Bác sĩ Nguyễn Ý-ĐỨC
http://www.nguyenyduc.com
Vâng. Chuyện tình của những người tuổi ngoài sáu chục. Tuổi hưu trí ở quê hương xưa nay. Tuổi sửa soạn dăm năm để lãnh tiền an sinh xã hội của những người tỵ nạn. TUỔI GIÀ.
Nói là Già nhưng làm sao biết được mình tới tuổi già rồi nhỉ?
Phải chăng ở cái tuổi mà ta tốn tiền gia nhập các câu lạc bộ thể thao thể dục mà chẳng bao giờ lui tới, vì ngại tới lui; tuổi mà cơ thể thấy chỗ nào cũng đau nhức, không sử dụng được, duy có chỗ không đau thì lại bất khiển dụng; tuổi đang mang kiếng trên mắt mà cứ đi khắp nhà tìm cặp kiếng; tuổi mà ánh sáng từ đôi mắt tưởng như tinh anh nhưng thực ra là do nắng phản chiếu lên kính hai tròng; tuổi cho là mình biết nhiều mà chẳng ai thèm hỏi ý kiến; tuổi kè kè một cuốn sổ tay chằng chịt địa chỉ, tên bác sĩ, tên thuốc đau nhức; tuổi luôn luôn tắt đèn mà mục đích là để tiết kiệm chứ không vì lãng mạn với người phối ngẫu...
Hoặc là tuổi đã đóng góp nhiều công sức để phục vụ cộng đồng, quê hương, gây dựng gia đình con cái; tuổi mang nhiều khôn ngoan, kinh nghiệm trường đời; tuổi có thể an hưởng nhưng không quên tiếp tay với thế hệ đến sau trong duy trì tinh hoa văn hóa dân tộc, truyền thống tốt đẹp gia đình Con Rồng Cháu Tiên Việt Nam...
Trước hết là chuyện tình cảm thương yêu của những người già đơn côi.
Và xin phép mượn nội dung đoản văn „Tiếng Chuông ái tình“ của Lê Khánh Thọ viết cho Việt Báo.
Chuyện kể cặp lão niên Quang và Liên gặp nhau vào một ngày rằm tháng bẩy khi hai người lên chùa lễ Phật, làm việc công quả. Họ làm quen với nhau rồi „Tiếng chuông ái tình“ xuất hiện khiến hai trái tim già cằn cỗi bỗng nhiên đập mạnh. Nàng tưởng như mình trở về thời nữ sinh Trưng Vương, còn tâm trạng chàng thì như hồi cắp sách tới trường Quốc Học. Họ thương yêu nhau.
Mối tình của ông Quang với bà Liên thì được con cháu hỗ trợ vì họ thông cảm đời sống đơn côi tuổi già không người chăm sóc của ông. Còn con gái bà Liên thì đay nghiến „ Mẹ già rồi mà không nên nết“. Bà khổ tâm than thở với đám con cháu ông Quang. Rằng con bà không thông cảm tâm sự của người mẹ lớn tuổi cô đơn. Rằng trái tim bà vẫn rung động như thời thanh xuân. Rằng bà cần tình yêu thương của ông. Rằng ông 69 tuổi cũng cần người bạn đời nâng khăn sửa túi.
Nhưng họ vượt qua mọi trở ngại để thương yêu, hỗ trợ nhau như đôi nhân tình trẻ không rời nhau nửa bước. Họ âu yếm chăm sóc nhau, dịu dàng trao đổi với nhau những lời nói đầy những ân tình. Ông Quang thì tươi tắn rạng rỡ trông trẻ hơn trước đến mười tuổi. Còn bà Liên thì hai ba ngày lại đi làm tóc, chau chuốt sắc đẹp, để gặp người tình.
Câu chuyện dường như đưa ra đáp số cho vài thắc mắc. Rằng góa bụa tuổi già vẫn còn tìm được nương tựa lẫn nhau trong tình yêu đến muộn. Rằng con cái cũng không nên quá khắt khe với tái giá tìm bạn đường mới của mẹ cha đơn côi. Rằng tận tình chăm sóc qua lại cần phát sinh từ tình cảm chân thành với nhau. Và rằng vợ chồng cao tuổi vẫn còn nhiều cơ hội tốt để thuận buồm xuôi gió nốt đoạn chót cuộc đời với nhau.
Vì hôn nhân vợ chồng thuở ban đầu khắng khít là do yêu nhau. Đó là TÌNH, tình yêu trai gái. Rồi với thời gian, hóa chất đam mê ban đầu cũng dần dần lợt phai. Từ đây, gắn bó tình già sẽ từ sự hiểu nhau, sự chia sẻ vui buồn, phụ thuộc lẫn nhau, thích nghi, trọn vẹn cho nhau. Mức độ thỏa mãn trong hôn nhân ở giai đoạn này được nhìn qua phẩm chất của đời sống hai người: hạnh phúc bên nhau, cố kết với nhau, biểu lộ thương yêu, giảm thiểu phiền não. Hai người có thể yêu nhau trở lại khi cùng nhìn về một hướng, sắp xếp cho tương lai cũng như tận hưởng hiện tại, giải quyết trở ngại, khó khăn. Bây giờ đối với nhau cần có NGHĨA., nghĩa phu thê.
Phải chăng đó là do Tình và Nghĩa của những người rất thương yêu nhau. Không nề hà tuổi tác. Vì như nhà thơ Vũ Hoàng Chương đã viết:
„Tuổi đó tuổi vàng hay tuổi ngọc;
Yêu nhau ai tính tuổi bao giờ“-
Xuân Diệu thì :
Tình không tuổi và Xuân không ngày tháng
Và Goethe cũng thêm:
So, lively brisk old fellow
Don”t let age get you down
White hair or not
You can still be a lover”.
Đó cũng là quan niệm của cụ Nguyễn Gia Thiều chúng ta:
“Có âm dương, có vợ chồng;
Dẫu từ thiên địa, cũng vòng phu thê”
Để được sống trong cảnh “Đôi chồng vợ ra vào khắng khít, mắm muối mà vui”, như cụ Vương Hồng Sển đã viết.
Rồi đến chuyện TÌNH chung chăn chung gối, Tình Dục Tuổi Già vì ở tuổi này cũng có nhiều điều để nói với nhau.
Có người bâng quơ hỏi rằng, vào tuổi này còn có nhu cầu “phòng the” hay không? Rằng liệu họ có những khó khăn gì, có điều gì cần “đề cao cảnh giác”? Rằng bị tiểu đường như tôi, mới mổ tim như ông nó thì có rủi ro nào khi lâm trận thương yêu, đáp ứng sinh lý?
Và nhiều thắc mắc tình trường lớn nhỏ khác nữa cần được làm sáng tỏ.
Vì giải quyết sinh lý là một phần trong cuộc sống, trong các hoạt động của con người. Khác chi nhu cầu thỏa mãn thực phẩm, không khí, giải trí, bạn bè. Mà người tuổi cao không là ngoại lệ.
“Nhà thơ lão thành Hoàng Cầm đã từng lạc quan với:
Bạn ơi khi thấy ông già ấy
Bơi chải chìm trong mắt mỹ nhân
Xin chớ bĩu môi cười chế riễu
Hãy chào cái dáng dậy thì xuân”
Còn kinh nghiệm cổ nhân Đông phương ta vẫn điều độ trong quan niệm:
“Bán dạ tam bôi tửu
Bình minh nhất trản trà
Thất nhật dâm nhất độ Lương y bất đáo gia”
Vậy thì nếu có thắc mắc thì cũng là chuyện hữu lý, thường tình mà thôi.
Thắc mắc đầu là tới tuổi nào thì tình dục của con người giảm hay mất đi ? Nhiều chuyên viên về vấn đề hấp dẫn giới tính đều đồng ý là sự đòi hỏi và khả năng hành động tình dục của con người tồn tại suốt đời, trừ khi bị bệnh hoạn. Hoặc theo quan niệm cũ xưa, tự cho là khi về già mình sẽ hết tình.
Từ năm 1926, Raymond Pearl đã nhận ra rằng 4% những người tuổi từ 70 tới 79 đều làm tình ba ngày một lần, 9% thì mỗi tuần một lần.
Theo nghiên cứu của Alfred Kinsey vào năm 1948 và 1953 thì số những lần giao hợp của nam giới giảm dần, nhưng đa số đều giữ được khả năng tình dục tới tuổi 70, 80; còn ở nữ giới thì không có thay đổi mấy với tuổi già.
Master & Johnson, một tổ chức có uy tín về vấn đề tình dục, cũng có cùng nhận định như A. Kinsey: đời sống tình dục ở người cao tuổi vẫn mạnh cho tới tuổi 80 hay hơn nữa, mặc dù nó sẽ thưa thớt dần và không vũ bão như lúc còn trẻ.
Ta biết rằng tình dục mạnh nhất vào tuổi 18, 20. Thống kê cho hay ở tuổi này, họ có thể yêu nhau một tuần 3, 4 lần, đến lúc 40 tuổi thì 2 lần rồi một tuần một lần, cho tới tuổi 60, 70 thì khi này khi khác, nhưng không mất hẳn.
Có người đã ví làm tình như đi xe đạp: đã biết đi xe đạp thì chẳng bao giờ quên được, ngoại trừ không có xe mà đi hoặc xe đổi kiểu. Đang đi xe ghi đông cao, mà đổi sang xe cuốc, xe đua, thì phải thích nghi với kiểu xe mới. Chỉ có một điều khác là, ngược lại với động tác làm tình, ta phải bơm bánh xe xẹp trước khi cưỡi nó. Còn làm tình thì cưỡi lên xe rồi mới bơm.
Năm 1981, Starr và Wiener nghiên cứu về tính dục của 800 người trên 60 tuổi, đưa ra kết quả như sau: 99% trả lời vẫn còn muốn có tình dục; 62% nói khi nhìn hình ảnh gợi tình thì cũng động lòng cao hứng; 75 % thấy đời sống tình dục tốt đẹp hơn lúc trung niên vì không phải lo lắng gì; 88% than phiền là chưa bao giờ được chỉ dẫn về tính dục lúc còn bé.
Theo bác sĩ Domeena C. Renshaw, giáo sư Thần Kinh Tâm Trí trường Đại học Y khoa Loyola, Chicago, thì đời sống tình dục của con người tồn tại cho tới khi chết và không có gì là bất thường khi bệnh nhân cần sự giúp đỡ về vấn đề này.
Còn GS Frank E Kaiser, chuyên khoa người già của đại học St Louis, cho rằng: “Thật là kỳ thị người cao tuổi khi gọi họ là già dịch chỉ vì họ tiếp tục muốn có đời sống tình dục” .
Năm 2000, phụ trang Parade bên Mỹ đã thực hiện vịêc thăm dò về đời sống tình ái của những vị lớn tuổi: 40% quý vị trên 75 tuổi trả lời còn rất sung mãn về vấn đề này; 45% nói vẫn còn tận hưởng lạc thú làm tình.
Kinh Cựu Ước có ghi: “Moses chết vào tuổi 120 mà nhãn quan vẫn tinh tường, khả năng tình dục không giảm .”
Tục ngữ, ca dao ta có câu :
“Gìa thì già tóc già tai;
Già răng già lợi, đồ chơi không già” hoặc
“ Càng già, càng dẻo, càng dai .
Càng gẫy chân chõng, càng sai chân giường.”
Thắc mắc tiếp là khi về già có những thay đổi gì không về cơ quan sinh dục hoặc khả năng làm tình?.
Xin thưa rằng khi về già, tất cả các cơ quan, bộ phận trong cơ thể đều có thay đổi, không nhiều thì ít, cả về cấu tạo lẫn chức năng. Cơ quan sinh dục cũng chịu cùng số phận.
