Entry này có một tựa đề hơi bí hiểm. Nhưng những ai làm trong nghề y
đều biết đó là viết tắt của Phó giáo sư – Tiến sĩ – Bác sĩ. Chỉ có ở
nước Nam. Chỉ có ở nước Nam dưới thời XHCN. Nó là biểu hiện của căn bệnh
mới phát sinh trong ngành y. Đó là bệnh hám danh. Bệnh hám danh đang
làm tan nát hệ thống y khoa và đang biến hóa thành một đại dịch nguy
hiểm cho người bệnh.
Có mấy ai còn nhớ đến thầy Phạm Biểu Tâm, thầy Trần Ngọc Ninh? Thầy
Phạm Biểu Tâm có sống lại bây giờ không thể là hiệu trưởng trường y.
Thầy Trần Ngọc Ninh có ở Việt Nam giờ này cũng không bao giờ thành khoa
trưởng, chứ nói gì đến chức danh giáo sư. Cả hai thầy đều không có bằng
tiến sĩ. Cái bằng tiến sĩ ngày nay ở đất nước này là một cái bùa hộ
mệnh. Nó cũng là cái vé xe cho những chuyến xe đò thăng quan tiến chức.
Nó là cái boarding pass cho những phi vụ làm trưởng khoa, làm hiệu
trưởng trường y. Đó là luật chơi mới do những người cách mạng đặt ra.
Người cách mạng không nhất thiết phải là người trong y giới, cũng chẳng
cần làm khoa học. Nhưng họ có giá trị hơn nhà khoa học. Bài giảng của
người cách mạng có giá hơn bài giảng của giáo sư tiến sĩ.
Ở đất nước này, chính trị thống lĩnh tất cả. Làm cách mạng là làm chính
trị. Bởi vậy, người cách mạng chẳng cần phải có tấm bằng bác sĩ để đặt
ra luật chơi mới cho ngành y. Họ đang hủy hoại nền y học.
Tuần rồi đi dự một hội thảo chuyên đề và gặp một anh bạn đồng môn
trên bàn cà phê. “Ủa, ông chưa tiến sĩ hả? Sao không làm một cái”? Anh
bạn tôi hỏi. Tôi ngạc nhiên về chuyện làm một cái. Tiến sĩ là
một cái gì như đồ chơi. Tôi lắc đầu. Mình đã già. Mình không có khả năng
làm nghiên cứu. Cũng chẳng có thầy đỡ đầu. Anh bạn tôi cười lớn nói:
Ông mà già gì, đâu cần khả năng làm nghiên cứu, cũng không cần thầy
hướng dẫn, chỉ cần bỏ tiền ra mua thôi. Tôi cám ơn tấm lòng của bạn cũ
và vẫn thấy mình vui với việc giúp người mà không có những râu ria trước
tên mình. Bạn cũ tôi bây giờ là một PGS-TS-BS.
TS-BS bây giờ nhan nhản trong các bệnh viện. Thử dạo một vòng các
phòng trong bệnh viện ngoài Hà Nội, sẽ thấy trước cửa phòng ai cũng có
danh xưng TS-BS in ngay chính giữa cửa phòng. Bảng hiệu đó cho chúng ta
biết người đang ngự trị hoặc chiếm lĩnh căn phòng là một bác sĩ và có
bằng tiến sĩ. Bằng tiến sĩ là học vị cao nhất trong thế giới khoa bảng.
Tôi không có con số thống kê để nói, nhưng tôi cảm thấy số bác sĩ có
danh hiệu TS-BS nhiều hơn bác sĩ trong các bệnh viện Hà Nội. Sài Gòn
đang đuổi theo Hà Nội, sắp đến đích nay mai. Với đà này, một ngày không
xa bệnh nhân sẽ không còn gặp bác sĩ nữa, họ chỉ gặp TS-BS.
PGS-TS-BS xuất hiện ngày càng dày đặt trong các hội thảo. Nhìn lên
bàn chủ tọa chúng ta thấy gì? Có hoa tươi. Có chai nước lọc. Có laptop.
Có microphone. Và, có tấm bảng nền trắng chữ đen in những từ viết tắt
như PGS-TS-BS. Hoa tươi để làm màu mè. Chai nước lọc vì trí thức không
quen uống nước máy sợ nhiễm khuẩn. Laptop để nói rằng ta đây có trình độ
IT. Microphone để truyền bá lời vàng ý ngọc. Danh hiệu PGS-TS-BS để
khoe thành tựu miệt mài làm khoa học. Một bức tranh đầy hoa sắc, màu mè.
