính hèn, dân toàn là đĩ điếm và ăn mày. Ngay từ 1968 nhà báo Walter Cronkite của CBS đã cho rằng cuộc chiến VN đang bị bế tắc và đã đến thời điểm để nước Mỹ thương lượng một giải pháp hòa bình trong danh dự và rút khỏi VN.

Đảng Dân Chủ đã hành xử như vậy với đồng minh Việt Nam, vậy có nên ủng hộ hay không vẫn là quyền lựa chọn của cử tri người Mỹ gốc Việt.

Saturday, July 28, 2018

Newt Gingrich: Sự Thật về Trump, Putin, và Obama


Trong buổi họp báo thứ Hai vừa qua tại Tòa Bạch Ốc, phát ngôn viên Sarah Sanders cho hay Tổng Thống Donald Trump đang cứu xét tước quyền đặc miễn dành cho các giới chức cấp cao trong chính quyền trong đó có quyền được tham khảo các tài liệu hay thông tin mật hoặc tự do ra vào các khu vực hạn chế. Những nhân vật được nêu tên đều là thành viên chính quyền trước đây: Giám Đốc CIA John Brennan, Giám Đốc FBI James Comey, Phó Giám Đốc FBI Andrew McCabe, Giám Đốc Tình Báo Quốc Gia James Clapper, Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Susan Rice và Giám Đốc CIA Michael Hayden.
Các quan chức này cũng được nhắc đến trong bài viết của tác giả Newt Gingrich - nguyên Chủ Tịch Hạ Viện Hoa Kỳ từ 1997 đến 1999. Bài viết của ông giải thích mối quan hệ phức tạp của ba vị Tổng Thống Trump, Putin và Obama đồng thời cho thấy một quan điểm trái chiều với truyền thông Dân Chủ cấp tiến. Bài "Newt Gingrich: The truth about Trump, Putin, and Obama" được đăng trên trang mạng Fox News, Đức Hà chuyển ngữ.


Cuộc họp thượng đỉnh của hai vị Tổng Thống Trump và Putin ở Helsinki, Phần Lan đã tạo ra cơn bão mâu thuẫn và tranh cãi. Ông Trump có vẻ như công khai đứng về phía nhà độc tài Nga Vladimir Putin phê phán các cơ quan tình báo Mỹ.
Nhìn bề ngoài ngay từ đầu trông tệ hại đến nỗi tôi phản ứng mạnh khi tweet: "Tổng Thống Trump phải làm rõ các lời phát biểu của ông tại Helsinki về hệ thống tình báo Mỹ và ông Putin. Đây là lỗi lầm nghiêm trọng tệ hại nhứt trong nhiệm kỳ tổng thống và cần phải sửa sai ngay tức thì." — Newt Gingrich (@newtgingrich) July 16, 2018

Sau khi từ Helsinki trở về Mỹ và tham khảo các băng ghi hình cùng bản chép lại cuộc họp báo với ông Putin, Tổng Thống Trump nói "Ông hoàn toàn tin tưởng và hậu thuẫn các cơ quan tình báo tuyệt vời của Mỹ" và chấp nhận "kết luận của tình báo Mỹ rằng Nga có can dự vào cuộc bầu cử năm 2016."
Thêm vào đó qua phản ánh với Quốc Hội được truyền hình rộng rãi, ông Trump nhìn nhận rằng ông cần làm sáng tỏ lời phát biểu ở Helsinki. Ông nói: "Điều rất rõ ràng - tôi nghĩ rằng sẽ rõ ràng  - nhưng tôi muốn làm cho rõ hơn, nếu thực tế không được trong sáng. Trong một câu phát biểu, tôi đã dùng từ "would" thay vì "wouldn't". Câu nói của tôi phải hiểu như sau: "I don’t see any reason why I wouldn’t – or why it wouldn’t be Russia. Tôi nhắc lại là tôi dùng từ "would" thay vì phải "wouldn't." (Tôi không thấy có lý do nào để nói không phải là người Nga - tức là chính Nga)
"Trong nhiều thời điểm, tôi đã nhấn mạnh tình báo Mỹ đã phát hiện Nga có toan tính can dự vào các cuộc bầu cử của Mỹ. Không như các chính quyền trước, chính quyền hiện tại đã và sẽ có những biện pháp mạnh mẽ ngăn chận các nỗ lực đó. Chúng tôi sẽ làm mọi cách trong khả năng để ngăn chận Nga can thiệp vào các cuộc bầu cử năm nay 2018."