1-Trước hết xin liếc mắt nhìn qua sự thay đổi ở nữ giới.
Khi sanh ra, trong noãn sào có chừng 1 triệu rưởi noãn cầu. Tới khi 40, 50 tuổi chỉ còn khoảng 11,000. Mỗi lần có kinh, một noãn cầu được đẩy ra để làm công việc nối dõi tông đường, nếu may mắn được hội ngộ với chú tinh trùng.
Khi tắt kinh, vào tuổi 45, 50, thì người đàn bà hết khả năng cao quý này, đồng thời noãn sào cũng ngưng sản xuất kích thích tố estrogen. Estrogen rất cần thiết cho sự nẩy nở, cho chức năng của bộ phận sinh dục và hành động tình ái. Hậu quả là âm đạo thu ngắn, không đàn hồi, mỏng hơn, và trở nên khô vì tuyến nhờn bớt hoạt động. Âm vật nhỏ laị, nhũ hoa mềm nhũn, nhăn nheo, teo tóp. Âm mao lưa thưa, cứng. Đại và tiểu âm thần vừa nhăn vừa mỏng vì mất tế bào mỡ . Quý bà có những triệu chứng như bồn chồn, lo sợ, bẳn tính, buồn phiền, kém ăn, kém ngủ, nhức đầu, mặt bốc nóng phừng phừng.
Về phương diện sinh lý, ta phân biệt hai sự việc :
a- Khả năng đáp ứng tình dục : Trong giai đoạn này, sự khơi gợi để có kích thích nhiệt tình và nhờn ướt âm bộ chậm xuất hiện; âm thần và tử cung không vươn lên; thời gian cực khoái mau hết; tử cung đã ít co bóp lại còn gây đau. Thủ thuật kích âm vật cần được sử dụng lâu hơn để gây nguồn cảm hứng.
b- Sự háo hức, quan tâm tới tình dục : Liệu những thay đổi sinh học trên có ảnh hưởng gì tới sự quan tâm tình dục không?
Câu trả lời rất phấn khởi là KHÔNG. Nhiều nghiên cứu còn chứng minh là quý bà càng quan tâm thích thú hơn, nhất là ở lứa tuổi từ 69 tới 76 mà lại có chồng. Đôi khi cũng có sự không thích thú nhưng hầu hết do lòng mình hững hờ trước thái độ hay vóc dáng của đối tượng. Góa phụ thường ít hứng thú hơn người có chồng. Mà khi vì lý do nào đó người chồng lại lạnh nhạt trong việc gối chăn thì vợ cũng bị lạnh cảm theo.
Nói chung thì sự hóa già chỉ làm mất khả năng sinh con nhưng vẫn tôn trọng khả năng yêu đương xác thịt của các bà.
2-Ở nam giới, sự thay đổi nhẹ nhàng hơn : khả năng sinh sản chỉ giảm chứ không mất vì tinh trùng tiếp tục được sản xuất với số lượng ít và vẫn thụ tinh được. John J. Medina kể trường hợp một lão niên đã được chứng nhận là sanh con cuối cùng lúc 94 tuổi. Thực là lão bạng sinh châu. Thành ra, nếu có cơ hội, có sự hợp tác của các cụ bà thì các cụ vẫn có khả năng sống đời sống tính dục một cách điều hòa cho đến ít nhất là tuổi bát tuần mà không ngại hết sinh khí. Vì từ năm 1894, nhà nghiên cứu người Đức Effeul đã ước lượng rằng, trong suốt cuộc đời, người nam có thể xuất tinh 5400 lần. Giả thử là nhân vật đó sống 100 tuổi, với 5200 tuần lễ, rồi “thất nhật dâm nhất độ”, thì vẫn còn dư 200 lần xuất tinh nữa không dùng đến và phí phạm mang xuống tuyền đài.
Tinh dịch, chế biến ở nhiếp hộ tuyến, bớt khối lượng. Nam kích thích tố ít, nhưng sự giảm thiểu này không ảnh hưởng gì tới khả năng giao hợp. Lão nhân sẽ cần nhiều thời gian hơn để có cương dương, (bốn món ăn chơi tha hồ được biểu diễn ), đồng thời nó cũng mau mềm; thời kỳ bình ổn lâu, sự xuất tinh chậm lại (âu yếm, vuốt ve nhau kéo dài ); tột đỉnh vu sơn lâu được một, hai giây với vòi tinh khí ít và yếu. Muốn có cương dương trở lại, phải chờ cả mấy tiếng đồng hồ .
Như vậy, tình muộn không những vẫn là tình mà còn trưởng thành, kinh nghiệm. Nó thân thiết hơn trong cảm giác, khơi động hơn trong mơn trớn. Hai người như thư thả hơn, kiên nhẫn cho nhau, chia sẻ cảm giác cho nhau.
Tình yêu bây giờ không phải chỉ là số lần, là sự lên mau, vào sâu, mà là sự trang trọng lẫn nhau, sự thắm thiết cam kết với nhau. Nó không vội vàng, hối hả như ở cặp vợ chồng trẻ, quá bận rộn, nên chỉ chiếu lệ, cho xong. Nó không bị gián đoạn bởi tiếng đập cửa kêu “ Mẹ ơi, thằng Vinh nó ăn cục kẹo của con “. Nó cũng không mang một thoáng ưu tư về tăng nhân số không dự trù trong gia đình.
Càng sống lâu với nhau, càng yêu nhau thì giao hợp sẽ là một nhu cầu để diễn tả sự cần thiết nhau, sự chia sẻ với nhau, sự làm vừa lòng nhau. Nó không phải là một cuộc thi đua mà phải quan tâm đến tài nghệ diễn xuất hay sức mạnh tráng niên. Nó ngả nhiều về phẩm chất hơn là số đếm.
Và, có thể như Alex Comfort, tác giả cuốn The Joy of Sex, lạm bàn là chậm lên, lâu ra có khi tốt vì “chạy chậm đỡ tốn săng” (more miles per gallon). Laị không tốn tiền mua mắt dê, tam tinh hải cẩu, bổ thận hoàn.
Hơn nữa:
“ Nghiã đã thâm sâu càng thắm thiết;
Tình tuy chay tịnh, đỡ tơi bời.” Ông Già Bách Độc .
Các vị lão nam còn thắc mắc là đàn ông hay bị bất lực, sự bất lực này có liên hệ gì tới tuổi cao không ?
Sự bất lực mà ta thường nói tới, cốt yếu là tình trạng không cương của dương cụ, mà văn hoa ra, ta gọi là Rối Loạn Cương Dương (LCD). Đấy là mức độ cương của dương cụ không đáp ứng được nhu cầu vào sâu và kéo dài thỏa đáng động tác giao hợp.
Sự cương là do kết quả phối hợp giữa dục vọng, một hóa chất (Cyclic GMP), hệ thần kinh và huyết quản.
Bình thường, khi có khêu gợi, tín hiệu thần kinh khiến cơ thể tiết ra hóa chất GMP có tác dụng làm giãn mở mô bào ở dương cụ, máu động mạch tràn ngập cơ quan này làm nó cương lên, ép vào tĩnh mạch, ngăn sự thất thoát máu. Kết qủa là dương cụ tiếp tục cương cho tới sau khi giao hợp, xuất tinh.
Ở người Loạn Cương Dương, tế bào của dương cụ không giãn nở tới mức chặn được sự thoát máu vì thiếu hoá chất kể trên, nên cơ quan mềm nhũn. Một số người lâu lâu mới bị, một số khác thì thường xuyên gặp trở ngại . Trên nước Mỹ, có cả dăm ba chục triệu người mắc chứng quỷ quái này. Việt Nam ta chắc cũng có khá nhiều.
Bất cứ nguyên nhân nào làm suy yếu mạch máu đều có thể gây ra rối loạn này.
a-Nguy cơ thông thường nhất là do tác dụng phụ của một vài loại dược phẩm trị bệnh cao huyết áp, kinh phong, thần kinh tâm trí, thuốc ngủ, thuốc đau bao tử;
b- Rồi đến tác dụng của rượu, cần sa, ma tuý;
c- Biến chứng một số bệnh như tiểu đường, cao huyết áp;
d-Tâm thần bất an, không tập trung, buồn phiền, mặc cảm là mình kém tuyệt chiêu hoặc bị đối tượng coi nhẹ tài năng, cũng gây trở ngại cương dương;
e- Giải phẫu nhiếp tuyến gây tổn thương cho dây thần kinh điều khiển sự cương cứng.
Sự lão hoá không phải là thủ phạm của Loạn Cương Dương vì tình dục không có “ ngày hết hạn dùng “ (Expiration date) như dược liệu, thực phẩm. Cũng không có mốt cũ mốt xưa như quần áo, trang sức. Và chẳng bao giờ có cương khi mà không có kích với thủ thuật, hương thơm, dáng yêu, lời ngọt của người nằm kế bên...
Trước đây, giới cao niên ít quan tâm tới việc tìm thầy chữa chạy, một phần vì tin rằng mình gìa thì nó cũng già, phần khác nghĩ rằng chẳng có thuốc tiên.
Ngày nay, đã có nhiều tiến bộ trong việc điều trị Loạn Cương Dương, đồng thời y giới cũng chú tâm hơn đến nhu cầu của người già. Giải phẫu, cơ phận, thuốc chích, thuốc nhét, thuốc uống...chẳng thiếu gì. Sự xuất hiện của Viagra, Levista, Cialis đã mang lại nhiều nguồn cảm hứng, với, “lão ông uống, lão bà khen”.
Mà nếu quý vị chê tây y nóng, thì ta lại trở về, bảo tồn văn hóa dân tộc, với mấy toa thuốc gia truyền của tiền nhân, những cây con thảo động vật, biết đâu chẳng hào hùng nhất dạ, lục giao, hoặc đêm bẩy, ngày ba, vào ra không kể ...
Thế ông có điều gì nhắn nhủ mấy mụ già này không?
Làm sao chúng tôi dám lơ là với mấy bà chị, vì quên thì thất lễ mà cũng ngại cảnh ngủ ngoài phòng khách, ăn mì gói thay cơm. Trước hết xin mừng quý bà chị là, tới một tuổi nào đó, sau nhiều lần mang nặng đẻ đau, chăm lo cho con cái, thì tạo hóa cũng thương tình cất đi cho quý vị cái trách nhiệm góp phần nối dõi tông đường. Nhưng vẫn ban cho mấy bà chị niềm vui tận hưởng sự khoái lạc của tình dục. Cho tới những năm khi, vừa lau chùi răng, vừa hàn huyên điện thoại đường xa. Và, mái tóc đầu tháng lương hưu thì đen, mà cuối tháng trở lại muối tiêu ( vì chưa kịp nhuộm).
Khoái lạc này cũng không thay đổi dù dạ con, buồng trứng đã từ giã bà chị ra đi. Duy có điều kích thích tố estrogen được sản xuất ít nên một vài thay đổi trong cơ thể làm giảm vẻ duyên dáng của bà chị.
Gò má bớt đầy, da nhăn nheo và khô, mí mắt sưng. Ngực không những đã không no tròn, mà còn chẩy xệ xuống vì mỡ mềm đã thế chỗ của tế bào tuyến vú. Mỡ cũng chen vào vùng bụng, mông, cổ, bắp chân,tay.
Các thay đổi này nói vậy cũng chẳng ăn nhằm gì. Chồng vẫn yêu, ta vẫn du dương. Vả lại thẩm mỹ bây giờ nó « hiện đại « lắm, bà chị ạ : năm nhăm, sáu chục đổi ra đôi tám, hai mươi mấy hồi.