Có phần phần cứng (IT, microphone) lẫn phần mềm (hoa, trí lực, bằng
cấp).
Danh và thực lúc nào cũng là hai khía cạnh nhức nhối trong y giới.
Bao nhiêu tiến sĩ của nước ta là do thực tài, bao nhiêu là giả, dỏm.
Không ai biết được, nhưng xã hội biết. Xã hội đã từ lâu phong danh tước
“tiến sĩ giấy” cho những kẻ bất tài, hám danh, mua quan bán tước. Cụm từ
“Tiến sĩ giấy” ngày càng xuất hiện nhiều trên báo chí, trong những câu
chuyện thường ngày. Tức là xã hội biết rằng ngày nay chúng ta có nhiều
tiến sĩ dỏm hơn là tiến sĩ thực.
Dỏm có nghĩa là những bằng cấp được mua bán, tiền trao cháo múc.
Anh bạn tôi vừa đề cập trên đây không ngần ngại nói rằng để có cái bằng
tiến sĩ, anh phải chi ra nhiều tiền. Hỏi bao nhiêu, anh chỉ cười. Nhưng
xã hội biết. Những cái giá 5.000 USD, 10.000 USD, 20.000 USD đã được đề
cập đến. 100 triệu đồng. 200 trăm triệu đồng. 400 triệu đồng. Có khi
500 triệu. Có nhiều lò sản xuất văn bằng tiến sĩ và mỗi lò có biểu giá
riêng. Quân y nổi tiếng là một trong những lò đào tạo đắt tiền. Các
trường y thì rẻ hơn nhưng không rẻ bao nhiêu. Nhiều đồng nghiệp tôi mua
bằng như thế. Đó là những con số chóng mặt cho bệnh nhân nghèo. Ai trả
tiền? Xin thưa không phải bác sĩ, mà là bệnh nhân. Họ sẽ ăn tiền các
hãng dược. Hãng dược nâng giá thuốc. Bệnh nhân là người cuối cùng trong
vòng tròn này. Bệnh nhân lãnh đủ. Vì thế, mua bán bằng cấp là một trong
những yếu tố làm cho giá thuốc cao đến mức “cắt cổ” như ở nước ta.
Những kẻ hám danh và bất tài xem chuyện mua bằng tiến sĩ là một đầu
tư. Họ có thể chi ra vài trăm triệu hôm nay, nhưng nay mai thì sẽ được
chức quyền. Trường khoa. Giám đốc bệnh viện. Hiệu trưởng. Tất cả đều
mua, đều chạy. Một khi đã ngồi vào vị trí quyền lực, họ ra sức vơ vét
tiền của người dân để trả lại chi phí mua bằng, mua chức vụ. Người dân
cũng chính là đối tượng sau cùng trong đường dây này. Đừng trách tại sao
dân mình nghèo vẫn hoàn nghèo. Cái cơ chế này làm cho họ nghèo. Đã
nghèo thì thường chịu phận hèn. Cái cơ chế này làm cho người dân vừa
nghèo và vừa hèn.
Dỏm có nghĩa là làm nghiên cứu ma, giả tạo số liệu.
Báo chí đã nêu nhiều vấn đề đạo văn. Nhưng báo chí không hề biết những
chuyện động trời hơn đạo văn. Đó là chuyện giả tạo số liệu. Những tiến
sĩ dỏm chẳng bao giờ làm nghiên cứu cho tốn công. Họ chỉ ngồi đâu đó giả
tạo ra số liệu. Có người làm nghiên cứu nghiêm túc, nhưng khi kết quả
không đúng ý, họ sửa số liệu. Chẳng ai hay biết. Thầy cô hướng dẫn chỉ
là những người mù vì bất tài, hoặc giả mù vì họ đã ăn tiền. Giả tạo số
liệu xong, họ mướn một người nào đó làm phân tích thống kê. Giá phân
tích cũng không rẻ chút nào, từ 500 USD đến 2000 USD. Có cậu nọ nay làm
chức cao trong trường y từng làm phân tích mướn như thế. Chẳng cần biết
đúng sai vì chính người làm mướn cũng mù mờ mà cũng chẳng quan tâm. Phân
tích xong, họ mướn người viết luận án. Giá viết cũng từ 500 USD đến
2000 USD. Người viết chỉ cần có bằng cử nhân cũng viết được. “Viết” ở
đây có nghĩa là cắt và dán. Hỏi google, dịch, cắt, dán. Vâng, luận án là
dịch-cắt-dán. Thế là xong luận án. Thầy dỏm thì làm sao biết được đó là
luận án thật hay dỏm. Có thể nói rằng đại đa số những nghiên cứu khoa
học ở nước ta hiện nay đều làm theo quy trình như thế. Không có đạo đức
khoa học. Không có tinh thần khoa học. Đừng nói đến văn hóa khoa học.
