Friday, January 27, 2017

Daughter From Danang

Một bé gái 6 tuổi di tản khỏi Sài Gòn tháng Ba, 1975 đã gặp lại mẹ ruột sau 22 năm xa cách, câu chuyện ngắn gọn chỉ có vậy. Nhưng thông điệp của bộ phim lại mang một ý nghĩa thâm sâu hơn và nhân bản hơn về những hệ lụy của chiến tranh.
“Chiến tranh không kết thúc cùng với tiếng súng đạn, với các bản hiệp ước được ký kết mà phải mất hàng thế hệ để hàn gắn lại vết thương chiến tranh,” đạo diễn Gail Dolgin nói với truyền hinh PBS.

Câu chuyện thật về Heidi Bub, một người con lai được đưa ra khỏi Việt Nam trong chiến dịch Operation Babylift cùng với 2,500 em mồ côi khác, gặp lại mẹ ruột Mai Thị Hiệp tại Đà Nẵng tháng Ba năm 1997 đã được Hollywood ghi vào phim nhựa dưới tựa đề Daughter from Đà Nẵng. Ý nghĩa của bộ phim và cốt truyện sống thực đã khiến phim đoạt được nhiều giải thưởng giá trị từ liên hoan phim Sundance 2002 đến liên hoan phim quốc tế San Francisco và mới gần đây đã được đề nghị tham gia giải Oscar 2003 bộ môn phim tài liệu.

Thảm kịch của chiến tranh, xa cách, dị biệt văn hóa và những tình huốn bất ngờ đã làm hai phụ nữ - mẹ và con,  khắc khoải muốn tìm đến với nhau  đã diễn biến thành một bi kịch với nước mắt dâng tràn.
Heidi Bub tức Mai Thị Hiệp có bị Mỹ hóa hoàn toàn hay những người thân cùng mẹ khác cha với Hiệp quá thực tế để trở thành phũ phàng cho một cuộc đoàn tụ tưởng chỉ ngập đầy niềm vui? Lớn lên tại Mỹ, lập gia đình với người Mỹ thì liệu Mai Thị Hiệp, hiện sống cùng chồng và hai con tại thành phố Pulaski, Tennessee có quên được nguồn gốc nửa giòng máu Việt của mình không?
Câu trả lời được các nhà làm phim thể hiện trong Daughter From Đà Nẵng http://www.daughterfromdanang.com/

Xem phim ở đây: https://youtu.be/2AU_VUe2HX0

Friday, January 20, 2017

President Donald Trump's Inauguration Speech

Chief Justice Roberts, President Carter, President Clinton, President Bush, President Obama, fellow Americans, and people of the world: thank you.

We, the citizens of America, are now joined in a great national effort to rebuild our country and to restore its promise for all of our people.
Together, we will determine the course of America and the world for years to come.
We will face challenges. We will confront hardships. But we will get the job done.
Every four years, we gather on these steps to carry out the orderly and peaceful transfer of power, and we are grateful to President Obama and First Lady Michelle Obama for their gracious aid throughout this transition. They have been magnificent. 

Today’s ceremony, however, has very special meaning. Because today we are not merely transferring power from one Administration to another, or from one party to another – but we are transferring power from Washington, D.C. and giving it back to you, the American People.

For too long, a small group in our nation’s Capital has reaped the rewards of government while the people have borne the cost.
Washington flourished – but the people did not share in its wealth.
Politicians prospered – but the jobs left, and the factories closed.
The establishment protected itself, but not the citizens of our country.
Their victories have not been your victories; their triumphs have not been your triumphs; and while they celebrated in our nation’s Capital, there was little to celebrate for struggling families all across our land.
That all changes – starting right here, and right now, because this moment is your moment: it belongs to you.
It belongs to everyone gathered here today and everyone watching all across America.
This is your day. This is your celebration.
And this, the United States of America, is your country.

