Saturday, April 30, 2011

Black April Memorial Week

California legislature—2011–12 regular session Assembly Concurrent Resolution No. 40 
Introduced by Assembly Member Solorio (Principal coauthor: Senator Correa) 
March 21, 2011 
Assembly Concurrent Resolution No. 40—Relative to Vietnamese American history. legislative counsel’s digest 

ACR 40, as introduced, Solorio. Vietnamese American history. This measure would recognize April 24, 2011, to April 30, 2011, inclusive, as Black April Memorial Week, and April 2011 as Vietnamese American month. 
Fiscal committee: no.

WHEREAS, April 30, 2011, marks the 36th anniversary of the end of the Vietnam War and the start of the eventual exodus of several million Vietnamese out of Vietnam after South Vietnam’s capital of Saigon fell to the communists on April 30, 1975; and
WHEREAS, For many Vietnam and Vietnam-era veterans who were directly involved in the war and Vietnamese Americans who have settled in the United States, the Vietnam War was a tragedy full of great suffering and the loss of American, Vietnamese, and Southeast Asian lives; and
WHEREAS, 58,169 people were killed and 304,000 were wounded out of the 2.59 million people who served in the Vietnam War so that one out of every ten Americans who served in Vietnam became a casualty of war; and
WHEREAS, During the American evacuation of Saigon, the first wave of Vietnamese refugees, 135,000 strong, mostly military officers and their families, took temporary shelter through several international refugee camps, and at Camp Pendleton in San Diego, Fort Chaffee in Arkansas, and Indiantown Gap in Pennsylvania; and WHEREAS, Starting in 1977, and lasting through the mid-1980s, a second wave of Vietnamese refugees comprised mostly of “boat people” began leaving Vietnam; and
WHEREAS, Seeing no future under communism, nearly 800,000 boat people risked their lives in small, dangerous boats to travel to resettlement camps in Hong Kong, Malaysia, Indonesia, Thailand, and the Philippines before eventually being resettled in the United States; and
WHEREAS, The Red Cross estimated that during that time, at least 300,000 Vietnamese died on the high seas while trying to escape communism; and
WHEREAS, After 1985, a third wave of Vietnamese refugees came to the United States under the Orderly Department Program; and
WHEREAS, In 1988, Congress passed the Operation Homecoming Act, a program allowing approximately 80,000 Amerasian children (offspring of GI fathers and Vietnamese mothers) to come to America; and
WHEREAS, By 1990, the fourth wave of Vietnamese refugees began arriving in the United States under the Humanitarian Operation, and today, more than 1.7 million Vietnamese immigrants reside in the United States; and
WHEREAS, Studies using census data show that foreign-born Vietnamese entering the United States in the 1980s, 1990s, and 2000 to 2005, inclusive, have seen an increase in terms of English proficiency, proportion of college graduates, the number of owner−occupied housing, family median income, and naturalization; and
WHEREAS, Over the years, Vietnamese immigrants have overcome social, economic, and language barriers of unforeseen magnitude to grow and become the most assimilated along civic dimensions of any large group in America; and
WHEREAS, Through emphasis on intense study, Vietnamese Americans have reached the pinnacles of American success in a variety of fields, including business and entrepreneurship, science and technology, space travel, medicine, the executive branch of the United States government, politics, the United States military, the United States judicial system, professional sports, and most recently, cultural icon status in cooking, modeling, acting, and comedy; and
WHEREAS, In order to serve their community and prosper in America, Vietnamese Americans formed well-established and thriving Vietnamese American commercial districts throughout the United States and California, including enclaves in Oakland, Orange County, Sacramento, San Diego, San Francisco, and San Jose; and
WHEREAS, More than 450,000 Vietnamese now live in California, with the largest concentration of Vietnamese found outside of Vietnam residing in Orange County, particularly in the cities of Garden Grove, Santa Ana, Westminster, and Fountain Valley; and
WHEREAS, San Jose, with a population of 900,000, has the largest concentration of Vietnamese of any American city, estimated at 10 percent of the city’s population; and
WHEREAS, In 2006, the U.S. Census Bureau survey of business owners reported that there are 50,321 Vietnamese businesses in California; and
WHEREAS, As we must teach our children and future generations important lessons from the Vietnam War, including how the plight of the Vietnamese refugees following the end of war serves as a powerful example of the values of freedom and democracy; and
WHEREAS, Refugees and immigrants from the former Republic of Vietnam who came to the United States and settled as free Vietnamese Americans are honored and remembered for their sacrifices for freedom and human rights and for their ongoing contributions to our democratic society; and
WHEREAS, An executive order issued by Governor Arnold Schwarzenegger honors the contributions of the Vietnamese American community to the State of California and recognizes their love for democracy, justice, and tolerance, upon which the symbol of the Vietnamese Heritage and Freedom flag was established; and
WHEREAS, The Vietnamese Heritage and Freedom flag, yellow, with three horizontal red stripes, is the only symbol that can unite most Vietnamese around the world and bring them together under the banner that symbolizes the aspiration for freedom and democracy in their homeland; and
WHEREAS, Although also united in sorrow as they commemorate April 30, 2011, as Black April, an occasion to reflect on the sacrifices of the past, Vietnamese American communities throughout
California consider Black April a celebration of the resilience of the Vietnamese people; now, therefore, be it Resolved by the Assembly of the State of California, the Senate thereof concurring, That in recognition of the great tragedy and suffering and lives lost during the Vietnam War era, the week of April 24, 2011, to April 30, 2011, inclusive, shall be proclaimed Black April Memorial Week, a special time for Californians to remember the countless lives lost during the Vietnam War era, and to hope for a more humane and just life for the people of Vietnam; and be it further Resolved, That, to honor a community that has added so much personal, cultural, and economic value to the social fabric of the great State of California, which embraces ethnic and cultural diversity, the month of April 2011 be recognized as Vietnamese American Month.