Cơ quan nghiên cứu Masters & Johnson cũng như Kinsey đều quả quyết là nếu quý bà có đời sống tình dục tốt đẹp trong thời kỳ mầu mỡ sanh đẻ thì khi tắt kinh, sẽ không có gián đọan trong quan hệ hưởng thú yêu đương. Có điều là ở giai đoạn này, quý bà cần sự chu đáo, sự kiên nhẫn, thông cảm hơn của đức lang quân để sớm khích lệ nhiệt tình tham gia.
Vài bà chị thắc mắc là mình tuổi cao mà thích nuôi kép nhí, liệu có hại gì không?
Về thể chất, chắc không sao vì sức chịu đựng dẻo dai của nữ giới, cố gắng một chút cũng bắt kịp vào nhịp điệu của tráng niên.
Nhưng sợ là có những không hòa đồng về tính tình, lối sống, nên ta cần cân nhắc động lực thương yêu. Có phải vì chân tình hay phúc lợi kinh tế, ưu tiên xã hội. Điểm này được nêu ra là vì, theo kết qủa nghiên cứu của Duke University, vào một tương lai gần đây, 3 trong 4 bà vợ sẽ trở thành góa vì trẻ hơn chồng lại thọ hơn chồng, việc kiếm bạn đồng sàng cùng lứa tuổi sợ gặp khó khăn. Ấy là nói về phụ nữ tây phương thôi. Mà sự thỏa mãn tình dục dường như tùy thuộc vào sự có thường xuyên hay không, vì càng thường xuyên càng hài lòng hơn.
Một chuyện tình nữa thường được nêu ra là bao lâu một lần là vừa. Đây cũng còn tùy. Như ta thường nói « nhân tâm tùy mạng mỡ », « liệu cơm gắp mắm », tùy theo khả năng, sức khỏe mỗi người. Chẳng nên « cố quá » để rồi thành « quá cố « , như người nghệ sĩ lão thành Phạm Nghệ vẫn diễu với anh em. Mỗi lần giao tình cũng tiêu hao cả dăm ba trăm calories cơ đấy. Tần số thường giảm với tuổi cao, nhưng 70% các cụ nói là vẫn còn hăng say ít nhất vài lần trong tháng.
Cũng có người hỏi, ở tuổi tôi, liệu còn cần hành động phòng the không. Thưa theo ý kiến chung, cũng không cần thiết lắm. Có người không làm một thời gian hoặc suốt đời mà vẫn không có vấn đề sức khỏe nào. Nhưng giá kể có âm dương trên dưới hòa hợp thì thuận thiên nhiên hơn. Ta chẳng nghe nói « gái phải hơi trai như thài lài gặp phân chó » hay sao, dù đây là trai gái tuổi cao, vì hóa tính của kích thích tố trẻ già đâu có khác gì nhau. Hơn nữa, các vị lại có cách khác để thỏa mãn: đó là các khoái cảm trong giấc ngủ với mộng tinh cho đàn ông, nừng nực khép cẳng ban đêm của quý bà.
Ngày nay, nhiều thầy thuốc đã mạnh dạn và cởi mở hơn để giải thích các nhu cầu, hậu quả phòng the cho bệnh nhân. Và nhiều con bệnh cũng khá I- tờ mà thường học lóm, nghe theo kinh nghiệm của nhau, khi đúng khi sai. Cho nên, kiếm được ông bà thầy thích phát ngôn, tư vấn thì cũng là điều hay.Vì các vấn đề sức khỏe ảnh hưởng tương tác tới hành động phòng the ra sao, thì cũng nên biết để mà cẩn tắc vô ưu. Lý do là, như ta biết, giao hợp cũng là một vận động của cơ thể, mạnh nhẹ tùy theo từng người, từng trường hợp và bối cảnh.
Cụ bị cao máu ư? Nếu đang điều trị mà huyết áp bình thường, thì cũng chẳng sao. Aùp suất có thể nhích lên một chút ở thời điểm cực khoái, nhưng xong việc, nghỉ ngơi vài phút là bình thường trở lại. Thống kê cho hay, xuất huyết não xẩy ra khi ngọa triều, tĩnh tại nhiều hơn là lúc hoạt động mạnh, huống chi lại chỉ có nhẹ nhàng trong khi làm tình.
Bệnh tim thì tùy trình độ. Nếu đang thuốc thang ổn định, thì ta cứ từ từ thử coi có mệt thêm gì không rồi dần dần gia tăng công lực. Theo nhiều chuyên gia, nếu bước lên được dăm bậc thang lầu mà không thở dốc thì cứ yên ổn mà phòng the. Khôn ngoan hơn là hành động theo khuyến cáo của thầy thuốc. Vài nghiên cứu bên Nhật cho hay, say mê với tình nhân dễ có vấn đề hơn là với người bạn đường lâu năm. Vì với ngựa nhà, quen tính nết của nhau, nương tựa nhau mà du dương, tận hưởng. Ngược lại sau một bữa cơm lén lút, hẹn hò rượu thịt ê chề với người tình tạm bợ thì hồi hộp, xúc động nhịp tim nhanh chậm bất thường.
Sau cơn tai biến não, cũng không có hậu quả mấy, ngoại trừ vùng não điều khiển chức năng này bị tổn thương. Nhiều nạn nhân e ngại bị từ chối vì động tác cơ thể vụng về, tê liệt nên có mặc cảm và giảm kích thích, khoái cảm một phần nào.
Trong vữa xơ động mạch, máu tới cơ quan sinh dục nam ít đi với hậu quả là bớt cương dương chút đỉnh.
Trở ngại nhiều cho động tác phòng the, chắc phải nói tới viêm xương khớp, giới hạn các cử động nhịp nhàng, nhất là của cặp xương hông. Có điều lạ là lão nữ thường than phiền chuyện này nhiều hơn đối tác. Đau nhức thường xẩy ra ở ban đêm, nên có ý kiến gợi ra là, ta hãy phòng the ban ngày, thời điểm ít đau, hoặc sau khi tắm nước nóng, thoa bóp cho nhau, rồi kiếm vị thế thích đáng. Để tránh đau nhức gia tăng.
Lão nam tiểu đường thường có rối loạn cương cứng cho nên đã có những tam tinh hải cẩu, những Viagra, Levista, Cialis, MUSE hỗ trợ và các ngài vẫn yêu đời, chồng uống, vợ khen. Các nhà bào chế cũng đang tìm thuốc tương tự để giúp lão bà lạnh nhạt với giao hoan. Đôi khi các cụ ông cũng than phiền đáng lẽ ngoại xuất tinh thì nó lại chạy ngược vào bọng đái, nên sao thấy nó khô khốc à!
Lão bà thì sự cực khoái không thay đổi vì tiểu đường nhưng có thể nơi đó ít nhờn trơn, dễ nhiễm đường tiểu nên giao hợp hơi đau. Do đó các cụ thoái thác, tránh né. Một chút kích thích tố, vài chất nhờn KY jelly có thể giải quyết vấn đề. Có điều xin nhắc là cần giữ đường trong máu bình thường nếu không thì khó khăn tình dục sẽ nhiều hơn.
Tuyến giáp giảm hoạt động đều làm giảm ước muốn tình dục ở cả nam lẫn nữ; và 50% nam lão bị loạn cương dương. Dùng kích thích tố tuyến giáp giúp lấy lại chức năng.
Còn các giải phẫu thì sao?
Một vài giải phẫu cũng có ảnh hưởng ít nhiều tới chức năng tình dục, nhất là mổ xẻ ở cơ quan sinh dục, hoặc đụng chạm tới giây thần kinh, mạch máu liên hệ tới cơ quan này. Thành ra trước khi giải phẫu, thầy thuốc bệnh nhân nên có một cuộc giải thích, đả thông với nhau.
Giải phẫu nhiếp tuyến khi bị sưng hoặc ung thư thường đưa tới rối loạn cương dương vì tổn thương tới giây thần kinh điều khiển chức năng này; đồng thời cũng đưa tới tinh dịch dội ngược vào bọng đái. Cho nên đây là một vấn nạn. Người ta đã nghĩ tới việc ghép nối dây thần kinh và hy vọng có kết quả tốt. Nếu không lại chạy ù ra chợ mua vài viên thuốc thượng kỳ.
Cắt tử cung, buồng trứng vì ung thư có đôi chút ảnh hưởng tới hoạt động phòng the, như bớt cảm giác; giảm kích thích tố làm âm hộ khô teo; cắt bớt cổ tử cung làm âm hộ ngắn khiến hơi đau khi tiếp cận. Nhưng lại có thoải mái vì không còn sợ có bầu, mang thai.
Cắt nhũ hoa người đẹp chẳng có ảnh hưởng gì tới tình dục, ngoại trừ một chút ưu tư tâm lý, sợ chồng cho là không còn đường cong. Nhưng phẫu thuật thẩm mỹ bồi đắp mấy hồi.
Còn thiến quách đi như hoạn quan hoặc để chữa ung thư nhiếp tuyến thì lão nam mất testosterone, ước muốn tình dục giảm dần, xuất tinh ít đi nếu không được thay thế kích thích tố.
Về dược phẩm thì hầu như đa số thuốc chữa cao huyết áp, bệnh tim, bệnh kinh phong, tâm thần, bao tử, thuốc đau nhức đều có ảnh hưởng tới hành động phòng the. Nên nếu có khó khăn khi dùng thuốc phải cho bác sĩ hay ngay. Bác sĩ cũng có bổn phận giải thích tác dụng phụ cho bệnh nhân.
Chuyện về TÌNH còn nhiều, mà trang giấy thì có hạn, ngày Xuân cũng mau qua. Nên xin tạm ngừng với ý định bàn tiếp khi có thời cơ thuận tiện hoặc có ai đó yêu cầu.
Và nhân dịp nói chuyện tuổi già, xin kết luận bằng một đoản văn mang vài suy tư về thái độ con người trước sự lão hóa: Bướng bỉnh chối từ hay tích cực thích nghi chấp nhận. Của tác giả Oliver Wendell Holmes (1809- 1894), người thầy thuốc và nhà văn tiểu luận nổi tiếng được trân trọng ở Hoa Kỳ.
... »Xin giới thiệu với Thần Già, đây là ngài Giáo sư; thưa Giáo sư, đây là Thần Già
Thần Già: Chào Giáo sư, tôi hy vọng là ngài vẫn được mạnh khỏe. Tôi đã có hân hạnh được biết đến ngài lâu rồi, nhưng chắc ngài không nhận ra tôi. Liệu chúng ta có thể đi dạo một vòng được không?
Giáo sư.- ( hơi khựng lại) Tôi nghĩ chúng ta có thể nói chuyện một cách yên tịnh hơn ở trong phòng làm việc của tôi. Tôi có cảm tưởng là hầu như ngài đều quen bất cứ người nào được giới thiệu, trong khi đó thì ...họ lại không biết ngài là ai.
Thần Già.- Vâng, tôi có một quy luật là không ép ai phải nhận ra tôi, cho tới khi tôi đã biết rõ người đó được năm năm
Giáo sư.- Nói như vậy thì Ngài đã biết tôi lâu rồi hay sao?
Thần Già.- Dạ đúng vậy. Tôi đã để dấu ấn của tôi trên Giáo sư từ lâu, nhưng tôi e là không bao giờ giáo sư nhận ra, mặc dù Giáo sư vẫn mang nó trên mình.
Giáo sư.- Nào tôi có thấy gì đâu.
Thần Già.- Ngay nơi đây, giữa cặp lông mày của Giáo Sư , với ba vết nhăn ngang dọc mà quan tòa nào cũng công nhận đó là »Dấu Hiệu Thần Già ». Bây giờ xin hãy để ngón tay chỏ lên góc trong một bên lông mày, ngón tay giữa lên góc trong của lông mày bên kia, rồi dang hai ngón tay ra: làm như vậy Giáo sư đã sóa bỏ ấn dấu của tôi và trở lại hình dáng thanh xuân.