Đối với những ai nghiên cứu về Tổng Thống Trump đều thấy rằng ông ghét nhìn nhận mình bị lầm lỗi. Cách ứng xử thường tình của ông là lờ đi và tiến bước sang chuyện khác. Nhưng lần này, đối với cá nhân ông ta đây là một chỉnh sửa quan trọng (như tôi khẳng định trước đó rằng đây là điều tuyệt đối cần thiết phải làm)
Trong chuyến công du tại thủ đô Helsinki vừa qua Tổng Thống Trump nhắc nhở mọi người rằng chính quyền Obama đã không làm đủ trách nhiệm trong việc ngăn chận Nga can dự vào bầu cử. Tổng thống nhấn mạnh rằng Tổng Thống Obama và các cố vấn có đầy đủ thông tin rằng Nga đã tìm cách can thiệp vào bầu cử nhưng họ lại lờ đi, bởi vị họ tin chắc rằng ứng cử viên Dân Chủ Hillary Clinton sẽ thắng cử.
Ông Trump nói: "Tổng Thống Obama, cùng với Giám Đốc CIA lúc đó là ông John Brennan và Giám Đốc Cơ Quan Tình Báo Quốc Gia James Clapper và toàn thể bộ sậu mà quý vị thấy xuất hiện trên hệ thống TV hiện nay - không chừng đã được các cơ quan truyền thông của quý vị chung tiền hậu hĩnh - họ biết Nga toan tính can thiệp vào bầu cử hồi tháng Chín, và họ hoàn toàn chôn vùi điều đó đi. Và như tôi từng nói, họ chôn vùi vì nghĩ rằng bà Hillary Clinton rồi ra sẽ thắng cử. Kết quả là điều ngược lại đã xảy ra.

"Trái lại, chính quyền của tôi đã có một lập trường rất cứng rắn - tôi nói lại là rất cứng rắn trong hành động chống trả. Chúng tôi sẽ có biện pháp mạnh mẽ để bảo vệ sự toàn vẹn của hệ thống và tiến trình bầu cử."

Có hai điểm chính yếu cần nêu lên qua phát biểu của Tổng Thống Trump.

Một là chính những người lớn tiếng chỉ trích Tổng Thống Trump về quan điểm của ông tại Helsinki cũng chính là những người không làm tròn nhiệm vụ trong việc bảo vệ nước Mỹ chống lại sự can thiệp của Nga vào kỳ bầu cử 2016. Cường độ và sự hung hãn của cựu Giám Đốc CIA Brennan và cựu Giám Đốc Tình Báo Quốc Gia Clapper là một toan tính nhằm đánh lạc hướng dư luận về sự thất bại của họ trong công tác bảo vệ nước Mỹ. Đó chính là nhiệm vụ của họ trong năm 2016 chớ không phải của ứng cử viên Donald Trump.

Thứ hai là chính quyền hiện nay cho thấy đã cứng rắn hơn nhiều so với dưới thời Obama dù chỉ mơ được như vậy. Chính quyền Trump đã có những biện pháp cụ thể nhằm làm suy yếu nước Nga và buộc Tổng Thống Putin phải thay đổi hành vi xâm lược. Chính quyền hiện tại đã ban hành những biện pháp trừng phạt nghiêm ngặt đối với Nga. Thêm nữa, lời phát biểu công khai của Tổng Thống Trump về nước Đức không nên mua khí đốt thiên nhiên từ Nga là nhằm cắt đứt nguồn cung cấp ngoại tệ nặng (đô-la) lên đến hàng chục tỉ và đồng thời làm suy yếu hơn nữa nền kinh tế của Nga. Chưa hết, nỗ lực của ông Trump đốc thúc các đồng minh Châu Âu gia tăng chi tiêu về quốc phòng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến Putin. Tổ chức NATO hùng mạnh bao nhiêu thì nước Nga càng khó xoay xở bấy nhiêu.

Ngoài việc tạo áp lực vào các quốc gia đồng minh, Tổng Thống Trump còn có các biện pháp cụ thể đối với Nga như:
Khi ông Obama khước từ không cung cấp vũ khí tấn công cho Ukraine để nước này tự bảo vệ biên giới thì Tổng Thống Trump thông qua lệnh bán vũ khí giúp Ukraine khiến Nga phải trả giá đắt hơn cho hành vi xâm lấn của mình.
Khi Nga dùng vũ khí hóa học ở Anh, ông Trump đã sát cánh cùng với đồng minh và trục xuất 60 nhân viên tình báo Nga ở Hoa Kỳ.
Khi Nga trả đũa, chính quyền Trump đóng cửa lãnh sự quán Nga ở Seattle. Trước đó cơ quan lãnh sự Nga ở San Francisco cũng được lệnh phải giải tán cùng với vài cơ sở nhỏ hơn ở WashingtonNew York.
Hơn 100 công dân Nga và công ty đã bị những chế tài vì nhiều lý do khác nhau.
Cho dù có sự cuồng loạn của cánh tả, không thể nào nói khác hơn là chính quyền hiện nay rất cứng rắn đối với Nga.
Những gì diễn ra ở Helsinki không hề làm cho chế độ Putin nhẹ nhàng hơn trong lúc phải đối phó với nền kinh tế suy xụp và nền ngoại giao cô lập do chế độ khắc nghiệt.