What truly matters is not which party controls our government, but whether our government is controlled by the people.
January 20th 2017, will be remembered as the day the people became the rulers of this nation again.
The forgotten men and women of our country will be forgotten no longer.
Everyone is listening to you now.
You came by the tens of millions to become part of a historic movement the likes of which the world has never seen before.
At the center of this movement is a crucial conviction: that a nation exists to serve its citizens.
Americans want great schools for their children, safe neighborhoods for their families, and good jobs for themselves.
These are the just and reasonable demands of a righteous public.
But for too many of our citizens, a different reality exists: Mothers and children trapped in poverty in our inner cities; rusted-out factories scattered like tombstones across the landscape of our nation; an education system, flush with cash, but which leaves our young and beautiful students deprived of knowledge; and the crime and gangs and drugs that have stolen too many lives and robbed our country of so much unrealized potential.
This American carnage stops right here and stops right now.
We are one nation – and their pain is our pain. Their dreams are our dreams; and their success will be our success. We share one heart, one home, and one glorious destiny.
The oath of office I take today is an oath of allegiance to all Americans.

For many decades, we’ve enriched foreign industry at the expense of American industry;
Subsidized the armies of other countries while allowing for the very sad depletion of our military;
We’ve defended other nation’s borders while refusing to defend our own;
And spent trillions of dollars overseas while America’s infrastructure has fallen into disrepair and decay.
We’ve made other countries rich while the wealth, strength, and confidence of our country has disappeared over the horizon.
One by one, the factories shuttered and left our shores, with not even a thought about the millions upon millions of American workers left behind.
The wealth of our middle class has been ripped from their homes and then redistributed across the entire world.
But that is the past. And now we are looking only to the future.

We assembled here today are issuing a new decree to be heard in every city, in every foreign capital, and in every hall of power.
From this day forward, a new vision will govern our land.
From this moment on, it’s going to be America First.
Every decision on trade, on taxes, on immigration, on foreign affairs, will be made to benefit American workers and American families.
We must protect our borders from the ravages of other countries making our products, stealing our companies, and destroying our jobs. Protection will lead to great prosperity and strength.
I will fight for you with every breath in my body – and I will never, ever let you down.
America will start winning again, winning like never before.
We will bring back our jobs. We will bring back our borders. We will bring back our wealth. And we will bring back our dreams.
We will build new roads, and highways, and bridges, and airports, and tunnels, and railways all across our wonderful nation.
We will get our people off of welfare and back to work – rebuilding our country with American hands and American labor.
We will follow two simple rules: Buy American and Hire American.
We will seek friendship and goodwill with the nations of the world – but we do so with the understanding that it is the right of all nations to put their own interests first.
We do not seek to impose our way of life on anyone, but rather to let it shine as an example for everyone to follow.
We will reinforce old alliances and form new ones – and unite the civilized world against Radical Islamic Terrorism, which we will eradicate completely from the face of the Earth.

At the bedrock of our politics will be a total allegiance to the United States of America, and through our loyalty to our country, we will rediscover our loyalty to each other.
When you open your heart to patriotism, there is no room for prejudice.
The Bible tells us, “how good and pleasant it is when God’s people live together in unity.”
We must speak our minds openly, debate our disagreements honestly, but always pursue solidarity.
When America is united, America is totally unstoppable.
There should be no fear – we are protected, and we will always be protected.
We will be protected by the great men and women of our military and law enforcement and, most importantly, we are protected by God.
Finally, we must think big and dream even bigger.
In America, we understand that a nation is only living as long as it is striving.
We will no longer accept politicians who are all talk and no action – constantly complaining but never doing anything about it.
The time for empty talk is over.
Now arrives the hour of action.
Do not let anyone tell you it cannot be done. No challenge can match the heart and fight and spirit of America.
We will not fail. Our country will thrive and prosper again.
We stand at the birth of a new millennium, ready to unlock the mysteries of space, to free the Earth from the miseries of disease, and to harness the energies, industries and technologies of tomorrow.

A new national pride will stir our souls, lift our sights, and heal our divisions.
It is time to remember that old wisdom our soldiers will never forget: that whether we are black or brown or white, we all bleed the same red blood of patriots, we all enjoy the same glorious freedoms, and we all salute the same great American Flag.
And whether a child is born in the urban sprawl of Detroit or the windswept plains of Nebraska, they look up at the same night sky, they fill their heart with the same dreams, and they are infused with the breath of life by the same almighty Creator.
So to all Americans, in every city near and far, small and large, from mountain to mountain, and from ocean to ocean, hear these words:
You will never be ignored again.
Your voice, your hopes, and your dreams, will define our American destiny. And your courage and goodness and love will forever guide us along the way.