Friday, April 29, 2011

Bà Nguyễn Văn Thiệu và Giấc Mơ Hồi Hương


Đức Hà

TS: Đúng 100 ngày sau khi qua đời, Hội Đền Hùng Hải Ngoại phối hợp với nhiều hội đoàn cùng tổ chức Tuần Bách Nhật cho ông Nguyễn Văn Thiệu tại San Jose; bài viết được đăng trên tuần báo Viet Mercury ngày 11 tháng Giêng, 2002.

“Tôi mong có dịp về lại Việt Nam thăm mồ mả ông bà và mang tro cốt của ổng về khi đất nước bình yên; Ông Già có trối rằng nếu được thì đem chôn tại quê ông ở Phan Rang nếu không thì rải một nửa xuống biển và một nửa trên núi,” bà Nguyễn Văn Thiệu nói như vậy về ước vọng của bà như một phụ nữ Việt bình thường không quên ơn tổ tiên dòng họ.
Lần đầu tiên người ta được biết thêm đôi chút về gia đình cựu nguyên thủ Việt Nam Cộng Hòa kể từ khi hai ông bà và những người con ra khỏi Dinh Độc Lập tháng Tư năm 1975 để sống ẩn dật tại bên ngoài thành phố Boston, Massachusetts.
Từ hơn 26 năm nay người ta không được biết gì nhiều cho đến khi ông bất ngờ qua đời cách nay 100 ngày với một đám tang lớn gây ngạc nhiên cho cả vùng Boston. Ông mãn phần ở tuổi 78.
Bà Nguyễn Văn Thiệu đến San Jose cùng với hai người con, Nguyễn Tuấn Anh và Nguyễn Thiệu Long, để dự lễ Tuần Bách Nhật cố Tổng Thống Thiệu do Hội Đền Hùng Hải Ngoại cùng với nhiều hội đoàn Vùng Vịnh phối hợp tổ chức. Hơn 500 người đã đến dự lễ trong đó có nhiều chính khách, quan chức chính quyền và tướng lãnh Việt Nam Cộng Hòa trước đây.