Đọc những lời tâm huyết có khi mang tính hô hào của Gs Tuấn về nghiên
cứu khoa học mà tôi thấy tội nghiệp cho ông. Ông đâu biết rằng ở trong
nước người ta đâu có quan tâm đến nghiên cứu, những lời ông nói ra chỉ
là nước đổ đầu vịt mà thôi, chẳng ai nghe đâu.
Dỏm có nghĩa là làm nghiên cứu chất lượng còn thấp hơn luận văn cử nhân của
các thầy trước 1975. Nếu có dịp đọc những luận án tiến sĩ của các bác
sĩ, người có kiến thức không biết nên cười hay nên khóc. Cười vì những
đề tài nghiên cứu như là đề tài của sinh viên học làm nghiên cứu. Khóc
vì trình độ thấp đến mức thê thảm. Những đề tài nghiên cứu kinh điển mà
thế giới đã làm từ ngày tôi còn ngồi trong trường y cũng được biến hóa
thành đề tài tiến sĩ. Có đề tài đánh giá phẫu thuật nội soi mà người
đánh giá cũng chính là người thực hiện. Không có cái gì là mới. Không có
cái gì để gọi là khoa học. Số liệu đã giả thì làm sao có kết quả thật
được. Bản thân thầy hướng dẫn chẳng hiểu tường tận vấn đề thì làm sao có
được đề tài mới. Họ để cho trò tự “bơi”. Bơi bằng cách lên mạng, xem
người ta ở ngoài làm gì rồi cố gắng làm giống như thế ở Việt Nam. Đại đa
số bắt chước mà vẫn còn sai. Sai vì không hiểu vấn đề đến nơi đến chốn.
Không có sáng tạo thì làm sao gọi là tiến sĩ được. Cả một nền học thuật
chỉ bắt chước mà cho ra lò cả ngàn tiến sĩ mỗi năm. Đó là một nền học
thuật ăn theo, dỏm.
Còn luận án thì thế nào? Cũng công thức nhập đề – thân bài – kết luận
như ai. Nhưng đọc kỹ thì không khỏi phì cười. Phần nhập đề thí sinh hay
nói đúng hơn là người viết mướn tha hồ dịch-cắt-dán từ các nguồn trên
internet, có khi đem cả kiến thức từ sách giáo khoa thế kỷ 19, những mớ
thông tin chẳng liên quan gì đến đề tài. Dân gian có câu “nói dai, nói dài, nói dở”
thật là thích hợp cho luận án tiến sĩ. Phần phương pháp thì chẳng có gì
để đọc, vì họ chủ yếu là ngụy tạo. Ngụy tạo số liệu thì làm sao dám
viết chi tiết phương pháp được. Vả lại, người viết mướn cũng đâu có
trình độ chuyên môn để đi chuyên sâu vào phương pháp. Đến phần kết quả
là khôi hài nhất. Một chuỗi bảng số liệu. Một chuỗi đồ thị. Điều khôi
hài là đồ thị làm từ bảng số liệu. Hai cách trình bày một thông tin!
Chưa hết, thí sinh còn bồi thêm câu diễn giải dưới bảng số hay đồ thị.
Tức là 3 cách trình bày chỉ nói lên một thông tin. Người ta cần số trang
sao cho đủ nên phải làm như thế. Thừa thải? Không thành vấn đề. Vấn đề
là làm cho đủ số trang theo quy định của Bộ. Sai sót? Đây đâu phải là
công trình khoa học mà quan tâm đến sai sót. Đến phần bàn luận là một
tràng từ ngữ bay múa, những ý tưởng hỗn độn, chẳng đâu vào đâu. Những gì
Gs Tuấn chỉ cách viết bài báo khoa học không áp dụng ở đây. Không cần
đến logic luận. Nó y như là cái thùng lẩu thập cẩm. Có lẽ vài bạn đọc
chưa quen sẽ nói tôi cường điệu hóa vấn đề. Các bạn hãy vào thư viện
trường y mà đọc xem các luận án tiến sĩ có xứng đáng cái danh xưng cao
quý đó hay không. Người ta xem đó là những “luận án tiến sĩ” có mã số,
có bìa đỏ, được lưu giữ cẩn thận. Nhưng tôi xem đó là những chứng cứ
hùng hồn nhất cho một thời đại nhiễu nhương trong học thuật. Những kẻ
đã, đang và sẽ có bằng tiến sĩ từ những cách học dỏm đó sẽ đi vào lịch
sử nước nhà như là những tiến sĩ giấy, những con vi khuẩn làm ô uế nền
học thuật nước nhà.