Sau cùng, tôi có vài điều ngắn gọn về ngôn từ chỉ trích mạnh mẽ và những lời bình phẩm ác ý về vị nguyên thủ Hoa Kỳ.
Chúng ta đang ở trong thời kỳ sơ khởi cuộc nội chiến văn hóa trong đó phía tả đang tự xem là thua cuộc. Đó là điều khiến tôi viết cuốn sách bán chạy nhứt theo tờ New York Times “Trump’s America: The Truth About Our Nation’s Great Comeback."
Với thời gian, cánh cực đoan cấp tiến của đảng Dân Chủ ngày càng chiếm lĩnh nhiều hơn vị trí thượng phong. Với việc Tổng Thống Trump đề cử Thẩm Phán Brett Kavanaugh vào Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ, điều rõ ràng cho thấy là bất cứ ai được ông Trump đề cử cũng bị tấn công. Sự thật hiển nhiên là bốn thẩm phán nằm trong danh sách sau cùng đều nằm trong tầm nhắm chống đối, cho dù ông có chọn ai.
Cũng vậy, các giới chức phụ trách an ninh quốc gia thời Obama đều quyết tâm dùng ngôn từ khắc nghiệt nhứt để tấn công Tổng Thống Trump. Tôi nghĩ rằng những phát biểu nặng lời như vậy và sự cuồng loạn của họ bắt nguồn từ chính sự phạm tội của họ.
Cho dù Nga có hành vi gì đi nữa đều diễn ra dưới thời Brennan giữ chức vụ Giám Đốc CIA, Clapper phụ trách cơ quan An Ninh Quốc Gia, và James Comey làm Giám Đốc FBI. Các giới chức này tấn công hung bạo Tổng Thống Trump chỉ để che dấu sự thất bại và mặc cảm tội lỗi của chính họ. Quý vị nên nhớ điều đó nếu thấy họ xuất hiện trên tivi.

Tôi tiên đoán rằng Tổng Thống Donald J. Trump sẽ vẫn cứng rắn với Nga, và cuộc họp báo ở Helsinki phải được hiểu một cách chính chắn.


Friday, February 9, 2018

Đám Cưới Đầu Xuân


Đức Hà

Ngày xửa ngày xưa đôi ta chung nón đôi ta chung đường.
Lên sáu lên năm đôi ta cùng sách đôi ta cùng trường ...

Ca sĩ Tuấn Vũ hát như vậy, rất tình, rất boléro. Thấm đậm chất lãng mạn của tình yêu đôi lứa. Nhưng đó là chuyện ngày xửa ngày xưa. Ngày nay, thời đại của anh-te-nét, oai-phai và Phây-Búk chẳng cần chung nón chung đường, chỉ cần sáng kiến đột phá.
Câu chuyện xảy ra ở Trung Quốc - nơi trai thừa gái thiếu được xem là trầm trọng, vì chính sách một con, và truyền thống trọng nam khinh nữ muôn thủa của xứ này chỉ vì muốn có người nối dõi tông đường. Thống kê năm 2017 cho thấy số lượng nam vượt quá nữ đến 33.5 triệu người. Theo con số chính thức, tổng dân số Trung Quốc tính tới cuối 2016 là 1.38 tỷ trong đó có 708.15 nam và 674.56 nữ với khoảng cách biệt 33.5 triệu nam. Bản tin Tân Hoa Xã viết: "Ở Trung Quốc cứ 100 nữ thì có đến 113.5 nam - so với tỷ lệ sinh sản thế giới cứ 100 bé gái có khoảng 103 đến 105 bé trai."
Cô dâu Yingying

Vậy thì liệu 33.5 triệu người nam thặng dư đó có phải sống vắng bóng đàn bà để ngồi buồn ca bài Người Yêu Cô Đơn chăng?

Đời anh cô đơn nên yêu ai cũng không duyên
Đời anh cô đơn nên yêu ai cũng không thành ... 