Nếu so với những bức hình chụp chung khi ông còn sống thì bà Nguyễn Thị Mai Anh, năm nay 71 tuổi quê ở Mỹ Tho thuộc một gia đình Công Giáo, không thay đổi bao nhiêu khi bà xuất hiện tại San Jose cuối tuần vừa qua. Một phụ nữ cố tình đến hội trường American G.I. Forum trên đường Story chỉ để nhìn bà cho biết, có nói rằng “bả đẹp và sang quá.”
Dáng người thấp, tròn trịa, mái tóc bạc trắng chải gọn ghẽ, một tướng đi khoan thai và giọng nói nhỏ nhẹ chậm rãi, bà Mai Anh trong chiếc áo dài gấm đen có điểm những chữ thọ trắng, là cái đinh của buổi lễ.
Khách đến với bà đông đảo và vẫn trân trọng bà như là phu nhân của người từng nắm nhiều quyền uy của đất nước với lập trường chống cộng đến cùng chứ không phải như vợ của một lãnh tụ bị thất sủng về vườn. Tuy vậy nếu với bạn bè thân thiết trong nội các cũ của chồng, bà chuyện trò cởi mở thì với báo chí bà tỏ ra ngần ngại và e dè. Ngay cả khi được mời lên tiếng cám ơn quan khách tại buổi lễ bà cũng nhường cho trưởng nữ Tuấn Anh. Cho đến buổi chiều tại đền Quốc Tổ và sau nhiều lần nài nỉ câu trả lời của bà vẫn là “thôi cho tôi miễn đi, tôi có biết gì đâu mà nói.”
Nhưng sau cùng thì bà cũng nhận lời cho chương trình truyền hình Diễn Đàn Việt Nam, chương trình phát thanh của cộng đồng người Việt do Quang Chánh phụ trách và báo Việt Mercury một vài phút tâm tình.
“Chỉ nói chuyện gia đình thôi nha, tôi không biết chuyện chính trị gì đâu,” bà dặn trước.
“Việc ổng đi đột ngột cũng làm cho gia đình hơi bối rối; mới hôm trước ổng đi khám bác sĩ cho thấy tim mạch đều tốt mà qua ngày hôm sau áp huyết tăng cao đưa đến hôn mê rồi ổng đi luôn sau khi cho biết bị nhức đầu quá.”
“Bây giờ thì tinh thần ổn định rồi, con cái cũng dắt đi đây đi đó khuây khỏa,” bà nói.
Trong suốt buổi lễ với phần nhắc lại tiểu sử của chồng cùng những đoạn phim thời sự, người ta chỉ thấy con gái Tuấn Anh nhiều lần thấm nước mắt và phải lấy kiếng đen ra đeo còn bà Mai Anh tỏ ra bình tĩnh hơn nhưng ngồi bất động trên chiếc ghế sắt như mọi người khác chứ không được dành riêng một cái ghế bành trịnh trọng như vẫn thường thấy trước đây.
“Ông Già làm gì, liên lạc với ai, mấy mẹ con tôi không biết gì đâu,” bà kể lại về những sinh hoạt của ông Thiệu khi sinh sống tại vùng Boston. Bà cho biết Ông Già là tên gọi thân mật trong gia đình.
“Tôi có hỏi thì ổng chỉ nói ‘Có gì đâu chỉ nói chuyện với bạn bè thôi. Ổng kín đáo lắm, tôi hoàn toàn không biết gì nhưng với vợ con thì Ông Già rất vui vẻ tử tế.”
Bà nói thêm rằng chồng bà không chỉ kín đáo trong việc làm mà ngay cả trong tình cảm ông cũng kín đáo và theo phong tục cổ xưa.
“Các con hay hỏi tôi rằng sao không thấy ba hôn mẹ hay nói điều gì âu yếm với mẹ; tánh ổng vậy đó,” bà nói.

Lúc còn cầm quyền ông Thiệu được xem là người nhẫn nại, thận trọng và mưu trí.
Trước năm 75 người dân Sài Gòn còn đồn đãi nhau về những chuyện buôn lậu tham những bên cạnh chuyện ông Thiệu có liên hệ tình cảm với một vài ca sĩ và cả với một chủ nhà hàng ăn bên ngoài Sài Gòn. “Tất cả cũng chỉ là những tin đồn, không ai biết thực hư ra sao,” theo lời một nhân vật thân cận trong chính quyền trước đây không muốn nêu danh tính.
“Bà Thiệu là một người đứng cạnh chồng, một người chỉ biết lo cho gia đình, không phải người của quần chúng.”
Người này còn công nhận bà Thiệu là người đáng kính, không có cái kênh kiệu vênh váo của một người có quyền thế. Thỉnh thoảng và cũng rất ít, bà xuất hiện đi ủy lạo cho thương bệnh binh và chưa hề tuyên bố một điều gì.
Vì thế việc bà nhận trả lời phỏng vấn của báo chí mới hôm Chủ Nhựt vừa qua là cả một sự phá bỏ thông lệ bà vẫn giữ từ xưa đến nay.
Bà Mai Anh cho hay “Ông Già rất khắt khe trong việc dạy dỗ con cái, ổng theo xưa chớ không chịu lối giáo dục phương Tây.” Cũng vì thế người con trai út, Nguyễn Thiệu Long sinh bên Anh năm 1976 nói tiếng Việt rất rành. Nếu có ai tưởng lầm, hỏi chuyện bằng tiếng Anh mới thấy Long trả lời sành sõi bằng tiếng Việt, tuy phát âm không rõ lắm. Chị lớn của Long, Tuấn Anh, người con gái từng làm cả Sài Gòn phải chú ý khi thành hôn trong một đám cưới quy mô đình đám tổ chức tại Vương Cung Thánh Đường Sài Gòn và dạ tiệc tại nhà hàng Caravelle năm 1973, cũng có mặt ở San Jose.Với một chiếc áo dài đen, dáng người thấp và mảnh khảnh, Tuấn Anh luôn luôn đi sát mẹ tại buổi lễ cũng như tại Đền Hùng trên đường số Chín. Việt Mercury cố hỏi cô một vài câu thì cô chỉ cười rồi chỉ tay sang mẹ Mai Anh.