Giáo sư.- Thường thường khi ngài tới thăm thì phản ứng của người ta ra sao?
Thần Già.-« Không có ai ở nhà » .Thấy vậy thì tôi bỏ đi sau khi để lại một tấm thiếp với lời chào. Năm sau tôi trở lại và cũng được trả lời đi vắng, tôi cũng để một thiếp tên. Và liên tục trong dăm năm, có khi mười năm hoặc lâu hơn nữa. Sau chót, khi mà họ không chịu tiếp nhận tôi thì tôi đành đạp tung cửa mà vào
Cứ như vậy, chúng tôi nói chuyện với nhau một lúc lâu.
Sau cùng, Thần Già lại gợi ý : nào- bây giờ chúng ta cùng đi bộ ra ngoài vườn một lúc, - và cẩn thận đưa cho tôi một cái gậy, một cặp kính lão, một cái khăn choàng và một đôi giày đi lạnh.
« Rất cảm ơn Ngài, nhưng tôi không cần những thứ đó và tôi đã có hân hạnh được nói chuyện riêng tư với ngài trong phòng làm việc của tôi là đủ rồi.
Tôi với tay lấy một cái áo sặc sỡ mặc vào rồi nhanh nhẹn bước ra khỏi phòng một mình...
Tôi té ngã, bị cảm lạnh, nằm liệt giường với tấm lưng đau ê ẩm.
Và với nhiều thì giờ suy gẫm về sự việc đã xẩy ra ».
Thursday, March 24, 2011
Tuesday, March 22, 2011
Letter from Fukushima: A Vietnamese-Japanese Police Officer’s Account
Editor’s note: This letter, written by a Vietnamese immigrant working in Fukushima as a policeman to a friend in Vietnam, has been circulating on Facebook among the Vietnamese diaspora. It is an extraordinary testimony to the strength and dignity of the Japanese spirit, and an interesting slice of life near the epicenter of Japan’s current crisis, the Fukushima nuclear power plant. It was translated by NAM editor, Andrew Lam, author of East Eats West: Writing in Two Hemispheres.
Brother,
How are you and your family? These last few days, everything was in chaos. When I close my eyes, I see dead bodies. When I open my eyes, I also see dead bodies. Each one of us must work 20 hours a day, yet I wish there were 48 hours in the day, so that we could continue helping and rescuing folks.
We are without water and electricity, and food rations are near zero. We barely manage to move refugees before there are new orders to move them elsewhere.
I am currently in Fukushima, about 25 kilometers away from the nuclear power plant. I have so much to tell you that if I could write it all down, it would surely turn into a novel about human relationships and behaviors during times of crisis.
The other day I ran into a Vietnamese-American. His name is Toan. He is an engineer working at the Fukushima 1 nuclear plant, and he was wounded right at the beginning, when the earthquake struck. With the chaos that ensued, no one helped him communicate with his family. When I ran into him I contacted the US embassy, and I have to admit that I admire the Americans’ swift action: They sent a helicopter immediately to the hospital and took him to their military base.
But the foreign students from Vietnam are not so lucky. I still haven't received news of them. If there were exact names and addresses of where they work and so on, it would be easier to discover their fate. In Japan, the police do not keep accurate residential information the way they do in Vietnam, and privacy law here makes it even more difficult to find.
I met a Japanese woman who was working with seven Vietnamese women, all here as foreign students. Their work place is only 3 kilometers from the ocean and she said that they don’t really understand Japanese. When she fled, the students followed her, but when she checked back they were gone. Now she doesn't know if they managed to survive. She remembers one woman’s name: Nguyen thi Huyen (or Hien).
No representatives from the Vietnamese embassy have shown up, even though on the Vietnamese Internet news sites they claim to be very concerned about Vietnamese citizens in Japan - all of it a lie.
Even us policemen are going hungry and thirsty, so can you imagine what those Vietnamese foreign students are going through? The worst things here right now are the cold, the hunger and thirst, the lack of water and electricity.
People here remain calm - their sense of dignity and proper behavior are very good - so things aren’t as bad as they could be. But given another week, I can’t guarantee that things won't get to a point where we can no longer provide proper protection and order. They are humans after all, and when hunger and thirst override dignity, well, they will do whatever they have to do. The government is trying to provide air supply, bringing in food and medicine, but it’s like dropping a little salt into the ocean.
Brother, there are so many stories I want to tell you - so many, that I don’t know how to write them all. But there was a really moving incident. It involves a little Japanese boy who taught an adult like me a lesson on how to behave like a human being:
Last night, I was sent to a little grammar school to help a charity organization distribute food to the refugees. It was a long line that snaked this way and that and I saw a little boy around 9 years old. He was wearing a t-shirt and a pair of shorts.
It was getting very cold and the boy was at the very end of the line. I was worried that by the time his turn came there wouldn’t be any food left. So I spoke to him.
He said he was in the middle of PE at school when the earthquake happened. His father worked nearby and was driving to the school. The boy was on the third floor balcony when he saw the tsunami sweep his father’s car away. I asked him about his mother. He said his house is right by the beach and that his mother and little sister probably didn’t make it. He turned his head and wiped his tears when I asked about his relatives.
The boy was shivering so I took off my police jacket and put it on him. That’s when my bag of food ration fell out. I picked it up and gave it to him. “When it comes to your turn, they might run out of food. So here’s my portion. I already ate. Why don’t you eat it.”
The boy took my food and bowed. I thought he would eat it right away, but he didn't. He took the bag of food, went up to where the line ended and put it where all the food was waiting to be distributed. I was shocked. I asked him why he didn’t eat it and instead added it to the food pile …
He answered: “Because I see a lot more people hungrier than I am. If I put it there, then they will distribute the food equally.”
When I heard that I turned away so that people wouldn't see me cry. It was so moving -- a powerful lesson on sacrifice and giving. Who knew a 9-year-old in third grade could teach me a lesson on how to be a human being at a time of such great suffering? A society that can produce a 9- year-old who understands the concept of sacrifice for the greater good must be a great society, a great people.
It reminds me of a phrase that I once learned in school, a capitalist theory from the old man, Fuwa [Tetsuzo], chairman of the Japanese Communist Party: “If Marx comes back to life, he will have to add a phrase to his book, Capital, and that ‘Communist ideology is only successful in Japan.’”
Well, a few lines to send you and your family my warm wishes. The hours of my shift have begun again.
Ha Minh Thanh
Brother,
How are you and your family? These last few days, everything was in chaos. When I close my eyes, I see dead bodies. When I open my eyes, I also see dead bodies. Each one of us must work 20 hours a day, yet I wish there were 48 hours in the day, so that we could continue helping and rescuing folks.
We are without water and electricity, and food rations are near zero. We barely manage to move refugees before there are new orders to move them elsewhere.
I am currently in Fukushima, about 25 kilometers away from the nuclear power plant. I have so much to tell you that if I could write it all down, it would surely turn into a novel about human relationships and behaviors during times of crisis.
The other day I ran into a Vietnamese-American. His name is Toan. He is an engineer working at the Fukushima 1 nuclear plant, and he was wounded right at the beginning, when the earthquake struck. With the chaos that ensued, no one helped him communicate with his family. When I ran into him I contacted the US embassy, and I have to admit that I admire the Americans’ swift action: They sent a helicopter immediately to the hospital and took him to their military base.
But the foreign students from Vietnam are not so lucky. I still haven't received news of them. If there were exact names and addresses of where they work and so on, it would be easier to discover their fate. In Japan, the police do not keep accurate residential information the way they do in Vietnam, and privacy law here makes it even more difficult to find.
I met a Japanese woman who was working with seven Vietnamese women, all here as foreign students. Their work place is only 3 kilometers from the ocean and she said that they don’t really understand Japanese. When she fled, the students followed her, but when she checked back they were gone. Now she doesn't know if they managed to survive. She remembers one woman’s name: Nguyen thi Huyen (or Hien).
No representatives from the Vietnamese embassy have shown up, even though on the Vietnamese Internet news sites they claim to be very concerned about Vietnamese citizens in Japan - all of it a lie.
Even us policemen are going hungry and thirsty, so can you imagine what those Vietnamese foreign students are going through? The worst things here right now are the cold, the hunger and thirst, the lack of water and electricity.
People here remain calm - their sense of dignity and proper behavior are very good - so things aren’t as bad as they could be. But given another week, I can’t guarantee that things won't get to a point where we can no longer provide proper protection and order. They are humans after all, and when hunger and thirst override dignity, well, they will do whatever they have to do. The government is trying to provide air supply, bringing in food and medicine, but it’s like dropping a little salt into the ocean.
Brother, there are so many stories I want to tell you - so many, that I don’t know how to write them all. But there was a really moving incident. It involves a little Japanese boy who taught an adult like me a lesson on how to behave like a human being:
Last night, I was sent to a little grammar school to help a charity organization distribute food to the refugees. It was a long line that snaked this way and that and I saw a little boy around 9 years old. He was wearing a t-shirt and a pair of shorts.
It was getting very cold and the boy was at the very end of the line. I was worried that by the time his turn came there wouldn’t be any food left. So I spoke to him.
He said he was in the middle of PE at school when the earthquake happened. His father worked nearby and was driving to the school. The boy was on the third floor balcony when he saw the tsunami sweep his father’s car away. I asked him about his mother. He said his house is right by the beach and that his mother and little sister probably didn’t make it. He turned his head and wiped his tears when I asked about his relatives.
The boy was shivering so I took off my police jacket and put it on him. That’s when my bag of food ration fell out. I picked it up and gave it to him. “When it comes to your turn, they might run out of food. So here’s my portion. I already ate. Why don’t you eat it.”
The boy took my food and bowed. I thought he would eat it right away, but he didn't. He took the bag of food, went up to where the line ended and put it where all the food was waiting to be distributed. I was shocked. I asked him why he didn’t eat it and instead added it to the food pile …
He answered: “Because I see a lot more people hungrier than I am. If I put it there, then they will distribute the food equally.”
When I heard that I turned away so that people wouldn't see me cry. It was so moving -- a powerful lesson on sacrifice and giving. Who knew a 9-year-old in third grade could teach me a lesson on how to be a human being at a time of such great suffering? A society that can produce a 9- year-old who understands the concept of sacrifice for the greater good must be a great society, a great people.
It reminds me of a phrase that I once learned in school, a capitalist theory from the old man, Fuwa [Tetsuzo], chairman of the Japanese Communist Party: “If Marx comes back to life, he will have to add a phrase to his book, Capital, and that ‘Communist ideology is only successful in Japan.’”
Well, a few lines to send you and your family my warm wishes. The hours of my shift have begun again.
Ha Minh Thanh
Saturday, March 19, 2011
'Mỹ chất' của dân một nước lớn
Ngô Nhân Dụng
nguoi-viet.com
Người Việt Nam vốn kính trọng dân Nhật. Mà ít thù hận họ, so với dân các nước Á Ðông khác. Có lẽ vì, không như ở Hàn Quốc và Trung Quốc, thời gian quân Nhật chiếm và cai trị nước ta rất ngắn, tháng 3 đến tháng 8 năm 1945.
Trận động đất ở Fukushima vừa qua lại khiến nhiều người Việt thán phục tinh thần của người Nhật Bản hơn. Ở nhiều quốc gia, khi có một trận động đất làm cho bao nhiêu nhà cửa đổ nát như thế này, một mối lo của giới cảnh sát là người ta đến hôi của tại các cửa hàng. Ở Nhật Bản không thấy.