Cái Khó Không Bó Cái Khôn

Chú Zheng Jiajia 31 tuổi, quê ở Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang như mọi người đàn ông khác từng yêu thầm trộm nhớ một cô học sinh thời niên thiếu. Không may cho chú là tình yêu đầu đời bị rơi vào bế tắc khi tình yêu bị cự tuyệt "ngộ thấy không hạp với nị." Hẳn nhiên là chú kiên trì và phấn đấu không ngưng nghỉ để có được một tấm vợ làm vừa lòng cha mẹ và nếu có phước thì kiếm được mụn con trai - nhưng duyên số không đến hay tài tán mấy nị chưa đạt trình độ thượng thừa nên độc thân vẫn hoàn thân độc một mình. Đại khái là nếu cung phu thê của chú Zheng Jiajia không khá, cung tử tức cũng coi như đi đứt thì trái lại cung sự nghiệp lại rất ư cát lợi. Chú tốt nghiệp thạc sĩ ngành Trí Tuệ Nhân Tạo - artificial intelligence, đại học Chiết Giang năm 2011. Theo gót các ông trùm ngành công nghệ thông tin, vào năm 2014 chú nghỉ việc ở một tập đoàn công nghệ lớn và mở công ty riêng tại Hàng Châu. Sản phẩm đầu tiên của công ty là một đột phá trong quan hệ hôn nhân - nói đúng hơn là một phá vỡ quan niệm hôn nhân được nẩy sinh từ 2018 năm nay, từ thời ông A-Dông và bà Ê-Và chỉ biết che thân bằng lá nho tức là hôn nhân phải có hai nhân vật ít ra cũng một nam và một nữ. Sản phẩm được đặt tên Yingying và được báo chí từ đông sang tây, từ nam chí bắc địa cầu hết lời ngợi ca. Đúng ra Zheng Jiajia phải được gắn huy chương "Anh Hùng" như các cầu thủ ở nước bạn hàng xóm phía nam.

Sau khi thành lập công ty, chú Zheng Jiajia miệt mài nghiên cứu tìm tòi, vận dụng tất tật khả năng trí tuệ và học vấn để chế tạo cho bằng được người ... vợ tương lai. Thưa đúng vậy Yingying là một búp bê nặng khoảng 30 kí, bằng nhựa dẻo, đi đứng hiện nay còn ở mức giới hạn và đặc biệt nói ít - sự thật là chưa nói được nhiều, ngoài mấy từ như vâng vâng, dạ dạ ... ngọt như mía lùi. Yingying là một rô-bô làm theo lệnh - tức là theo chương trình điện toán viết sẵn. Lẽ dĩ nhiên chú kỹ sư họ Zheng không dại dột gì mà viết chương trình để Yingying có khả năng nói dài, nói dai, nói suốt ngày, bướng bỉnh cãi ngày không đủ, tranh thủ cãi đêm, đúng cũng cãi, sai cũng cọ - nhức cái đầu. Ở sở làm thì toại nguyện với sản phẩm người giả trông như người thật, nhưng về nhà đâu có yên với cha mẹ. Hai cụ tiếp tục đốc thúc cậu ấm Jiajia phải mau mau rước vợ về dinh.

Thành Hôn

Vào một ngày lành tháng tốt của mùa xuân năm Đinh Dậu, chú rể Zheng Jiajia lên bộ vía và quyết định lên xe hoa đi rước dâu. Tin mừng này vang lừng khắp bốn bể năm châu. Nghe tin này rất nhiều người đoán già đoán non là cô dâu là một "anh" chứ một phải một "cô." Sự thật cô dâu chẳng ai khác hơn là nàng rô-bô Yingying. Báo Tin Tức Buổi Tối Qiangjiang tường thuật:
"Sau hai tháng hẹn hò với người đẹp do chính ông ta sáng tạo nên, Zheng Jiajia bèn tổ chức lễ cưới long trọng đầy đủ lễ nghi cổ truyền với sự hiện diện của cha mẹ ruột cùng bạn bè tại thành phố phía đông Hàng Châu."
Vì vượt ra khỏi quy trình cưới hỏi bình thường nên chính quyền và đảng bộ địa phương không nhìn nhận hôn nhân kỳ lạ và quái lạ này. Thế nhưng lễ nghi truyền thống đặc trưng Trung Hoa rất đầy đủ.

Cô dâu mặc áo cưới đỏ thắm, đầu trùm khăn đỏ được chú rể bồng từ xe hoa vào nhà - tuy Tầu mà lại rất Tây. Không rõ phòng ốc, giường chiếu của cặp tân lang tân nương được chuẩn bị ra sao và đêm tân hôn diễn ra như thế nào chỉ có điều được các nhà báo nhận xét tận mắt là "rất hạnh phúc."
Trả lời phỏng vấn, chú rể Zheng cho biết: "Hiện nay bà xã tui chỉ mới bập bẹ được vài chữ, nhưng tương lại sẽ nâng cấp nàng lên để có thể đi đứng vững vàng trong nhà và làm việc nội trợ."
Báo Metro xuất bản bên Anh còn cho biết một chi tiết thú vị. Kỹ sư Zheng Jiajia dự định chế tạo rô-bô có khả năng tình dục để giúp những chàng trai cô đơn yêu ai cũng không duyên nợ. Không những nàng trong mộng sẽ có khả năng làm chuyện phòng the, nàng được chế tạo theo yêu cầu, theo sở thích của từng cá nhân, cao thấp, chân dài ngắn, vòng một hai ba ... muốn gì có đó - ước gì có ngay theo đúng đơn đặt hàng.
Lên tiếng tại lễ thành hôn chú rể họ Zheng cho hay chú sẽ ở bên Yingying cho đến ngày đầu bạc răng long. Cho đến nay không thể biết yêu cho đến ngày đầu bạc răng long là cho đến bao giờ nhưng chắc chắn chú rể phải cắm điện "sạc" bin cho người vợ mới cưới ít ra là ngày một lần. Sắp hết hơi thì có đèn đỏ báo hiệu - sạc đầy thì đèn bật xanh: sẵn sàng đưa vào sử dụng.