Hỏi bà Thiệu rằng sao gia đình lại chọn Boston thay vì ở vùng có khí hậu ấm áp hay nơi có đông đảo người Việt cho bớt nhớ nhà. Bà đáp:
“Ổng nói rằng ở xa xa đặng thở cho dễ.”
Ông bà Thiệu có ba người con ruột, hai trai và một gái; người con gái nữa trong gia đình, Nguyễn Thị Phương Anh, là con của anh ông Thiệu mà hai ông bà nhận về nuôi khi mẹ ruột Phương Anh qua đời. “Cháu nó coi tôi như mẹ ruột vậy,” bà cho biết.
Lúc đầu cả gia đình sang sống tại Đài Loan, nơi trước đó ông Nguyễn Văn Kiểu, anh ông Thiệu làm đại sứ.
Sau khi con trai thứ hai, Nguyễn Văn Lộc sang Anh học thì cả nhà lại sang sống tại London cho đến khi mấy người con sang Mỹ tiếp tục học vấn thì cả nhà cũng đến định cư tại Boston năm 1985 và bà Mai Anh nói rằng sẽ ở tại đó luôn cho gần con cái.
“Thôi ở đó luôn, chớ dọn nhà không nổi đâu.”
Buổi lễ tại hội trường trên đường Story diễn ra long trọng với nghi thức tế lễ đầy đủ theo phong tục cổ truyền Việt Nam với tiếng trống tiếng chiêng và nhiều quan khách Việt Mỹ tham gia.
Bữa cơm tối tại Quốc Tổ Vọng Từ thì đầy những thân tình ấm áp của một buổi họp mặt bằng hữu với mâm cỗ bình dân như gà luộc chấm muối tiêu chanh, đồ xào bóng da heo, dưa cải chua, canh măng nấm đông cô và xôi chè.
Tuy vậy vào lúc sáng ở bên ngoài hội trường hành lễ cũng có một phụ nữ đơn độc phân phát đến mọi người bức thư ký tên Nancy Trần và một số điện thoại ở San Jose với nội dung đả phá việc làm của Hội Đền Hùng là “ngu xuẩn, thiếu suy nghĩ” và gọi ông Thiệu là “tội đồ của dân tộc Việt Nam.”

Sau ngày 30 tháng Tư, 1975 ông Thiệu đã bị chỉ trích nhiều nhứt và bị coi như người phải gánh chịu tất cả trách nhiệm khiến Miền Nam sụp đổ đưa đến việc cả triệu người phải bỏ nước ra đi.
Vào những ngày cuối đời, Tướng Dương Văn Minh có cho biết muốn về an nghỉ vĩnh viễn tại quê nhà trước khi qua đời, giờ đây người ta lại biết thêm Tướng Nguyễn Văn Thiệu cũng có ước muốn tương tự.
Không ai biết đến bao giờ hai ông mới về lại được quê hương sinh quán, nơi mà có lúc một nửa phần đất nước hiện nay nằm trọn trong tay hai ông.

Thursday, April 28, 2011

Nguyễn Văn Thiệu 1923 – 2001

Đức Hà

TS: Bài viết về ông Nguyễn Văn Thiệu được đăng trên tuần báo Viet Mercury sau khi ông qua đời ngày 29 Tháng Chín, 2001 tại Boston, Massachusetts.

Ông Nguyễn Văn Thiệu đã nhắm mắt ra đi và ông cũng mang theo tất cả những bí mật riêng tư còn lại về cuộc chiến Việt Nam mà ông là một chứng nhân lịch sử. Ông không giải thích bao nhiêu những thắc mắc về những cáo buộc tham những và về số của cải ông có mang ra khỏi nước hay không hay về nguyên do khiến ông cho rút khỏi cao nguyên Trung phần đầu năm 1975.