Chủ Nhật vừa qua, 13 tháng 3, 2011, ông Nguyễn Ðình Ðăng, làm việc ở Nhật Bản từ năm 1995, đã bày tỏ niềm kính trọng trong blog của ông: “...Xem trên TV thấy cụ già được quân lính cõng ra khỏi khu nhà đổ nát, vẫn mỉm cười trả lời phóng viên. Mấy phụ nữ nhận cơm nắm người ta phát trong căn nhà mất điện tối om, vẫn cúi lạy cảm ơn dưới ánh đèn pin. Cũng thấy có người khóc (cụ già và trẻ con). Toàn bộ Nội ác Nhật Bản làm việc hầu như 24/24 từ Thứ Sáu (ngày động đất). Ông kết luận: “Một đất nước mà người dân thực sự bình thản, lịch sự, giữ phẩm cách, rất trật tự, tử tế với nhau trong thảm họa... là một đất nước thực sự vĩ đại.”
Hai chữ “vĩ đại” có quá đáng hay không? Chúng ta nhớ trong phim “Chuyện Tử Tế” của Trần Văn Thủy, có đoạn một phóng viên hỏi mấy em bé (với biểu ngữ viết mấy chữ “vĩ đại”) rằng: “Các em đã thấy cái gì vĩ đại bao giờ chưa?” Các cháu bé cười! Có lẽ tấm lòng cảm phục diễn tả qua hai chữ “vĩ đại” cũng không phải là quá đáng. Tiến Sĩ Nguyễn Ðình Ðăng, với hai bằng tiến sĩ Vật lý và Toán học, “đã sống 18 năm thời niên thiếu của mình rồi sau này làm việc vài năm tại Việt Nam, 11 năm tại Liên Xô cũ, một thời gian tại Châu Âu và thăm một số trường đại học tại Hoa Kỳ,” theo lời tự thuật trong một bài trước đây. Những lời ngợi khen của ông chắc rất có cân nhắc và rất thành thật.
Một dân tộc, và mỗi con người, khi bị thử thách trong những cơn hoạn nạn, là lúc chứng tỏ mình lớn hay nhỏ, có đáng kính trọng hay không. Một dân tộc sẽ được người ta kính trọng khi tư cách chững chạc, đường hoàng thể hiện ngay trong tư cách của những người dân bình thường, chứ không phải chỉ thấy trong những công trình văn hóa, kinh tế, đồ sộ. Khi nhìn các Kim Tự Tháp ở Ai Cập hay các vận hà và Vạn Lý Trường thành ở Trung Quốc, người ta không quên rằng trong đó cũng thể hiện chế độ khắc nghiệt của các vua chúa và thân phận khốn cùng của hàng vạn dân phu. Nền văn hóa của một dân tộc thể hiện ngay trong cuộc sống hàng ngày của người dân bình thường.
Trong cuốn tự truyện “Niên Biểu,” Phan Bội Châu kể những kinh nghiệm đầu tiên đối với dân Nhật vào năm 1905, là trên xe công cộng có ai bỏ quên đồ thì cũng không lo bị ai lấy mất. Cụ đi xe lửa từ Thần Hộ (Kobe) tới Hoàng Tân, xuống ga, chờ hành lý mà không thấy. Nhưng một viên chức đã trấn an, gọi xe đưa cụ Phan và cụ Tăng Bạt Hổ đến quán ăn mà ông ta đã giữ chỗ cho trước. Tới nơi, thì hành lý của họ cũng tới. Hai cụ đã từng bỏ quên đồ trên xe lửa, vài ngày sau tới tìm thấy vẫn ở chỗ cũ. Cụ nhận xét: “Chính trị của cường quốc với trình độ của quốc dân chỉ một việc ấy!” Cho nên, cụ cũng khen người Nhật không khác gì ông Nguyễn Ðình Ðăng, một trăm năm sau: “Mỹ chất của dân quốc nước lớn thiệt có như thế!” Chúng tôi lập lại hai chữ “Mỹ chất” trên tựa đề là để chúng ta cùng tưởng nhớ Phan Bội Châu.
Phan Bội Châu bày tỏ niềm cảm phục khi gặp một người phu kéo xe ở Tokyo. Trở lại Nhật Bản lần thứ hai sau khi về nước, Phan Bội Châu và Tăng Bạt Hổ đến Ðông Kinh để tìm một sinh viên người Trung Hoa học ở trường Chấn Võ. Một người phu xe biết đọc chữ Hán đưa hai ông khách Việt Nam từ ga xe lửa tới trường, nhưng anh du học sinh đó đã đi ở chỗ khác rồi. Người phu xe bảo hai khách ngoại quốc chờ ở một đầu phố, anh ta đi tìm giúp. Chờ từ 2 giờ đến 5 giờ chiều, anh phu xe trở lại, báo tin đã tìm được địa chỉ. Anh đưa hai người đến khách sạn nơi chàng sinh viên Trung Hoa đang ở trọ. Hai nhà cách mạng Việt Nam muốn đền ơn, đưa cho anh ta một đồng. Anh ta nhất định từ chối, chỉ nhận đúng 52 xu. Anh giải thích: Vì đó là giá một chuyến xe đi từ nhà ga Tokyo đến khách sạn này. Phan Bội Châu kết luận: “Than ôi! Trình độ trí thức dân nước ta xem với tên phu xe Nhật Bản chẳng dám chết thẹn lắm sao!
Một người Việt Nam khác cũng vừa mới “phải hổ thẹn về một bài học làm người” sau khi gặp một em bé lên 9 tuổi trong vùng Fukushima bị động đất. Câu chuyện của anh Hà Minh Thành đã được truyền bá khắp các mạng của người Việt Nam trong và ngoài nước, chỉ xin kể vắn tắt. Cùng với các cảnh sát Nhật đến Fukushima lo việc cứu trợ người bị nạn, anh Thành gặp một em bé 9 tuổi, rét lạnh vì chỉ mặc một mảnh áo thung và chiếc quần cộc tập thể dục, đang xếp hàng chờ nhận thức ăn cấp cứu. Cha mẹ và gia đình em có lẽ đã tử nạn cả. Anh Thành cởi chiếc áo lạnh của mình tặng em bé, em nhận lấy. Anh lại đưa cho em bao lương khô khẩu phần ăn tối của mình. Em bé cúi đầu, nghiêng mình cảm ơn như lối người Nhật. Xong, em đem gói lương khô đó tới để chung vào thùng thực phẩm mà người ta đang phân phát rồi lại quay lại xếp vào hàng như cũ. Anh Thành “mới hỏi nó tại sao con không ăn mà lại đem bỏ vào đó. Nó trả lời: ‘Bởi vì còn có nhiều người chắc đói hơn con. Bỏ vào đó để các cô chú phát chung cho công bằng chú ạ.’”
Hà Minh Thành viết: “Xưa nay tôi không phục người Nhật lắm. Từ khi còn đi học, làm kỹ sư rồi làm cảnh sát thì phải luôn tiếp xúc với những người Nhật ở mặt trái của xã hội. Nhưng mà hành động của người dân Nhật trong vùng động đất bây giờ đã khiến tôi phục họ thật sự.” Anh kể chuyện một ký giả Trung Quốc tên là Vương Hy Văn cùng với anh đi ngang qua một ngôi nhà bị sập. Họ trông thấy rất nhiều đồng tiền giấy “có lẽ từ ngôi nhà đó trôi ra, ướt, nằm tứ tán cả bãi đất.” Tổng cộng số tiền rơi vãi chắc cũng vài chục triệu yen, một đô la Mỹ hiện đổi được khoảng 78 yen. Nhưng mà chẳng ai thèm nhặt. Cũng giống như năm 1905 Phan Bội Châu và Tăng Bạt Hổ thấy không ai lượm lấy đồ người khác bỏ quên trên xe lửa! Một trăm năm sau, nhà báo Trung Hoa cũng phải thú nhận: “50 năm nữa, kinh tế Trung Quốc chắc chắn sẽ đứng đầu thế giới, nhưng vĩnh viễn Trung Quốc không thể được gọi là cường quốc vì 50 năm nữa người Trung Quốc cũng chưa thể có trình độ dân trí và ý thức đạo đức công dân cao như người Nhật hiện tại. Tôi hổ thẹn mình là con cháu của Khổng Tử nhưng không hiểu cái đạo Nhân Nghĩa làm người bằng họ.” Vương Hy Văn không dùng hai chữ “vĩ đại” nhưng niềm kính trọng cũng cao như của Nguyễn Ðình Ðăng.
Khổng Tử vẫn còn “sống” ở Nhật Bản trong mấy thế kỷ qua, mặc dù họ đã “duy tân” theo Âu Mỹ được hơn một thế kỷ rưỡi. Nhà báo Mỹ T. R. Reid kể rằng khi các con ông được nhận vào học mấy năm ở trường tiểu học Yodobashi số 6, Tokyo, thì “bài học mạnh nhất mà các con tôi mang theo được sau khi rời ngôi trường Nhật Bản này là một điều mà chúng tôi không chờ đợi. Các cháu được dạy để trở thành những môn đồ Khổng Giáo tí hon (to be little Confucians).” Ngôi trường công lập đó dùng biết bao nhiêu thời giờ, kỹ xảo và năng lực để dạy các bài học đạo đức: đức hạnh công dân, cách cư xử đúng, hành vi đúng, như là những thành tử trong một cộng đồng. Reid đã việt cuốn “Confucius Lives Next Door” (Ông Khổng Tử bên hàng xóm). Mỗi khi nhà báo thắc mắc tại sao người Nhật lại hành động khác hẳn lối người Mỹ, ông hàng xóm của Reid ở Tokyo, ông Matsuda Tadao lại giải thích bằng một câu: “Ðức Khổng Tử nói rằng...” Trước năm 1945, ở Việt Nam các bậc cha mẹ, ông bà cũng thường dạy con cháu như vậy: “Ðức Khổng Tử nói rằng...” T R Reid giải thích tất cả những đức tính của người Nhật Bản, lễ độ, liêm khiết, trung trực, trọng công ích, danh dự, tín nghĩa, vân vân, là nhờ nền giáo dục Nho Giáo. Người Trung Hoa và người Việt Nam đã tự cắt đứt với truyền thống đó, thay các quy tắc đạo lý của Khổng Mạnh bằng các khẩu hiệu chính trị nhập cảng từ Nga Xô.
Trong một bài về đời sống dân Nhật, Nguyễn Ðình Ðăng đã kể chuyện bà vợ và con ông đánh mất ví, rồi sau đó có người lượm được đã đem trả, hoặc gửi bưu điện trả tận nhà. Trong một cuộc hội nghị khoa học, một giáo sư người Ý đến dự, cũng mất thẻ thông hành (hộ chiếu) trong khi đi chơi Tokyo. Anh ta hết sức hốt hoảng, nhưng mọi người nói anh cứ yên tâm, gọi điện báo cho Ðại Sứ Quán rồi chờ. Quả nhiên ngày hôm sau, Ðại Sứ Quán Italia gọi điện thoại nói có người đã nhặt được hộ chiếu của anh và gửi đến cho. Nhà khoa học người Ý kêu lên: “Thật là không thể tin được!”
Nguyễn Ðình Ðăng cũng giải thích tư cách đạo đức của người Nhật đạt được là nhờ nền giáo dục, giống như T R Reid. Nhưng ông còn nhận thấy một yếu tố quan trọng khác, nằm trong chế độ chính trị nước Nhật: Ðó là quyền tự do phát biểu. Reid là người Mỹ, đối với ông thì cuộc sống tự do dân chủ ở Nhật không có gì khác lạ với ở Mỹ, cho nên ông chỉ so sánh nền giáo dục hai nước. Nguyễn Ðình Ðăng từ Việt Nam sang Nhật nên nhìn thấy những điều T R Reid không quan tâm.