Một dư luận viên chia xẻ status: "Cưới vợ như vậy rất hay, không phải bận tâm bà mẹ vợ khó tánh soi mói, khỏi lo mua nhà hoành tráng trên đồi nhìn ra biển ... tức là tiết kiệm biết bao nhiêu tiền của và năng lực."
Một người khác đưa câu hỏi: "Với thời gian thì ông ta sẽ già đi chứ - thế thì bà vợ có được tân trang để cùng già theo không? Không chừng ông ta vẫn giữ nguyên để có vợ ... trẻ!"

Đấy là lấy vợ tại địa phương - chỉ rước nàng từ hãng xưởng về dinh là xong. Nhưng nếu cưới một em rô-bô chân dài ở nước ngoài đem về nước thì sao đây? Lại càng dễ. Khỏi làm giấy chứng nhận độc thân, khỏi làm giấy đảm bảo tài chánh, khỏi thắc mắc chuyện bảo lãnh vợ hay bảo lãnh hôn thê, khỏi tốn cặp cà-rá nạm kim cương, khỏi chờ đợi giấy gọi phỏng vấn hay bận tâm chuyện ngày đáo hạn và tuyệt hơn cả là chẳng tốn một xen cho dịch vụ di trú bảo lãnh. Cũng chẳng cần phải chụp hình quay phim tiệc tùng dù là đóng giả. Và quan trọng hơn hết là không bao giờ phải ca bài: "Anh đã lầm đưa em sang đây!"

Saturday, January 27, 2018

Remarks by President Trump to the World Economic Forum


PRESIDENT TRUMP:  Thank you, Klaus, very much.  It’s a privilege to be here at this forum where leaders in business, science, art, diplomacy, and world affairs have gathered for many, many years to discuss how we can advance prosperity, security, and peace.
I’m here today to represent the interests of the American people and to affirm America’s friendship and partnership in building a better world.
Like all nations represented at this great forum, America hopes for a future in which everyone can prosper, and every child can grow up free from violence, poverty, and fear.

Over the past year, we have made extraordinary strides in the U.S.  We’re lifting up forgotten communities, creating exciting new opportunities, and helping every American find their path to the American Dream — the dream of a great job, a safe home, and a better life for their children.
After years of stagnation, the United States is once again experiencing strong economic growth.  The stock market is smashing one record after another, and has added more than $7 trillion in new wealth since my election.  Consumer confidence, business confidence, and manufacturing confidence are the highest they have been in many decades.
Since my election, we’ve created 2.4 million jobs, and that number is going up very, very substantially.  Small-business optimism is at an all-time high.  New unemployment claims are near the lowest we’ve seen in almost half a century.  African American unemployment has reached the lowest rate ever recorded in the United States, and so has unemployment among Hispanic Americans.
The world is witnessing the resurgence of a strong and prosperous America.  I’m here to deliver a simple message:  There has never been a better time to hire, to build, to invest, and to grow in the United StatesAmerica is open for business, and we are competitive once again.

The American economy is by far the largest in the world, and we’ve just enacted the most significant tax cuts and reform in American history.  We’ve massively cut taxes for the middle class and small businesses to let working families keep more of their hard-earned money.  We lowered our corporate tax rate from 35 percent, all the way down to 21 percent.  As a result, millions of workers have received tax cut bonuses from their employers in amounts as large as $3,000.
The tax cut bill is expected to raise the average American’s household income by more than $4,000.  The world’s largest company, Apple, announced plans to bring $245 billion in overseas profits home to America.  Their total investment into the United States economy will be more than $350 billion over the next five years.
Now is the perfect time to bring your business, your jobs, and your investments to the United States.  This is especially true because we have undertaken the most extensive regulatory reduction ever conceived.  Regulation is stealth taxation.  The U.S., like many other countries, unelected bureaucrats — and we have — believe me, we have them all over the place — and they’ve imposed crushing and anti-business and anti-worker regulations on our citizens with no vote, no legislative debate, and no real accountability.