Ông không để lại một cuốn sách nào như những người khác hay làm và cũng tránh tiếp xúc với báo chí. Ông không còn thấy xuất hiện trước công chúng kể từ năm 1993 sau khi đến San Jose để lần đầu tiên trình bày về một quan điểm ôn hòa với đối thủ cộng sản và ngay tức khắc ông đã bị những người đồng hương phản đối. Kể từ dạo đó ông lui về sống thầm lặng tại vùng ngoại ô Boston.
Tuy nhiên trước đó trong một cuộc phỏng vấn hiếm hoi dành cho báo Boston Globe năm 1992 ông Thiệu trả lời những người quy trách nhiệm cho ông về sự sụp đổ của miền Nam: “ … Quý vị cứ việc chỉ trích tôi đi. Tôi rất mong nhìn thấy quý vị làm được tốt hơn tôi.” Theo Wikipedia: “Vào năm 1992, ông Thiệu đã lên tiếng tố cáo sự xích lại gần nhau giữa chính phủ Hoa Kỳ và chính phủ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam nhưng ít lâu sau ông lại có ý muốn tham gia vào các cuộc thảo luận hòa giải dân tộc, điều này đã làm một số người cực đoan tức giận, còn tướng Trần Văn Đôn nhận xét qua hồi ký của mình (xuất bản năm 1997) thì ông Thiệu là người thức thời với chủ trương đối thoại với người trong nước.”
Ít nhứt cũng có một cuộc biểu tình tại công viên St. James ở San Jose ngày 30 tháng Năm, 1993 để phản đối và nói rằng ông là “biểu tượng cho tham nhũng, và đáng lý ra ông nên tự sát một cách anh hùng thay vì bỏ chạy ra nước ngoài.”
Ông Thiệu là người lãnh đạo lâu nhứt tại miền nam Việt Nam và vì thế khi chế độ sụp đổ và hàng trăm ngàn người phải đi học tập cải tạo trong lúc cả triệu người phải bỏ nước ra đi thì tiếng tốt về ông không có bao nhiêu ngay cả từ những người từng được hưởng nhiều bổng lộc trong chiến tranh mà người ta chỉ nghe thấy những lời chỉ trích gay gắt về chiến thuật của ông khi ra lệnh rút quân khỏi Ban Mê Thuật để đưa đến cuộc di tản hãi hùng nhứt trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, theo lời những nhân chứng còn sống sót.

30 Tháng Tư,1975

Không đầy hai tháng sau, chiến cuộc Việt Nam kết thúc với 3 triệu người Việt, 58,000 lính Mỹ tử vong và đất nước bắt đầu rơi vào cảnh khổ khác. Và cũng như trường hợp của Tổng Thống Dương Văn Minh, người ta chỉ nhắm vào ông Minh có một điều duy nhứt là lời kêu gọi buông súng vào trưa ngày 30 tháng Tư khiến miền Nam bị cộng sản hóa hoàn toàn, nhưng liệu ai có thể thay đổi được vấn đề đó không?
“Nói rằng Nguyễn Văn Thiệu làm mất Việt Nam là trao cho ông Thiệu quá nhiều quyền; lịch sử Việt Nam đến năm 1975 phải đi tới một chỗ ngoặc; cho dù Thiệu, Minh hay Kỳ hoặc bất cứ ai cầm quyền phía nam vĩ tuyến 17 thì lịch sử vẫn sang trang,” ông Bùi Bảo Trúc, phát ngôn viên chính phủ trong các năm 1973-1974 cho biết.
“Phải đợi cho đến khi cát bụi lắng xuống hoàn toàn thì lịch sử mới có thể phán xét những con người như ông Thiệu, khen cũng như chê một cách chính xác,” ông nói.

Tuy vậy đối với những quân nhân phải đi học tập và lao động khổ sai dưới chính quyền mới thì quan điểm của họ đắng cay hơn; họ đã đổ máu và đổ mồ hôi ngoài chiến trường cho tới phút cuối cùng để sau đó phải tập trung cải tạo trong một hoàn cảnh vẫn thường được mô tả là "mút mùa."
“Mười hai năm cải tạo, gia đình tôi tan nát, con trai tôi chết ngoài biển, con gái tôi mất tích khi vượt biên; thử hỏi lỗi tại ai?” một cựu quân nhân hiện sống bằng tiền trợ cấp bệnh tật tại Santa Clara cho biết.
Vì lời chỉ trích gay gắt đầy phẫn nộ nhắm vào người lãnh đạo mà ông hoàn toàn tin tưởng sẽ mang lại thắng lợi cho miền nam Việt Nam nên ông xin được dấu danh tính.
“May mà còn chương trình H.O. để tôi được đi định cư ở Mỹ chớ ở lại với tụi nó (cộng sản) mà bệnh tật như vầy thì tôi không biết có sống được tới ngày hôm nay hay không.”
Ông Nguyễn Mộng Hùng, 67 tuổi cựu trung tá nhảy dù và tuy đã phải đi cải tạo trong 10 năm trời nhưng thái độ của ông vẫn là của một quân nhân, một cấp thừa hành.
“Ông Thiệu là cấp trưởng, là tổng tư lệnh quân đội và là người lãnh đạo quốc gia còn chúng tôi chỉ là sĩ quan cấp dưới nên chúng tôi không có thẩm quyền phê phán. Lịch sử sẽ phán xét ông ta. Và nói rằng tại ông mà hàng trăm ngàn người phải bị tù tội hay chết oan ức thì cũng không đúng; ai cũng biết rằng ông Thiệu lúc đó hoàn toàn bị bó tay.”
Ông Hùng còn có biệt danh Hùng Xùi hiện cư ngụ tại San Jose cũng tự nhận là người có lỗi với nhân dân. Ông nói:
“Cá nhân tôi cũng có lỗi là không biết tập hợp hàng ngũ để một lòng giữ nước cho đến cùng vì nếu được như vậy thì chưa chắc đã có ngày 30 Tháng Tư.”
Ông giải thích “Hồi đó mỗi khẩu đại bác chỉ được phép bắn năm viên đạn một ngày thì đánh cái gì!”