Together, We Will Make America Strong Again.
We Will Make America Wealthy Again.
We Will Make America Proud Again.
We Will Make America Safe Again.
And, Yes, Together, We Will Make America Great Again. 
Thank you, God Bless You, And God Bless America.


Friday, January 13, 2017

Yêu & Ghét

Đức Hà

Chỉ còn mấy ngày nữa nước Mỹ sẽ có vị Tổng Thống thứ 45: ông Donald J. Trump. Ông thắng cử nhờ phiếu của Cử Tri Đoàn, nhưng ông thua phiếu phổ thông: gần ba triệu phiếu. Điều này cho thấy nhân dân Mỹ không 100% ủng hộ ông. Cử tri phát biểu lập trường chính trị của mình qua lá phiếu nhưng vì quan điểm chính trị khác biệt nên một số đông cử tri không chấp nhận ứng viên Cộng Hòa là điều dễ hiểu "Not My President" nhưng đồng thời cũng không chấp nhận cả bà Melania Trump, người sẽ là Đệ Nhất Phu Nhân Hoa Kỳ - "Not My First Lady" nghe có vẻ hơi cực đoan cố chấp. Việt Nam ta có câu "Ghét ai ghét cả tông chi họ hàng" vậy thì liệu có phải vì tư duy, lý luận hay phán đoán của người Việt ở Mỹ đã lây sang cho người Mỹ hay không, nhưng hiện này rõ ràng đang có hiện tượng như vậy.

Ghét

Mọi sự bắt đầu từ lời phát biểu đầy chỉ trích của một nhà thiết kế thời trang Sophie Theallet, gốc Pháp hiện sinh sống và hành nghề ở New York. Chỉ hơn tuần lễ sau đêm bầu cử hồi tháng 11 năm ngoái, bà Theallet cho công bố thư ngỏ về lập trường cứng rắn dứt khoát không cộng tác với tân đệ nhất phu nhân về y phục. Thư có đoạn:

"... Là một di dân sinh sống tại đất nước này, tôi được hân hạnh có cơ hội tiếp tục thực hiện ước mơ của tôi tại Hoa Kỳ. Là người thiết kế thời trang cho Đệ Nhất Phu Nhân Michelle Obama từ tám năm qua đó là một vinh hạnh, một điểm nhấn quan trọng trong sự nghiệp của tôi. Bà Obama đã giúp phát huy thương hiệu của chúng tôi cũng như tạo cơ hội cho chúng tôi được sự trân trọng khắp thế giới.
Hành động, đạo đức nề nếp và nét kiều diễm của bà luôn được tôi hân hoan đón nhận tận đáy lòng.
Là một người có chủ trương và ngợi ca sự đa dạng trong xã hội, phát huy tự do cá nhân và tôn trọng mọi lối sống, tôi sẽ không tham gia dưới bất kể hình thức nào hay thiết kế y phục cho Đệ Nhất Phu Nhân sắp tới đây của Hoa Kỳ. Luận điệu kỳ thị, phân biệt giới tính, căm ghét người nước ngoài do chồng bà ta phát động trong suốt mùa bầu cử vừa qua không phù hợp với giá trị đạo đức mà bản thân tôi quyết tâm theo đuổi và chia xẻ.
Tôi khuyến khích các đồng nghiệp trong ngành thời trang hãy cùng tôi giữ vững niềm tin này.
Thái độ chính trực là kim chỉ nam duy nhứt mà chúng tôi trân quý."