In America, those days are over.  I pledged to eliminate two unnecessary regulations for every one new regulation.  We have succeeded beyond our highest expectations.  Instead of 2 for 1, we have cut 22 burdensome regulations for every 1 new rule.  We are freeing our businesses and workers so they can thrive and flourish as never before.  We are creating an environment that attracts capital, invites investment, and rewards production.
America is the place to do business.  So come to America, where you can innovate, create, and build.  I believe in America.  As President of the United States, I will always put America first, just like the leaders of other countries should put their country first also.
But America first does not mean America alone.  When the United States grows, so does the world.  American prosperity has created countless jobs all around the globe, and the drive for excellence, creativity, and innovation in the U.S. has led to important discoveries that help people everywhere live more prosperous and far healthier lives.

As the United States pursues domestic reforms to unleash jobs and growth, we are also working to reform the international trading system so that it promotes broadly shared prosperity and rewards to those who play by the rules.
We cannot have free and open trade if some countries exploit the system at the expense of others.  We support free trade, but it needs to be fair and it needs to be reciprocal.  Because, in the end, unfair trade undermines us all.
The United States will no longer turn a blind eye to unfair economic practices, including massive intellectual property theft, industrial subsidies, and pervasive state-led economic planning.  These and other predatory behaviors are distorting the global markets and harming businesses and workers, not just in the U.S., but around the globe.
Just like we expect the leaders of other countries to protect their interests, as President of the United States, I will always protect the interests of our country, our companies, and our workers.
We will enforce our trade laws and restore integrity to our trading system.  Only by insisting on fair and reciprocal trade can we create a system that works not just for the U.S. but for all nations.

As I have said, the United States is prepared to negotiate mutually beneficial, bilateral trade agreements with all countries.  This will include the countries in TPP, which are very important.  We have agreements with several of them already. We would consider negotiating with the rest, either individually, or perhaps as a group, if it is in the interests of all.
My administration is also taking swift action in other ways to restore American confidence and independence.  We are lifting self-imposed restrictions on energy production to provide affordable power to our citizens and businesses, and to promote energy security for our friends all around the world.  No country should be held hostage to a single provider of energy.
America is roaring back, and now is the time to invest in the future of America.  We have dramatically cut taxes to make America competitive.  We are eliminating burdensome regulations at a record pace.  We are reforming the bureaucracy to make it lean, responsive, and accountable.  And we are ensuring our laws are enforced fairly.

We have the best colleges and universities in the world, and we have the best workers in the world.  Energy is abundant and affordable.  There has never been a better time to come to America.
We are also making historic investments in the American military because we cannot have prosperity without security.  To make the world safer from rogue regimes, terrorism, and revisionist powers, we are asking our friends and allies to invest in their own defenses and to meet their financial obligations.  Our common security requires everyone to contribute their fair share.
My administration is proud to have led historic efforts, at the United Nations Security Council and all around the world, to unite all civilized nations in our campaign of maximum pressure to de-nuke the Korean Peninsula.  We continue to call on partners to confront Iran’s support for terrorists and block Iran’s path to a nuclear weapon.

We’re also working with allies and partners to destroy jihadist terrorist organizations such as ISIS, and very successfully so.  The United States is leading a very broad coalition to deny terrorists control of their territory and populations, to cut off their funding, and to discredit their wicked ideology.
I am pleased to report that the coalition to defeat ISIS has retaken almost 100 percent of the territory once held by these killers in Iraq and Syria.  There is still more fighting and work to be done and to consolidate our gains.  We are committed to ensuring that Afghanistan never again becomes a safe haven for terrorists who want to commit mass murder to our civilian populations.  I want to thank those nations represented here today that have joined in these crucial efforts.  You are not just securing your own citizens, but saving lives and restoring hope for millions and millions of people.

When it comes to terrorism, we will do whatever is necessary to protect our nation.  We will defend our citizens and our borders.  We are also securing our immigration system, as a matter of both national and economic security.
America is a cutting-edge economy, but our immigration system is stuck in the past.  We must replace our current system of extended-family chain migration with a merit-based system of admissions that selects new arrivals based on their ability to contribute to our economy, to support themselves financially, and to strengthen our country.
In rebuilding America, we are also fully committed to developing our workforce.  We are lifting people from dependence to independence, because we know the single best anti-poverty program is a very simple and very beautiful paycheck.
To be successful, it is not enough to invest in our economy.  We must invest in our people.  When people are forgotten, the world becomes fractured.  Only by hearing and responding to the voices of the forgotten can we create a bright future that is truly shared by all.