Thật vậy chiến tranh Việt Nam vào lúc lên đến cao điểm nhứt là các trận phản công tái chiếm thành công tại An Lộc, tại cổ thành Quảng Trị … cùng lúc với pháo đài bay B-52 của Hoa Kỳ dội bom ác liệt ngay khu vực Hà Nội trong năm 1972 thì bỗng nhiên giảm cường độ sau khi Hiệp Định Paris được ký kết ngày 28 tháng Giêng năm 1973. Kế hoạch Việt Nam hóa chiến tranh được đem áp dụng cùng lúc với việc quân đội Mỹ từ từ rút khỏi vai trò cố vấn và yểm trợ. Ngược lại cũng bắt đầu từ đó bộ đội cộng sản ngày càng tập trung đông quân hơn tại phía nam Bến Hải để rồi ra đưa đến chiến dịch có tên “Đai Thắng Mùa Xuân” thôn tính toàn bộ miền Nam – còn được gọi là “thống nhất đất nước.”
Ông Lâm Quang Thi ở Milpitas, Bắc California cựu trung tướng Tư Lệnh Tiền Phương Quân Đoàn I giải thích rằng người Mỹ rút ra khỏi Việt Nam vì quần chúng Mỹ quá chán ngán chiến tranh và trở thành phản chiến.
“Mỹ không có chiến lược rõ ràng, không biết phải làm gì và phong trào phản chiến tại Mỹ gia tăng áp lực vào Quốc Hội khiến họ phải cúp viện trợ.”
Ông nói thêm “Họ không cho đánh thẳng ra Hà Nội và cũng không chịu yểm trợ lâu dài cho phía Việt Nam Cộng Hòa thì phải gãy thôi. Trách nhiệm không hoàn toàn của giới lãnh đạo Việt Nam.”
“Sau khi bắt tay được với Trung Quốc rồi, thì Việt Nam không còn có vị trí chiến lược trong chính sách toàn cầu của Mỹ nữa,” ông Thi giải thích về sự xụp đổ không thể tránh được của Sài Gòn.

Nhà báo Judy Stowe của BBC viết trên báo The Independent: “Quân đội của Nam Việt Nam vượt cả về số lượng quân và trang thiết bị so với bộ đội Cộng Sản, nhưng về tinh thần thì kém xa rất nhiều. Nhằm duy trì quyền lực để vừa là Tổng Thống vừa là Tổng Tư Lệnh Tối Cao, ông Thiệu đã tập họp quanh mình những tướng lãnh yếu kém và thường là tham nhũng. Việc làm này thay vì củng cố thêm vai trò lãnh tụ của ông lại khiến số đông người dân chỉ trích ngày càng nhiều nhiều hơn về đường lối cầm quyền…” Những ngày cuối của lãnh tụ đệ Nhị Cộng Hòa được bà Stowe ghi lại: “… Ngày càng có nhiều áp lực buộc ông Thiệu phải từ chức với kỳ vọng một ứng viên tổng thống thỏa hiệp có thể thương lượng ngưng bắn với Hà Nội hầu cứu vãn những gì còn lại của Nam Việt Nam. Trong nhiều tuần lễ liền, ông ngoan cố không chịu nhượng bộ. Cuối cùng vào thứ Sáu 21 tháng Tư 1975, lúc Cộng quân tiến gần đến Sài Gòn hơn bao giờ, ông chấp nhận điều không thể tránh được và loan báo việc ra đi trên hệ thống truyền hình. Ngay cả lúc đó ông không hề nhận trách nhiệm về những sự kiện đã xảy ra…”
Chỉ có điều vào ngày tuyên bố từ chức ông nói “Mất một Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, quân đội còn Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu, đồng bào còn một chiến sĩ Nguyễn Văn Thiệu. Tôi nguyện sẽ chiến đấu kế bên anh em chiến sĩ”, và ngay sau đó ông bay đi Đài Loan.