Nước Nhật đã có một hiến pháp dân chủ do người Mỹ soạn cho, sau khi Nhật bại trận. Ông Ðăng viết: “Quyền tự do cá nhân được Hiến Pháp tôn trọng tuyệt đối,” và “ở Nhật không có bất kỳ tổ chức hoặc cá nhân nào có quyền bắt bạn cắt xén sáng tạo của bạn, hoặc ngăn cấm bạn triển lãm hoặc in ấn tác phẩm của mình vì những gì bạn viết hoặc vẽ ra trong tác phẩm...” Ông Ðăng còn thấy khi tới sống ở nước Nhật cả trẻ em cũng cảm thấy được sống tự do: “Một anh bạn Việt Nam mới sang Nhật cùng vợ và con trai học lớp Một. Tôi hỏi cháu: ‘Cháu thấy trường Nhật khác với trường Việt Nam thế nào?’ Cháu trả lời: ‘Ở trường Nhật cháu cảm thấy được nói năng tự do thoải mái.’”
Ông Ðăng nhớ lại câu chuyện của chính con trai của ông, nói với cha là cháu đã biết nói dối lần đầu tiên khi còn học lớp Một ở Hà Nội. Sáng hôm đó cô giáo quát: “Ai quên mang lọ mực, hãy để tay lên bàn.” Các học sinh để tay lên bàn đều lãnh một vụt thước kẻ vào tay rất đau. Con tôi cũng quên mực, nhưng không muốn ăn vụt, nên cháu đã nói dối: “Thưa cô, sáng nay lúc em chuẩn bị lọ mực đi học, mẹ em đã đánh đổ mất!” Cháu được cô tha.” Ông kết luận: “Dạy dỗ dựa trên sự sợ hãi không cảm hóa được con người mà chỉ làm con người trở nên dối trá, thủ đoạn.”
Nhưng Nguyễn Ðình Ðăng vẫn nhìn xa hơn câu chuyện trước mắt: “Không thể xây dựng một xã hội tự do, văn minh, hạnh phúc dựa trên sự sợ hãi của người dân. Có lẽ người Nhật hiểu rất rõ điều đó khi xây dựng xã hội của họ.”
Tất cả mọi người Việt Nam đều muốn nước mình sẽ tiến bộ, có ngày theo kịp dân Nhật Bản. Qua những câu chuyện trên đây ai cũng có thể rút ra những kết luận phải làm gì. Phải có tự do dân chủ. Phải xây dựng nền giáo dục dựa trên đạo lý; không bắt các nhà giáo, các khoa học gia, nhà văn, nghệ sĩ làm nô lệ cho các cán bộ chính trị. Ðừng để đến đầu thế kỷ 22 lại có người Việt Nam đến nước Nhật và cảm thấy hổ thẹn như ông, cha đã từng hổ thẹn.
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/?a=128308&z=7
nguoi-viet.com
Người Việt Nam vốn kính trọng dân Nhật. Mà ít thù hận họ, so với dân các nước Á Ðông khác. Có lẽ vì, không như ở Hàn Quốc và Trung Quốc, thời gian quân Nhật chiếm và cai trị nước ta rất ngắn, tháng 3 đến tháng 8 năm 1945.
Trận động đất ở Fukushima vừa qua lại khiến nhiều người Việt thán phục tinh thần của người Nhật Bản hơn. Ở nhiều quốc gia, khi có một trận động đất làm cho bao nhiêu nhà cửa đổ nát như thế này, một mối lo của giới cảnh sát là người ta đến hôi của tại các cửa hàng. Ở Nhật Bản không thấy.
Chủ Nhật vừa qua, 13 tháng 3, 2011, ông Nguyễn Ðình Ðăng, làm việc ở Nhật Bản từ năm 1995, đã bày tỏ niềm kính trọng trong blog của ông: “...Xem trên TV thấy cụ già được quân lính cõng ra khỏi khu nhà đổ nát, vẫn mỉm cười trả lời phóng viên. Mấy phụ nữ nhận cơm nắm người ta phát trong căn nhà mất điện tối om, vẫn cúi lạy cảm ơn dưới ánh đèn pin. Cũng thấy có người khóc (cụ già và trẻ con). Toàn bộ Nội ác Nhật Bản làm việc hầu như 24/24 từ Thứ Sáu (ngày động đất). Ông kết luận: “Một đất nước mà người dân thực sự bình thản, lịch sự, giữ phẩm cách, rất trật tự, tử tế với nhau trong thảm họa... là một đất nước thực sự vĩ đại.”
Hai chữ “vĩ đại” có quá đáng hay không? Chúng ta nhớ trong phim “Chuyện Tử Tế” của Trần Văn Thủy, có đoạn một phóng viên hỏi mấy em bé (với biểu ngữ viết mấy chữ “vĩ đại”) rằng: “Các em đã thấy cái gì vĩ đại bao giờ chưa?” Các cháu bé cười! Có lẽ tấm lòng cảm phục diễn tả qua hai chữ “vĩ đại” cũng không phải là quá đáng. Tiến Sĩ Nguyễn Ðình Ðăng, với hai bằng tiến sĩ Vật lý và Toán học, “đã sống 18 năm thời niên thiếu của mình rồi sau này làm việc vài năm tại Việt Nam, 11 năm tại Liên Xô cũ, một thời gian tại Châu Âu và thăm một số trường đại học tại Hoa Kỳ,” theo lời tự thuật trong một bài trước đây. Những lời ngợi khen của ông chắc rất có cân nhắc và rất thành thật.
Một dân tộc, và mỗi con người, khi bị thử thách trong những cơn hoạn nạn, là lúc chứng tỏ mình lớn hay nhỏ, có đáng kính trọng hay không. Một dân tộc sẽ được người ta kính trọng khi tư cách chững chạc, đường hoàng thể hiện ngay trong tư cách của những người dân bình thường, chứ không phải chỉ thấy trong những công trình văn hóa, kinh tế, đồ sộ. Khi nhìn các Kim Tự Tháp ở Ai Cập hay các vận hà và Vạn Lý Trường thành ở Trung Quốc, người ta không quên rằng trong đó cũng thể hiện chế độ khắc nghiệt của các vua chúa và thân phận khốn cùng của hàng vạn dân phu. Nền văn hóa của một dân tộc thể hiện ngay trong cuộc sống hàng ngày của người dân bình thường.
Trong cuốn tự truyện “Niên Biểu,” Phan Bội Châu kể những kinh nghiệm đầu tiên đối với dân Nhật vào năm 1905, là trên xe công cộng có ai bỏ quên đồ thì cũng không lo bị ai lấy mất. Cụ đi xe lửa từ Thần Hộ (Kobe) tới Hoàng Tân, xuống ga, chờ hành lý mà không thấy. Nhưng một viên chức đã trấn an, gọi xe đưa cụ Phan và cụ Tăng Bạt Hổ đến quán ăn mà ông ta đã giữ chỗ cho trước. Tới nơi, thì hành lý của họ cũng tới. Hai cụ đã từng bỏ quên đồ trên xe lửa, vài ngày sau tới tìm thấy vẫn ở chỗ cũ. Cụ nhận xét: “Chính trị của cường quốc với trình độ của quốc dân chỉ một việc ấy!” Cho nên, cụ cũng khen người Nhật không khác gì ông Nguyễn Ðình Ðăng, một trăm năm sau: “Mỹ chất của dân quốc nước lớn thiệt có như thế!” Chúng tôi lập lại hai chữ “Mỹ chất” trên tựa đề là để chúng ta cùng tưởng nhớ Phan Bội Châu.
Phan Bội Châu bày tỏ niềm cảm phục khi gặp một người phu kéo xe ở Tokyo. Trở lại Nhật Bản lần thứ hai sau khi về nước, Phan Bội Châu và Tăng Bạt Hổ đến Ðông Kinh để tìm một sinh viên người Trung Hoa học ở trường Chấn Võ. Một người phu xe biết đọc chữ Hán đưa hai ông khách Việt Nam từ ga xe lửa tới trường, nhưng anh du học sinh đó đã đi ở chỗ khác rồi. Người phu xe bảo hai khách ngoại quốc chờ ở một đầu phố, anh ta đi tìm giúp. Chờ từ 2 giờ đến 5 giờ chiều, anh phu xe trở lại, báo tin đã tìm được địa chỉ. Anh đưa hai người đến khách sạn nơi chàng sinh viên Trung Hoa đang ở trọ. Hai nhà cách mạng Việt Nam muốn đền ơn, đưa cho anh ta một đồng. Anh ta nhất định từ chối, chỉ nhận đúng 52 xu. Anh giải thích: Vì đó là giá một chuyến xe đi từ nhà ga Tokyo đến khách sạn này. Phan Bội Châu kết luận: “Than ôi! Trình độ trí thức dân nước ta xem với tên phu xe Nhật Bản chẳng dám chết thẹn lắm sao!
Một người Việt Nam khác cũng vừa mới “phải hổ thẹn về một bài học làm người” sau khi gặp một em bé lên 9 tuổi trong vùng Fukushima bị động đất. Câu chuyện của anh Hà Minh Thành đã được truyền bá khắp các mạng của người Việt Nam trong và ngoài nước, chỉ xin kể vắn tắt. Cùng với các cảnh sát Nhật đến Fukushima lo việc cứu trợ người bị nạn, anh Thành gặp một em bé 9 tuổi, rét lạnh vì chỉ mặc một mảnh áo thung và chiếc quần cộc tập thể dục, đang xếp hàng chờ nhận thức ăn cấp cứu. Cha mẹ và gia đình em có lẽ đã tử nạn cả. Anh Thành cởi chiếc áo lạnh của mình tặng em bé, em nhận lấy. Anh lại đưa cho em bao lương khô khẩu phần ăn tối của mình. Em bé cúi đầu, nghiêng mình cảm ơn như lối người Nhật. Xong, em đem gói lương khô đó tới để chung vào thùng thực phẩm mà người ta đang phân phát rồi lại quay lại xếp vào hàng như cũ. Anh Thành “mới hỏi nó tại sao con không ăn mà lại đem bỏ vào đó. Nó trả lời: ‘Bởi vì còn có nhiều người chắc đói hơn con. Bỏ vào đó để các cô chú phát chung cho công bằng chú ạ.’”
Hà Minh Thành viết: “Xưa nay tôi không phục người Nhật lắm. Từ khi còn đi học, làm kỹ sư rồi làm cảnh sát thì phải luôn tiếp xúc với những người Nhật ở mặt trái của xã hội. Nhưng mà hành động của người dân Nhật trong vùng động đất bây giờ đã khiến tôi phục họ thật sự.” Anh kể chuyện một ký giả Trung Quốc tên là Vương Hy Văn cùng với anh đi ngang qua một ngôi nhà bị sập. Họ trông thấy rất nhiều đồng tiền giấy “có lẽ từ ngôi nhà đó trôi ra, ướt, nằm tứ tán cả bãi đất.” Tổng cộng số tiền rơi vãi chắc cũng vài chục triệu yen, một đô la Mỹ hiện đổi được khoảng 78 yen. Nhưng mà chẳng ai thèm nhặt. Cũng giống như năm 1905 Phan Bội Châu và Tăng Bạt Hổ thấy không ai lượm lấy đồ người khác bỏ quên trên xe lửa! Một trăm năm sau, nhà báo Trung Hoa cũng phải thú nhận: “50 năm nữa, kinh tế Trung Quốc chắc chắn sẽ đứng đầu thế giới, nhưng vĩnh viễn Trung Quốc không thể được gọi là cường quốc vì 50 năm nữa người Trung Quốc cũng chưa thể có trình độ dân trí và ý thức đạo đức công dân cao như người Nhật hiện tại. Tôi hổ thẹn mình là con cháu của Khổng Tử nhưng không hiểu cái đạo Nhân Nghĩa làm người bằng họ.” Vương Hy Văn không dùng hai chữ “vĩ đại” nhưng niềm kính trọng cũng cao như của Nguyễn Ðình Ðăng.