The nation’s greatness is more than the sum of its production.  A nation’s greatness is the sum of its citizens:  the values, pride, love, devotion, and character of the people who call that nation home.
From my first international G7 Summit, to the G20, to the U.N. General Assembly, to APEC, to the World Trade Organization, and today at the World Economic Forum, my administration has not only been present, but has driven our message that we are all stronger when free, sovereign nations cooperate toward shared goals and they cooperate toward shared dreams.
Represented in this room are some of the remarkable citizens from all over the world.  You are national leaders, business titans, industry giants, and many of the brightest minds in many fields.
Each of you has the power to change hearts, transform lives, and shape your countries’ destinies.  With this power comes an obligation, however — a duty of loyalty to the people, workers, and customers who have made you who you are.
So together, let us resolve to use our power, our resources, and our voices, not just for ourselves, but for our people — to lift their burdens, to raise their hopes, and to empower their dreams; to protect their families, their communities, their histories, and their futures.

That’s what we’re doing in America, and the results are totally unmistakable.  It’s why new businesses and investment are flooding in.  It’s why our unemployment rate is the lowest it’s been in so many decades.  It’s why America’s future has never been brighter.
Today, I am inviting all of you to become part of this incredible future we are building together.
Thank you to our hosts, thank you to the leaders and innovators in the audience.  But most importantly, thank you to all of the hardworking men and women who do their duty each and every day, making this a better world for everyone.  Together, let us send our love and our gratitude to make them, because they really make our countries run.  They make our countries great.

Thank you, and God bless you all.  Thank you very much.  (Applause.)  Thank you very much.

MR. SCHWAB:  Thank you, Mr. President, for this inspiring speech.  As it is tradition at the forum, I will ask you one or two questions.
And my first question is, why is the tax reform — why has it been of such a high priority for your administration?
PRESIDENT TRUMP:  Well, first of all, Klaus, I want to congratulate you.  This is an incredible group of people.  We had dinner last night with about 15 leaders of industry, none of whom I knew, but all of whom I’ve read about for years.  And it was truly an incredible group.  But I think I have 15 new friends.  So this has been really great what you’ve done and putting it together, the economic forum.
The tax reform was a dream of a lot of people over many years, but they weren’t able to get it done.  Many people tried, and Ronald Reagan was really the last to make a meaningful cut and reform.  And ours is cutting and reforming.  We emphasize cut, but the reform is probably almost as important.  We’ve wanted to do it.  It is very tough, politically, to do it.  Hard to believe that would be, but it is very, very tough.  That’s why it hasn’t been done in close to 40 years.
And once we got it going, it was going.  And the big — and I wouldn’t say a total surprise, but one of the big things that happened and took place is AT&T and some others came out very early and they said they were going to pay thousands and thousands of dollars to people that work for their companies.  And you have 300,000, 400,000, 500,000 people working for these companies, and all of a sudden it became like a big waterfall, a big, beautiful waterfall where so many companies are doing it.  And even today they just announced many more.  But every day they announce more and more.  And now it’s a fight for who’s going to give the most.  It started at 1,000, and now we have them up to 3,000.
This is something that we didn’t anticipate.  Oftentimes in business, things happen that you don’t anticipate.  Usually that’s a bad thing, but this was a good thing.  This came out of nowhere.  Nobody ever thought of this as a possibility even.  It wasn’t in the equation.  We waited — we said, wait until February 1st when the checks start coming in.  And people, Klaus, have a lot more money in their paycheck — because it’s not just a little money, this is a lot of money for people making a living doing whatever they may be doing.
And we really though February 1st it was going to kick in and everybody was going to be — well, we haven’t even gotten there yet and it’s kicked in.  And it’s had an incredible impact on the stock market and the stock prices.  We’ve set 84 records since my election — record stock market prices, meaning we hit new highs 84 different times out of a one-year period.  And that’s a great thing.  And in all fairness, that was done before we passed the tax cuts and tax reform.
So what happened is really something special.  Then, as you know, and as I just said, Apple came in with $350 billion.  And I tell you, I spoke with Tim Cook; I said, Tim, I will never consider this whole great run that we’ve made complete until you start building plants in the U.S.  And I will tell you, this moved up very substantially.  But when I heard 350, I thought he was talking — I thought they were talking $350 million.  And, by the way, that’s a nice-sized plant.  Not the greatest, but not bad.  And they said, “No, sir.  It’s $350 billion.”  I said, that is something.

Well, we have tremendous amounts of money, including my newfound friends from last night — great companies.  They’re all investing.  When one of the gentlemen said he’s putting in $2 billion because of the tax cuts, I said to myself, “Wow, he’s actually the cheap one in the group” — because they’re putting in massive numbers of billions of dollars.
So I think you have a brand-new United States.  You have a United States where people from all over the world are looking to come in and invest, and there’s just nothing like what’s happening.
And I just want to finish by — I have a group of people that have been so — I have a whole lot of them, so I won’t introduce because then I’ll insult at least half of them.  But I’ve had a group of people that worked so hard on this and other things.
And we’re really doing — we had a great first year — so successful in so many different ways.  And there’s a tremendous spirit.  When you look at all of the different charts and polls, and you see, as an example, African American unemployment at the historic low — it’s never had a period of time like this.  Same with Hispanic.  Women at a 17-year low.  It’s very heartwarming to see.  But there’s a tremendous spirit in the United States.  I would say it’s a spirit like I have never witnessed before.  I’ve been here for awhile.  I have never witnessed the spirit that our country has right now.
So I just want to thank you all, and all those that are pouring billions of dollars into our country, or ten dollars into our country, we thank you very much.  Thank you.