Đừng Nghe …

Nói đến Nguyễn Văn Thiệu, người ta khó mà quên được lập trường chống cộng đến cùng và câu nói được nhắc nhở nhiều sau khi cộng sản hoàn toàn kiểm soát miền nam Việt Nam là “Đừng nghe những gì cộng sản nói mà hãy nhìn những gì cộng sản làm.”
Ít ra những người còn kính trọng ông cũng vẫn cho rằng ông có lập trường chống cộng cương quyết, không khoan nhượng.
Lập trường đó của ông Thiệu cũng như của ông Diệm được ông Nguyễn Khắc Bình giải thích rằng đó là một sự dấn thân tận cùng cho đất nước.
“Nói gì thì nói, nhân dân miền nam cũng được hưởng không khí tự do trong 25 năm, tuy không hoàn hảo và không kéo dài được lâu hơn.”
Ông Bình, 70 tuổi từng là Tỉnh Trưởng Mỹ Tho thời Đệ Nhứt Cộng Hòa và Tư Lệnh Cành Sát và nắm cả mạng lưới trung ương tình báo dưới thời Đệ Nhị Cộng Hòa. Ông cho biết không thuộc bè phái nào và chỉ biết phục vụ cho đất nước nhưng định mệnh của đất nước là chuyện của Ơn Trên.
“Việc chế độ xụp đổ là ý muốn của Ơn Trên là do thời thế, tôi không oán trách hay phê phán các vị lãnh đạo. Tôi tin rằng Ơn Trên đã xếp đặt như vậy.”
Ông nói thêm: “Trong khi bao nhiêu người phải hy sinh mà mình giờ đây vẫn còn sống thì phải chăng có bàn tay mầu nhiệm của một đấng thiêng liêng nào đó hay sao.”
Thế nhưng nếu không chống cộng đến cùng thì phải hành động ra sao trong tình thế hiện nay. Ông Hoàng Cơ Định một thành viên thuộc Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam đã có cái nhìn mới về cuộc chiến đấu tranh cho tự do dân chủ tại Việt Nam.
“Chúng ta cần nhìn Việt Nam của năm 2001 chứ không phải một tiếp nối của Việt Nam 1975; phải giải quyết vấn đề cả về xã hội chứ không chỉ về chính trị. Tất cả những chuyện đã xảy ra thì chỉ nên dùng đó làm kinh nghiệm thì tốt hơn.”
Ông nói thêm rằng phải “Cảnh giác thêm nữa để không bị lừa dối nhưng không có nghĩa là không nghe tất cả những gì họ (cộng sản) nói.”

Người dân Việt bình thường và nghèo khó vì chiến tranh lại càng nghèo khó hơn trong những năm tháng sau 1975 phần lớn chỉ nhớ về ông Thiệu có một điều là sau khi chế độ Sài Gòn xụp đổ, Nguyễn Văn Thiệu đã cùng với gia đình ra đi an lành và cáo buộc ông mang theo tất cả gia tài của đất nước, cho dù trước đó ông có tuyên bố “sẽ chiến đấu đến viên đạn cuối cùng, hạt gạo cuối cùng.”
“Vào ngày 30 tháng Tư năm 1975 thì 17 tấn vàng của Việt Nam Cộng Hòa vẫn còn nguyên trong kho bạc nhà nước,” ông Nguyễn Xuân Nghĩa nguyên Thứ Trưởng Bộ Tài Chính trong những năm 74-75 xác nhận như vậy trong cuộc điện đàm từ miền Nam California.
Ông Nghĩa nói thêm: “Còn nói rằng ông Thiệu mang theo một tấn vàng như một người tự xưng là sử gia của Hà Nội trả lời cuộc phỏng vấn của đài BBC mới đây là hoàn toàn sai và bịa đặt. Một tấn vàng đâu có dễ gì bỏ túi mang ra khỏi nước đâu.”

Vào dịp 30 tháng Tư năm ngoái nữ phóng viên Marcella Bombardieri của báo Boston Globe đã viết về cuộc sống ẩn dật của ông Thiệu tại ngoại ô Boston:
“Cựu tổng thống của miền Nam Việt Nam đã không hề nói với công chúng một điều gì, không hề cho biết ông đã nghĩ gì trong dịp kỷ niệm 25 năm Sài Gòn sụp đổ, và đây cũng là dịp kỷ niệm 25 năm quyền lực của chính ông sụp đổ. Ông Nguyễn Văn Thiệu đã không trả lời cả chuông bấm cửa nhà ông …”
Sau khi thoát ra khỏi Sài Gòn ngày 29 tháng Tư, 1975 ông có tuyên bố “Rất dễ trở thành một kẻ thù của Hoa Kỳ, nhưng rất khó trở thành một người bạn.”
Di sản 17 tấn vàng để lại Sài Gòn, theo lời ông Nguyễn Xuân Nghĩa đã được Hà Nội dùng trả nợ súng đạn cho Liên Sô hết sạch.
Và nhân cái chết của ông Thiệu, phát ngôn viên bộ ngoại giao tại Hà Nội chỉ tuyên bố vắn tắt “Nghĩa tử là nghĩa tận, xin để cho người quá vãng ngủ yên.”