Ơ kìa! bà Theallet này ngộ nhỉ. Chồng làm thì bà cứ ghét ông chồng, không bỏ phiếu cho ông ta chứ bà vợ có làm chính trị đâu mà bà lại phản đối. Không lẽ bà cũng chủ trương "Ghét ai ghét cả ..." chăng? Nếu vậy thì tội cho bà Melania quá. Hơn nữa bà lại gốc Pháp, người Pháp nổi tiếng là lịch lãm, cởi mở, mọi chuyện đều có thể nhún vai trề môi Xà Và (ça va) bà quên gốc gác nòi giống rồi hay sao?
Nhưng thực sự bà Trump nào có cần đến chiếc áo của nhà Theallet đâu cơ chứ. Báo chí tường thuật vào đêm đón Giao Thừa sang năm mới 2017, tân Đệ Nhất Phu Nhân lên một cái áo dạ hội của nhà may Ý nổi tiếng  Dolce & Gabbana trị giá ba nghìn đô. Nhà thiết kế Stefano Gabbana viết trên mạng Instagram rằng bà Trump cực kỳ quyến rũ trong chiếc áo do ông thiết kế và ông rất cám ơn bà đã chọn mẫu áo của nhà D&G.
Lời phát biểu khen tặng đầy mỹ ý này trở thành cơn sóng thần trong giới làm thời trang quốc tế.
Báo W Magazine viết: "Sự kiện nhà D&G hồ hởi phấn khởi khi được bà Trump chiếu cố chiếc áo của họ đã đẩy nhà tạo mẫu này về phía cực xa của một trong những chia rẽ lớn nhất trong ngành công nghiệp thời trang."
Ngay sau đó một độc giả góp ý thêm rằng ông Gabbana nên suy xét kỹ trước khi dùng tài sức để lo quần là áo lụa cho bà Trump: "Thật đáng buồn khi một nhà thiết kế đồng tính lại không quan tâm đến những nhóm người khác (sắp) bị chèn ép. Ông chỉ biết đến tiền thôi à?"

Nỗi bức xúc đó cũng thể hiện qua một nhận định đăng trên tờ LA Times rằng quả thật có rất ít hậu thuẫn đối với bà Trump trong giới thiết kế thời trang.
Những nhà thiết kế nổi tiếng như Tom Ford, Marc Jacobs, Derek Lam, Phillip Lim ... cũng đồng lòng từ khước hợp tác với họ hàng nhà Trump. Một ông phát biểu rằng ông Trump không nhất thiết là khuôn mẫu lý tưởng và ông đã từ chối nhiều lần thiết kế y phục cho bà Melania. Trong cùng lúc ông Jacobs đưa ra nhận xét: "Tôi sẽ dùng hết năng lực để giúp những người bị ông Trump và những người theo ông ta làm tổn hại."
Thì ra là vậy, cũng hệt như nhóm hoạt động trong ngành công nghiệp điện tử ở Silicon Valley, giới làm thời trang đều trước sau như một, sống chết với Dân Chủ, son sắt một lòng với bà Hillary Clinton. Cali, New York là hai thành trì vững chắc của Dân Chủ nên giới điện ảnh ở Hollywood, giới nghệ sĩ trình diễn ... đều một mực hậu thuẫn cho ứng viên có chủ trương Stronger Together. Vừa mới Chúa Nhật vừa qua thôi, một diễn giả đã không bỏ lỡ cơ hội để chỉ trích tổng thống tân cử tuy không nêu đích danh. Khi nhận giải thưởng Cecil B. DeMille tại lễ trao giải Golden Globes, diễn viên Meryl Streep từng lãnh ba giải Oscar khai hỏa:
"Không tôn trọng dẫn đến sự bất kính. Bạo lực kích động bạo lực. Và khi kẻ mạnh sử dụng quyền thế để tấn công người khác, thì tất cả chúng ta đều bị thiệt thòi ..."
Ý bà Streep là nhắm vào ông Trump đã có lần chế diễu một nhà báo tàn tật dạo tranh cử. Lời nói của bà được cử tọa vỗ tay nồng nhiệt tán thưởng, trong đó có tài tử George Clooney. Ông Clooney không ngần ngại nói thẳng rằng nước Mỹ đã may mắn có được các vị lãnh đạo như Jefferson, Lincoln, Roosevelt và Kennedy, hơi bị thiếu may với Bush và bây giờ thì "Tôi nghĩ chúng ta lại thiếu may mắn nữa."