MR. SCHWAB:  Mr. President, I will ask you, maybe, a personal question.  But before doing so, I’d just like to —
PRESIDENT TRUMP:  Sounds very interesting.
MR. SCHWAB: — acknowledge that —
PRESIDENT TRUMP:  I didn’t know about this one.
MR. SCHWAB:  I would like to acknowledge the strong presence of your Cabinet members
PRESIDENT TRUMP:  Yes.
MR. SCHWAB: — who tremendously contributed to the discussions the last (inaudible).
PRESIDENT TRUMP:  Good, I would like to do that.  That’s very nice.
MR. SCHWAB:  Yeah.  Now —
PRESIDENT TRUMP:  Steven, Wilbur, Gary, Robert, even my General and my various other generals, you know.  We’re making our military protection a little bit better for us too.  So thank you very much.  Does everybody understand that?  I think so.  Thank you all for being here.
MR. SCHWAB:  Now my, maybe personal, question would be: What experience from your past have been most useful in preparing you for the Presidency?
PRESIDENT TRUMP:  Well, being a businessman has been a great experience for me.  I’ve loved it.  I’ve always loved business.  I’ve always been good at building things, and I’ve always been successful at making money.  I’d buy things that would fail –that would be failures — and I’d turn them around and try and get them for the right price, and then I’d turn them around and make them successful.  And I’ve been good at it.  And that takes a certain ability.
And, you know, historically, I guess, there’s never really been a businessman or businessperson elected President.  It’s always been a general or a politician.  Throughout history, it’s always been a general — you had to be a general — but mostly it was politicians.  You never have a businessman.
And then, in all fairness, I was saying to Klaus last night: Had the opposing party to me won — some of whom you backed, some of the people in the room — instead of being up almost 50 percent — the stock market is up since my election almost 50 percent — rather than that, I believe the stock market from that level, the initial level, would have been down close to 50 percent.  That’s where we were heading.  I really believe that — because they were going to put on massive new regulations.  You couldn’t breathe.  It was choking our country to death.  And I was able to see that, Klaus, as a businessperson.
The other thing is, I’ve always seemed to get, for whatever reason, a disproportionate amount of press or media.  (Laughter.)  Throughout my whole life — somebody will explain someday why — but I’ve always gotten a lot.  (Laughter.)  And as businessman I was always treated really well by the press.  The numbers speak and things happen, but I’ve always really had a very good press.  And it wasn’t until I became a politician that I realized how nasty, how mean, how vicious, and how fake the press can be.  As the cameras start going off in the background.  (Laughter.)

But overall — I mean, the bottom line — somebody said, well, they couldn’t have been that bad because here we are — we’re President.  And I think we’re doing a really great job with my team.  I have a team of just tremendous people, and I think we’re doing a very special job.  And I really believe it was time, and it was time to do that job, because I don’t think the United States would have done very well if it went through four or eight more years of regulation and, really, a very anti-business group of people.
We have a very pro-business group.  We have regulations cut to a level — in the history of our country, Klaus — this was reported recently.  In one year we’ve cut more regulations in my administration than any other administration in four, eight, or sixteen years, in the one case.  We’ve cut more regulations in one year, and we have a ways to go.  I mean, we’re probably 50 percent done.

And we’re going to have regulation.  There’s nothing wrong with rules and regulations; you need them.  But we’ve cut more than any administration ever in the history of our country, and we still have a ways to go.  So I think between that and the tremendous tax cuts, we’ve really done something.
And one other thing I said — and I saw it last night with some of the leaders and the businesspeople — I think I’ve been a cheerleader for our country, and everybody representing a company or a country has to be a cheerleader, or no matter what you do, it’s just not going to work.  And the reason I’m a cheerleader is because it’s easy — because I love our country and I think we’re just doing really well.

And we look forward to seeing you in America — special place — and where you are is a special place also.
Thank you all very much.  I appreciate it.  (Applause.)
MR. SCHWAB:  Thank you.  Thank you very much, Mr. President, for being with us.
The World Economic Forum community, who is assembled here, will be certainly — and I quote you from the last piece of your remarks — will be certainly among “the hardworking men and women who do their duty each and every day making this world a better place for everyone.”
Thank you very much for being with us.

PRESIDENT TRUMP:  Thank you.  Thank you very much everybody.  Thank you.  (Applause.)

END

https://www.whitehouse.gov/briefings-statements/remarks-president-trump-world-economic-forum/