Khổng Tử vẫn còn “sống” ở Nhật Bản trong mấy thế kỷ qua, mặc dù họ đã “duy tân” theo Âu Mỹ được hơn một thế kỷ rưỡi. Nhà báo Mỹ T. R. Reid kể rằng khi các con ông được nhận vào học mấy năm ở trường tiểu học Yodobashi số 6, Tokyo, thì “bài học mạnh nhất mà các con tôi mang theo được sau khi rời ngôi trường Nhật Bản này là một điều mà chúng tôi không chờ đợi. Các cháu được dạy để trở thành những môn đồ Khổng Giáo tí hon (to be little Confucians).” Ngôi trường công lập đó dùng biết bao nhiêu thời giờ, kỹ xảo và năng lực để dạy các bài học đạo đức: đức hạnh công dân, cách cư xử đúng, hành vi đúng, như là những thành tử trong một cộng đồng. Reid đã việt cuốn “Confucius Lives Next Door” (Ông Khổng Tử bên hàng xóm). Mỗi khi nhà báo thắc mắc tại sao người Nhật lại hành động khác hẳn lối người Mỹ, ông hàng xóm của Reid ở Tokyo, ông Matsuda Tadao lại giải thích bằng một câu: “Ðức Khổng Tử nói rằng...” Trước năm 1945, ở Việt Nam các bậc cha mẹ, ông bà cũng thường dạy con cháu như vậy: “Ðức Khổng Tử nói rằng...” T R Reid giải thích tất cả những đức tính của người Nhật Bản, lễ độ, liêm khiết, trung trực, trọng công ích, danh dự, tín nghĩa, vân vân, là nhờ nền giáo dục Nho Giáo. Người Trung Hoa và người Việt Nam đã tự cắt đứt với truyền thống đó, thay các quy tắc đạo lý của Khổng Mạnh bằng các khẩu hiệu chính trị nhập cảng từ Nga Xô.
Trong một bài về đời sống dân Nhật, Nguyễn Ðình Ðăng đã kể chuyện bà vợ và con ông đánh mất ví, rồi sau đó có người lượm được đã đem trả, hoặc gửi bưu điện trả tận nhà. Trong một cuộc hội nghị khoa học, một giáo sư người Ý đến dự, cũng mất thẻ thông hành (hộ chiếu) trong khi đi chơi Tokyo. Anh ta hết sức hốt hoảng, nhưng mọi người nói anh cứ yên tâm, gọi điện báo cho Ðại Sứ Quán rồi chờ. Quả nhiên ngày hôm sau, Ðại Sứ Quán Italia gọi điện thoại nói có người đã nhặt được hộ chiếu của anh và gửi đến cho. Nhà khoa học người Ý kêu lên: “Thật là không thể tin được!”
Nguyễn Ðình Ðăng cũng giải thích tư cách đạo đức của người Nhật đạt được là nhờ nền giáo dục, giống như T R Reid. Nhưng ông còn nhận thấy một yếu tố quan trọng khác, nằm trong chế độ chính trị nước Nhật: Ðó là quyền tự do phát biểu. Reid là người Mỹ, đối với ông thì cuộc sống tự do dân chủ ở Nhật không có gì khác lạ với ở Mỹ, cho nên ông chỉ so sánh nền giáo dục hai nước. Nguyễn Ðình Ðăng từ Việt Nam sang Nhật nên nhìn thấy những điều T R Reid không quan tâm.
Nước Nhật đã có một hiến pháp dân chủ do người Mỹ soạn cho, sau khi Nhật bại trận. Ông Ðăng viết: “Quyền tự do cá nhân được Hiến Pháp tôn trọng tuyệt đối,” và “ở Nhật không có bất kỳ tổ chức hoặc cá nhân nào có quyền bắt bạn cắt xén sáng tạo của bạn, hoặc ngăn cấm bạn triển lãm hoặc in ấn tác phẩm của mình vì những gì bạn viết hoặc vẽ ra trong tác phẩm...” Ông Ðăng còn thấy khi tới sống ở nước Nhật cả trẻ em cũng cảm thấy được sống tự do: “Một anh bạn Việt Nam mới sang Nhật cùng vợ và con trai học lớp Một. Tôi hỏi cháu: ‘Cháu thấy trường Nhật khác với trường Việt Nam thế nào?’ Cháu trả lời: ‘Ở trường Nhật cháu cảm thấy được nói năng tự do thoải mái.’”
Ông Ðăng nhớ lại câu chuyện của chính con trai của ông, nói với cha là cháu đã biết nói dối lần đầu tiên khi còn học lớp Một ở Hà Nội. Sáng hôm đó cô giáo quát: “Ai quên mang lọ mực, hãy để tay lên bàn.” Các học sinh để tay lên bàn đều lãnh một vụt thước kẻ vào tay rất đau. Con tôi cũng quên mực, nhưng không muốn ăn vụt, nên cháu đã nói dối: “Thưa cô, sáng nay lúc em chuẩn bị lọ mực đi học, mẹ em đã đánh đổ mất!” Cháu được cô tha.” Ông kết luận: “Dạy dỗ dựa trên sự sợ hãi không cảm hóa được con người mà chỉ làm con người trở nên dối trá, thủ đoạn.”
Nhưng Nguyễn Ðình Ðăng vẫn nhìn xa hơn câu chuyện trước mắt: “Không thể xây dựng một xã hội tự do, văn minh, hạnh phúc dựa trên sự sợ hãi của người dân. Có lẽ người Nhật hiểu rất rõ điều đó khi xây dựng xã hội của họ.”
Tất cả mọi người Việt Nam đều muốn nước mình sẽ tiến bộ, có ngày theo kịp dân Nhật Bản. Qua những câu chuyện trên đây ai cũng có thể rút ra những kết luận phải làm gì. Phải có tự do dân chủ. Phải xây dựng nền giáo dục dựa trên đạo lý; không bắt các nhà giáo, các khoa học gia, nhà văn, nghệ sĩ làm nô lệ cho các cán bộ chính trị. Ðừng để đến đầu thế kỷ 22 lại có người Việt Nam đến nước Nhật và cảm thấy hổ thẹn như ông, cha đã từng hổ thẹn.
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/?a=128308&z=7
Tuesday, March 8, 2011
VŨ TIẾN THỦY - NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH TỪ GỖ RỪNG
Nguyễn Bá Trạc
Mở đầu cuốn Câu Chuyện Nghệ Thuật "The Story of Art" tác giả E.H. Gombrich cho rằng không hề có cái gọi là Nghệ Thuật. Chữ Nghệ Thuật chỉ xuất hiện sau nhiều ngàn năm nhân loại đã từng đẽo gỗ, đục đá, vẽ tranh, xây cất ...Bấy giờ những cái ấy được dùng như những uy lực đầy bí ẩn.
Và mở đầu cuốn Tiếp Xúc Với Nghệ Thuật, tác giả Thái Bá Vân lại phân biệt lịch sử, và lịch sử nghệ thuật. Theo ông, lịch sử nói chung là sự phán xét cái đã qua không bao giờ trở lại. Còn lịch sử nghệ thuật là sự phán xét những cái còn lại, còn sống, còn thở chung với chúng ta. Do đó nghệ thuật không có hơn kém, hay
dở, mà chỉ có sự thưởng ngoạn ít nhiều.
Riêng ngành Điêu Khắc Gỗ, có thể là già lão nhất, đã hoàn tất chắt lọc mọi tinh xảo của nghệ thuật này. Vậy thì nay có gì mới mẻ để cống hiến? Đây là câu hỏi làm bù đầu hầu hết những người sáng tạo nghệ thuật chứ không riêng gì điêu khắc.
Nghệ nhân có thể đi dạo trong rừng và suy nghĩ. Hoặc tình cờ thấy cục đá, khúc gỗ nhặt về lui cui đục đẽo. Ở đây sẽ không kể đến cái khéo của bàn tay, mà là cái hay của tư duy sáng tạo. Điêu khắc gỗ nương theo nguyên liệu thiên nhiên, từ vết nứt, chỗ sâu mục, nghệ nhân có tham vọng "cứu" khúc gỗ khỏi sự chết. Hoặc để khúc gỗ kể lại đời mình. Hoặc mình kể cuộc đời cho gỗ nghe.
Đó là cái có thể gọi là mới mẻ để công hiến .
Tại Thung Lũng Santa Clara, California, không xa những khu rừng dọc theo triền núi, trong một ngôi nhà với không gian nho nhỏ, ít dụng cụ thô sơ, nghệ nhân Vũ Tiến Thủy đã vừa hoàn tất một số tác phẩm "dọ dẫm" cho Nghệ Thuật Tạo Hình Từ Gỗ Rừng.
Xem tác phẩm của Vũ Tiến Thủy (tvanhthy@gmail.com) tại đây:
http://www.youtube.com/watch? v=ldu5ePdae-4&fmt=18
Mở đầu cuốn Câu Chuyện Nghệ Thuật "The Story of Art" tác giả E.H. Gombrich cho rằng không hề có cái gọi là Nghệ Thuật. Chữ Nghệ Thuật chỉ xuất hiện sau nhiều ngàn năm nhân loại đã từng đẽo gỗ, đục đá, vẽ tranh, xây cất ...Bấy giờ những cái ấy được dùng như những uy lực đầy bí ẩn.
Và mở đầu cuốn Tiếp Xúc Với Nghệ Thuật, tác giả Thái Bá Vân lại phân biệt lịch sử, và lịch sử nghệ thuật. Theo ông, lịch sử nói chung là sự phán xét cái đã qua không bao giờ trở lại. Còn lịch sử nghệ thuật là sự phán xét những cái còn lại, còn sống, còn thở chung với chúng ta. Do đó nghệ thuật không có hơn kém, hay
dở, mà chỉ có sự thưởng ngoạn ít nhiều.
Riêng ngành Điêu Khắc Gỗ, có thể là già lão nhất, đã hoàn tất chắt lọc mọi tinh xảo của nghệ thuật này. Vậy thì nay có gì mới mẻ để cống hiến? Đây là câu hỏi làm bù đầu hầu hết những người sáng tạo nghệ thuật chứ không riêng gì điêu khắc.
Nghệ nhân có thể đi dạo trong rừng và suy nghĩ. Hoặc tình cờ thấy cục đá, khúc gỗ nhặt về lui cui đục đẽo. Ở đây sẽ không kể đến cái khéo của bàn tay, mà là cái hay của tư duy sáng tạo. Điêu khắc gỗ nương theo nguyên liệu thiên nhiên, từ vết nứt, chỗ sâu mục, nghệ nhân có tham vọng "cứu" khúc gỗ khỏi sự chết. Hoặc để khúc gỗ kể lại đời mình. Hoặc mình kể cuộc đời cho gỗ nghe.
Đó là cái có thể gọi là mới mẻ để công hiến .
Tại Thung Lũng Santa Clara, California, không xa những khu rừng dọc theo triền núi, trong một ngôi nhà với không gian nho nhỏ, ít dụng cụ thô sơ, nghệ nhân Vũ Tiến Thủy đã vừa hoàn tất một số tác phẩm "dọ dẫm" cho Nghệ Thuật Tạo Hình Từ Gỗ Rừng.
Xem tác phẩm của Vũ Tiến Thủy (tvanhthy@gmail.com) tại đây:
http://www.youtube.com/watch?
Sunday, March 6, 2011
Truy Lùng Tội Phạm Medicare
Đức Hà
Kẻ xấu đã hoặc toan tính lạm dụng, gian lận và làm giàu nhanh qua các chương trình bảo hiểm y tế như Medicare, Medicaid giờ đây sẽ phải đối phó với vũ khí mới khi tên tuổi hình ảnh của họ được đưa vào danh sách những người bị truy lùng gắt gao nhứt và phổ biến rộng rãi.