Vì lý do đó nhiều ca sĩ, nhiều ban nhạc của trường học đã từ chối biểu diễn tại liên hoan nhậm chức của ông Trump. Nhưng nhóm chuyển giao quyền lực ở Washington DC có một giải pháp khác là cho mời cả những người từng phát biểu "Not My President" đến chung vui nữa. Tuy không nói ra nhưng câu "Không mợ chợ vẫn đông" mô tả đúng với sự thật dự kiến sẽ diễn ra ngày 20 tới đây tại tiền đình trụ sở Quốc Hội Hoa Kỳ. Tuy nhiên cũng phải công nhận rằng làm nghệ thuật không thể phi chính trị, phi đảng phái được.
Theo quan điểm của giới làm thời trang thân Dân Chủ, thiết kế y phục cho bà Melania Trump tức là ngầm ủng hộ đường lối chính sách gây nhiều tranh cãi và gây nhiều bất mãn của ông Donald Trump. Rõ ràng là sau khi bà Hillary Clinton (bất ngờ) thất cử thì nước Mỹ bị phân hóa trầm trọng, trong mọi tầng lớp nhân dân, mọi ngành nghề, mọi sắc dân, mọi khuynh hướng chính trị - kể cả trong nội bộ đảng Cộng Hòa. Chẳng hạn cầu thủ bóng rổ lừng danh bốn lần MPV Lebron James của đội Cavaliers ở Cleveland cùng nhiều bạn bóng rổ khác đã từ chối không chịu ở khách sạn mang tên Trump trong thời gian đi đấu xa nhà.

Nhưng cũng may cho USA là Phó Tổng Thống Biden, người từng phát biểu "Grow up, Donald - hãy cư xử như một người trưởng thành đi," đã trân trọng xác nhận ông Donald Trump là Tổng Thống thứ 45 của Hoa Kỳ trong buổi họp của lưỡng viện Quốc Hội Hoa Kỳ ngày 06 vừa qua.
Với cái búa gỗ khõ mạnh xuống bàn, ông Biden khẳng định: "It's over - Từ này chấm dứt không bàn cãi gì thêm về phiếu bầu nữa nha."
Theo truyền thống có từ thời vị tổng thống đầu tiên George Washington là trước khi chào tạm biệt nhân dân lúc mãn nhiệm vị đương nhiệm luôn luôn nhắc nhở đồng bào phải hành xử tử tế với người kế nhiệm. Trong bài phát biểu năm 1953, Tổng Thống Harry Truman nói:
"Tôi muốn tất cả quý vị phải nhận biết rằng công việc lãnh đạo đất nước rất phức tạp và trách nhiệm nặng nề - không phải cho tôi vì tôi sắp rời khỏi đây rồi - mà cho lợi ích của người kế nhiệm. Ông ta cần sự thông cảm và sự giúp đỡ của mọi công dân."

Yêu

Có người ghét thì đương nhiên phải có người thương. Báo mạng McClatchyDC liệt kê một loạt các nhà thiết kế có quan điểm trái ngược - không để chính trị ảnh hưởng đến ngành nghề. Chẳng hạn nhà thiết kế Diane von Fustenberg phát biểu rằng ông Donald Trump đã được bầu lên, và ông ta sẽ là Tổng Thống của chúng ta. Bà Melania xứng đáng được tôn trọng như tất cả các FLOTUS - Đệ Nhất Phu Nhân Hoa Kỳ tiền nhiệm. Bà nói:
"Vai trò của chúng tôi, một phần của ngành công nghiệp thời trang là để quảng bá vẻ đẹp, tính toàn diện, nét đa dạng. Mỗi chúng ta nên phát huy với tất cả khả năng có thể và từ đó tác động đến mọi tầng lớp quần chúng."
Nhóm các nhà thiết kế ôn hòa như Calvin Klein, Tommy Hilfiger, Jean-Paul Gaultier, Carolina Herrera ... nói rằng họ không có vấn đề gì nếu được yêu cầu chăm sóc y phục cho họ nhà Trump.
Tình hình kẻ thương người ghét hiện nay là như vậy - nhưng liệu họ có tiếp tục ghét trong bốn năm sắp tới hay không là câu hỏi báo McClatchyDC đặt ra cho bài phóng sự liên quan đến áo quần của Đệ Nhất Phu Nhân Melania Trump. Theo trang Facebook thì có đến vài chục ngàn người thường xuyên truy cập Facebook để tìm kiếm hình ảnh của bà Melania. Mà không phải chỉ để kiếm hình xem mặt thôi mà kiếm để xem kiểu tóc, thời trang ưa chuộng của bà Melania suốt từ thời con gái, làm người mẫu thời trang đến khi trở thành bà xã của đại gia Donald Trump.


Thắc mắc cuối cùng là không hiểu vụ việc ghét/yêu này có phải là một cú thọc gậy bánh xe khác của trùm tình báo Putin hay không. Dạo này bất cứ chuyện gì xấu xa cứ chỉ ngón tay vào Putin "chính ông ta" cho hợp thời trang.