Sunday, August 8, 2010

“Da Cam – Thông Điệp Trái Tim”

SÀI GÒN, Vietnam – Thiên đường có khi nào phải đối diện với địa ngục?
Câu trả lời là có ít ra ngay tại ngay downton Sài Gòn. Thật vậy nếu bên này đường Đồng Khởi, khối bê tông khổng lồ bọc kiếng xanh biếc chiếm gần hết công viên Chi Lăng của tòa nhà Vincom Center lừng lững như thách thức không gian và thời gian – được giới thiệu như “Thiên Đàng Của Mua Sắm” thì bên đối diện một loạt 30 ảnh khổ lớn lại mô tả một sự kiện có tầm mức quy mô và dữ dội về bóng ma kinh hoàng còn sót lại của chiến tranh. Trong năm ngày tới kể từ nay đến hết ngày 10 tháng Tám, tương lai và quá khứ, thiên đàng và địa ngục sẽ cùng hiện diện khi Hội Nạn Nhân Chất Độc Da Cam tổ chức chuỗi hoạt động nhân Ngày Da Cam Việt Nam bao gồm triển lãm ảnh, tạo đàm, văn nghệ cùng lễ ra mắt Qũy Chất Độc Da Cam/dioxin tại TP/HCM.

Phát biểu tại buổi khai mạc Chủ Tịch Hội, Thiếu Tướng Trần Ngọc Thổ lên án gay gắt các nhà chiến lược quân sự Mỹ. Ông nói:
“Cuộc triển lãm hôm nay mục đích nêu lên một thảm kịch mà tội ác không thể tha thứ được. Tội ác này thuộc về các nhà chiến lược quân sự Mỹ phạm phải. Hôm nay không phải dựng lên một bản án để kết tội một quốc gia (cụ thể là Mỹ) mà để nhắc đến các nạn nhân, những người đang cần sự trợ giúp và đến bù.”
Quân đội Mỹ rải chất Da Cam lần đầu tiên ngày 10 tháng Tám, 1961 tại Ngọc Hồi, Kontum, thuộc Ngã Ba Biên Giới. Và suốt từ 1961 đến 1971, có khoảng 20 triệu gallons chất khai quang này được sử dụng và ước lượng có đến 4.8 triệu người bị ảnh hưởng kéo dài đến ngày hôm nay.

Triễn lãm ảnh “Da Cam – Thông Điệp Của Trái Tim” được giới thiệu như sau “30 tác phẩm nói về cuộc đấu tranh đòi công lý cho nạn nhân da cam/dioxin và những nỗ lực xã hội nhằm chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân da cam vượt lên nỗi đau, hòa nhập với cộng đồng.
Ba mươi tác phẩm trưng bày tại triển lãm ảnh là những ảnh thời sự nghệ thuật và phóng sự báo chí ý nghĩa được chụp trong tháng Tư và Năm 2010 tại TP/HCM và tỉnh Tiền Giang.
Các tác phẩm ảnh được chia làm hai khu vực: Khu vực A (đối diện công viên Chi Lăng) là ý chí vượt lên số phận hòa nhập cuộc sống cộng đồng và sự chung tay chăm sóc, giúp đỡ của gia đình, người thân và cả cộng đồng (trong và ngoài nước) đối với các nạn nhân chất dđộc Da Cam/dioxin. Khu vực B (Sở Văn Hóa, Thể Thao & Du Lịch TP/HCM) những hình ảnh ghi lại nỗi đau của các nạn nhân. Mươi bốn tác giả đã quyết định tặng các tác phẩm ảnh trong triển lãm này cho Bảo Tàng Chứng Tích Chiến Tranh TP/HCM.”

Xem triển lãm tại DAY

No comments:

Post a Comment