Sao chép danh sách Ten Most Wanted Fugitives của FBI mà khán giả truyền hình được xem hàng tuần qua chương trình America’s Most Wanted Criminals, cơ quan thanh tra thuộc Bộ Y Tế Liên Bang Hoa Kỳ vừa công bố danh sách 10 cá nhân trong ngành y tế công cộng bị cáo buộc gian lận tiền thuế lên đến hơn 124 triệu đô. Bản tin phổ biến của Phòng Tổng Thanh Tra trực thuộc Bộ Y Tế Hoa Kỳ gọi tắt là OIG (Office of Inspector General) cho hay ngoài 10 tên trong danh sách hiện đang truy lùng còn có hơn 170 người bị tố giác các tội danh liên quan đến gian lận và lạm dụng bảo hiểm sức khỏe hiện vẫn còn trốn tránh luật pháp.
“Những cá nhân từng cướp và gian lận các chương trình bảo hiểm y tế của liên bang và bỏ trốn để lại hậu quả do chính họ gây ra, cần phải chịu trách nhiệm về hành vi phạm pháp,” Phó Tổng Thanh Tra OIG Gerald T. Roy nói.
Mười khuôn mặt liệt kê trong danh sách “OIG’s Most Wanted Fugitives” - gồm ba nữ và bảy nam kể cả một bác sĩ, trông không dữ dằn hung ác như 10 tội phạm hàng đầu bị FBI truy nã. Họ không hề giết hại người nào, không làm hại sức khỏe của bệnh nhân thân chủ của họ. Họ chỉ nhắm vào tiền thuế công dân lương thiện đóng góp cho nhà nước và rút tỉa tối đa có thể. Chương trình 60 Minutes của CBS cho hay hàng năm các khoản thất thoát của Medicare, Medicaid ước lượng từ 60 đến 90 tỉ đô vì các hành vi chiếm đoạt bất hợp pháp và vô lương tâm của những người làm dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Và điều đó đã làm phí bảo hiểm sức khỏe tăng vọt đồng thời gây thâm thủng trầm trọng ngân sách nhà nước. Với 100 triệu người cao niên và khuyết tật được hưởng chế độ Medicare, ngân sách liên bang phải chi trả hàng năm 500 ngàn triệu triệu đô (số 5 và 11 số 0) và đó cũng là miếng mồi béo bở cho kẻ xấu. Họ tìm đủ mọi cách, đủ mọi chiêu để chiếm hữu phần nào trong miếng bánh Medicare.
Nhận Dạng
Đứng đầu danh sách là anh em nhà Benitez gồm Carlos, Luis và Jose, chủ nhân của một loạt các phòng khám đa khoa ở Miami, Florida. Họ bị cáo buộc viết hóa đơn đòi Medicare hoàn trả 119 triệu đô cho loại thuốc HIV mắc tiền mà bệnh nhân không có nhu cầu hay không hề nhận. Cơ quan công lực cho hay với bạc triệu trong tay, họ tha hồ mua sắm từ máy bay trực thăng, khách sạn và du thuyền trước khi chuồn êm sang Cuba. Leornard Nwafor, 46 ở L.A. thì chơi màn xe lăn điện, xe scooter và giường bệnh với hóa đơn đòi bồi hoàn 1.1 triệu đô. Đương sự thiết lập hồ sơ giả nhưng có chứng minh rõ ràng với đầy đủ các toa thuốc đặc trị kể cả hình ảnh các bệnh nhân nhưng điều lạ lùng là nạn nhân của Nwafor đều ở chung quanh khu vực không cách xa nơi có đặt cửa hàng bán xe lăn, các điều tra viên cho biết. Đặc biệt một người đàn ông mù cũng được trao tay một chiếc xe lăn. Nwafor biến khỏi L.A trước khi tòa tuyên án. Bệnh nhân và cũng là nạn nhân không cần xe lăn nhưng xe lăn vẫn được giao tận nhà. Đây cũng là trường hợp của nhiều người cao niên Việt ở San Jose từng được tuần báo Việt Mercury phanh phui trong loạt bài tường thuật năm 2003. Theo cuộc điều tra phối hợp của báo Việt Mercury và San Jose Mercury News, hàng trăm người cao niên gốc Á - đa số là Việt, đã bị khuyến dụ bởi lời mời gọi ngồi xe buýt - sáng đi chiều về, được khám bệnh và có quà biếu mang về. Tất cả đều miễn phí. Nhưng hệ quả của vấn đề này là chương trình Medicare đã bị đòi bồi hoàn những khoản tiền lên đến hàng chục ngàn đô la cho mỗi chuyến đi khám bệnh như vậy - có thể không cần thiết và trong vài trường hợp không hề xảy ra. Đường dây của mạng lưới nối liền cư dân Bay Area với các bác sĩ, phòng lab ở Los Angeles và Quận Cam, thuộc miền Nam Cali đã được sự tiếp tay của một công ty xe khách - nay không còn hoạt động nữa. Đầu tiên “khách hàng” được tuyển dụ tại Nam Cali trước khi chuyển lên phía bắc và bao gồm cả người gốc Lào, Kampuchia. Họ được taxi đón tận nhà và đưa đến tập trung tại bến xe buýt, rồi xe buýt đưa xuống rải tại nhiều phòng mạch, phòng lab khác nhau vùng Quận Cam và Los Angeles. Sau khi đến nơi - thường là những phòng mạch không bảng hiệu hoặc sang trọng sạch sẽ như thật, họ được nhân viên phụ trách photocopy thẻ Medicare và làm một loạt những khám nghiệm y khoa từ đo nhịp tim, đo phổi, đến đo tình trạng thăng bằng và thần kinh … rất cần thiết cho người cao niên nhưng chưa hẳn là cần thiết cho tất cả mọi người. Tuy nhiên sau khi khám sơ sài, hoặc không khám gì cả nạn nhân được yêu cầu ký tên vào nhiều mẫu giấy để trống không ngày tháng, và sau cùng được đưa về tận nhà với các thùng quà như sữa Ensure, dầu gió xanh … kể cả xe lăn điện. Nhiều người cao niên gốc Việt nói với phóng viên Việt Mercury rằng họ không đến nỗi bệnh phải ngồi xe lăn nhưng vẫn được cấp xe lăn chạy điện nguyên thùng giao tận nhà. Dịch vụ khám bệnh mờ ám xảy ra khi kẻ xấu lợi dụng sự dễ dãi không hiểu biết hoặc tham lam của người lớn tuổi và sau đó bòn rút hàng triệu đô từ các chương trình y tế được hoạch định để giúp người cao niên, người tàn tật và nghèo khó.
Bác sĩ Lê Minh thuộc tổ hợp Golden Care ở San José chia xẻ:
“Đây là một vấn đề đáng quan ngại, và rất đáng mừng là các giới chức quản lí chương trình Medicare có những biện pháp thích nghi và năng nổ hơn.”
Nhưng ông cũng gợi ý về sự tốn kém ngân sách và cả người thọ thuế phải chịu khi thành lập thêm một đơn vị đặc nhiệm chỉ để truy lùng những người xấu trong ngành y, trong khi đã có biết bao nhiêu cơ quan chống tội phạm đang hoạt động.
“Vấn đề là Medicare đã bị thất thoát biết bao nhiêu rồi, bây giờ lại chi thêm tiền cho một cơ quan, nhưng liệu có bắt giữ và sẽ thâu hồi được bao nhiêu cho công quỹ?”
Để chứng minh lời nói đi đôi với việc làm, tuần qua cơ quan liên bang mở cuộc càn quét bắt giữ hơn 100 y sĩ, y tá và nhân viên trị liệu tại chín thành phố lớn vì cáo buộc hành vi gian lận Medicare lên đến 225 triệu đô. Bản tin của AP nói rằng đây là vụ truy quét quy mô nhứt từ trước đến nay với sự tham gia của hơn 700 nhân viên công lực tại Miami, Los Angeles, Houston, Detroit, Chicago, Tampa và Baton Rouge. Chẳng hạn hồ sơ tại tòa của bác sĩ chuyên khoa ruột Boris Sachakov, ở Brooklyn, N.Y. cho thấy ông này đã giải phẫu trĩ đến 10 lần cho một bệnh nhân - điều không thể xảy ra theo các giới chức chính quyền. Ông Sachakov đòi bồi hoàn 6.5 triệu đô về dịch vụ cắt trĩ cho bệnh nhân – phần lớn không xảy ra. Cũng tại Brooklyn, một mạng lưới di dân gốc Nga đã bị buộc tội chiêu dụ khách hàng cho một trung tâm chỉnh hình để sau đó đòi Medicare chi trả 57 triệu, mà thật ra bệnh nhân chỉ được mát-xa lưng.
Kêu Gọi Tố Giác
“Chúng tôi đang có các biện pháp mới để gia tăng nỗ lực bắt giữ những người còn trốn tránh pháp luật. Nếu một kẻ gian bước vào ngân hàng và cướp đi 3, 4 ngàn đô thì thông tin sẽ được loan truyền khắp báo đài. Trong cùng lúc những người gian lận quỹ Medicare lại ít được nhắc đến, nhưng họ cũng gây tác hại đáng kể,” ông Roy nói với AP.
Ông giải thích thêm rằng kẻ xấu rất thường sử dụng mối liên hệ chặt chẽ với một cộng đồng sắc dân thiểu số nào đó có lợi tức thấp, bị trở ngại ngôn ngữ và không hiểu tận tình cách làm việc của mạng lưới Medicare. Thế là họ trở thành những con mồi dễ khai thác cho đến khi bị phát hiện.
Chẳng hạn như chị em nhà Guilarte, Clara và Caridad ở Dearborn, Michigan. Họ đòi bồi hoàn 9 triệu đô qua các dịch vụ tiêm truyền “ma” các loại y dược đắt tiền. Hai nghi can này bị buộc tội tặng tiền và quà cáp nạn nhân khi họ đến với phòng mạch ở Dearborn và ký tên vào những mẫu giấy xác nhận các dịch vụ y khoa mà trên thực tế không xảy ra. Bản tin phổ biến của OIG cho hay một đồng lõa của nhóm bị bắt ở Cộng Hòa Dominican, vùng Carribean hồi gần đây, còn hai người chủ chốt chưa biết ở đâu.
Nhưng liệu biện pháp mới có ngăn chận được kẻ xấu lợi dụng chương trình Medicare, Medicaid? Vấn đề thật ra không đơn giản.
“Khó lắm,” bác sĩ Minh cho biết và nói thêm rằng nếu một phòng mạch nào nó không có khách thì họ sẽ tìm cách ‘câu’ khách – một cách tiêu cực hoặc tích cực, mặt khác thế nào người ta cũng tìm ra kẽ hở luật pháp hay thiếu sót của công tác quản lý để kiếm lời.
Không chỉ tăng cường việc truy lùng những người phạm pháp còn lẩn tránh, gia tăng nỗ lực điều tra phát giác các hành vi phạm pháp mới, Chánh Thanh Tra OIG Daniel R. Levinson còn yêu cầu quần chúng trợ giúp. Ông nói:
“Với danh sách những người bị truy nã vừa phổ biến, chúng tôi kêu gọi công chúng giúp sức phát hiện những người này. Công chúng có trách nhiệm phải đấu tranh chống gian lận, lãng phí và lạm dụng công quỹ. Xin gọi số miễn phi 1-888-476-4453, 24/24, 365 ngày.”
hoặc thư về địa chỉ:
Office of Inspector General
Department of Health and Human Services
ATTN: HOTLINE,PO Box 23489
Washington, DC 20026
Subscribe to:
Posts (Atom)