Lễ hỏa táng sẽ diễn ra vào ngày mai Thứ Bảy 6 tháng Mười, 2001 tại vùng Boston.

Wednesday, April 13, 2011

Nguyễn Đức Cung: Cuộc Đời Qua Ống Kính

Nguyễn Bá Trạc giới thiệu

Ảnh Richard Drysdale
Ansel Adams (1902-1984), một bậc thầy của ngành nhiếp ảnh, từng bảo: “Nhiếp ảnh, như một phương tiện đầy mãnh lực để diễn tả và truyền đạt, nó cống hiến ra vô vàn hình thái khác biệt cho sự nhận thức, giải thích và thực hiện.”
Nguyễn Đức Cung đã làm quen với phương tiện ấy từ hơn 50 năm qua.
Sinh quán Hưng Yên, lớn lên ở Hà Nội, di cư vào Nam năm 1954, học Trung Học Nguyễn Trãi và Chu Văn An, tốt nghiệp Luật Khoa, trong thập niên 60 Nguyễn Đức Cung đã có viết một số bài bình luận và phóng sự cho các báo Chính Luận, Ngôn Luận…nhưng nhiếp ảnh vẫn là mối đam mê lớn nhất của ông với cái máy ảnh bắt đầu sử dụng từ khi học Trung Học.
Dòng đời chìm nổi trôi qua. Sau khi chế độ Cộng Sản thiết lập trên toàn cõi Việt Nam, gia đình ông đến trại tỵ nạn Fort Chaffee, rồi về ở Orange County,  Nam California.

Lìa bỏ quê hương cũ, định cư trên đất mới, đi học lại, tốt nghiệp khoa Kinh Tế, Đại Học UCI, nhưng thỉnh thoảng lại thấy ảnh Nguyễn Đức Cung trên bìa các nguyệt san, tuần báo: Văn Nghệ Tiền Phong, Tự Cường, Nhân Chứng, Đời, Đất Nước Tôi, Sài Gòn Nhỏ…trong phụ bản các tập thơ Tình của Du Tử Lê, Tuyển Tập Nhìn Xuống Cuộc Đời của Quyên Di, hình bìa tập thơ Swimming The Quick Sand của Arthur Winslow. Những tấm ảnh làm chúng ta thấy thế giới, thay vì chỉ nhìn nó. Nguyễn Đức Cung đã nhìn, thấy, và vẫn tiếp tục chụp ảnh đến nay.

Slideshow mà quý bạn sẽ xem sau đây gồm 97 tấm ảnh chọn trong hơn 200 tấm của Nguyễn Đức Cung mà chúng tôi có, mở đầu bằng những hình ảnh quê hương, chấm dứt bằng tấm ảnh chiếc lông chim nhẹ hều nổi trôi trên dòng nước. Sự lựa chọn này để dễ kể chuyện là từ nhận thức chủ quan của chúng tôi  – “trong vô
vàn hình thái khác biệt của nhận thức mà nhiếp ảnh cống hiến” - như ông thầy Ansel Adams phát biểu.
Khi mở YouTube ra xem, đề nghị quý bạn bấm vào ký hiệu ở góc phải để xem hình full screen, và cũng nên đặt âm thanh tốt để nghe nhạc nền, gồm hai bản: 1. Conternura và 2. Buena vida của nhà soạn nhạc Kenny Vehkavaara.
Sau hết, cũng còn câu phát biểu giản dị của một nhiếp ảnh gia vô danh mà nhiều người theo nhiếp ảnh thuộc lòng: “I always thought good photos were like good jokes. If you have to explain it, it just isn’t that good” -  “Tôi luôn nghĩ những tấm ảnh tốt đẹp đều giống những câu chuyện tiếu lâm thú vị. Nếu còn phải
giải thích, thì nó không tốt đẹp đến thế.
Ảnh Nguyễn Đức Cung không cần đến lời giới thiệu này.
http://www.youtube.com/user/caiongcuaong#p/a/u/0/5G-6d5Q-oaw