Dỏm có nghĩa là người thầy hướng dẫn cũng dỏm. Sự
suy thoái của giáo dục y khoa là một chu kỳ bắt đầu từ người thầy. Sự
suy đồi của người thầy bắt đầu từ những ông quan cách mạng. Dưới mắt của
quan cách mạng, hồng quan trọng hơn chuyên, đảng viên quan trọng hơn
người ngoài đảng. Vì thế chúng ta không ngạc nhiên sau 1975 có những vị
mang danh “giáo sư” mà kiến thức còn thua cả bác sĩ gia đình, chúng ta
không ngạc nhiên khi thấy có “giáo sư” đi tuyên truyền cho xuyên tâm
liên trị bá bệnh, bo bo bổ dưỡng hơn gạo. Ngày nay, kẻ bất tài nhưng có
đảng tịch thì vẫn được cất nhắc làm thầy, được “tạo điều kiện” làm tiến sĩ.
Có người được “cơ cấu” (một danh từ mới) chức trưởng khoa, giám đốc
bệnh viện rồi, “tổ chức” (cũng là một từ mới) sẽ tìm cho họ cái bằng
tiến sĩ. Bằng tiếng sĩ vừa là phương tiện, vừa là cứu cánh trong cái nền
học thuật nhếch nhác hiện nay. Bằng tiến sĩ nó tầm thường đến nỗi người
ta nhạo báng ra đường gặp tiến sĩ. Nó rẻ tiền vì chúng ta biết
rằng bằng tiến sĩ của Việt Nam chỉ là bằng dỏm, không bao giờ xứng đáng
với danh vị đó. Không dỏm thì cái bằng đó cũng chỉ là thứ được cấu
thành từ những giả tạo, những “nghiên cứu” loại rác rưởi khoa học, những
dữ liệu có được từ vi phạm y đức. Bằng tiến sĩ của Việt Nam chỉ là thứ
rác rưởi trong thế giới học thuật ngay chính trên đất nước Việt Nam. Thế
là chúng ta có thầy dỏm. Thầy dỏm đào tạo ra trò dỏm. Trò dỏm đào tạo
tiếp trò dỏm. Sẽ không lâu chúng ta sẽ có nhiều thế hệ tiến sĩ dỏm, giáo
sư dỏm. Và chúng ta sẽ phải trả giá cho những cái dỏm đó. Thực ra, bệnh
nhân đang trả giá cho cái dỏm.
Cái giá mà bệnh nhân phải trả cho hệ thống y khoa hám danh này là cái
chết. Nhiệm vụ của người bác sĩ lâm sàng trước hết là chữa trị bệnh
nhân. Nhiệm vụ đó đòi hỏi kỹ năng lâm sàng tốt. Ngoài ra, còn có sự cảm
thông, chia sẻ với bệnh nhân. Nhưng bác sĩ hám danh ngày nay chỉ chạy
theo bằng cấp dỏm, làm nghiên cứu dỏm, gây tác hại cho bệnh nhân. Họ
không trao dồi kỹ năng lâm sàng. Họ không có thì giờ để đọc sách. Họ
thừa thì giờ đi nhậu để làm “ngoại giao”. Thiếu kiến thức lâm sàng. Chẩn
đoán sai. Làm xét nghiệm không cần thiết. Đối diện với bệnh nhân thì
chỉ hách dịch ra lệnh chứ không biết nói. Hậu quả là chẩn đoán sai, điều
trị sai, bệnh nhân chết. Nếu còn sống thì gặp biến chứng, hoặc thương
tật suốt đời. Dỏm trong các ngành khác như khoa học xã hội thì có thể
không gây tác hại nguy hiểm, nhưng dỏm trong y khoa thì hậu quả khôn
lường. Rất tiếc là các quan cách mạng không nhìn thấy hay không nhìn
thấy điều hiển nhiên đó để cho sự hám danh và dỏm lên ngôi. Họ phải chịu
trách nhiệm trước lịch sử nước nhà.
Bệnh hám danh trong y giới ngày nay đã trở thành đại dịch.
Có lần trong một hội thảo chuyên môn, một anh kia tên là D, học y trước
1975 nhưng ra trường sau 1975, thuộc thành phần răng đen mã tấu – “cách
mạng 75″ như người Sài Gòn vẫn nói, được người ta giới thiệu anh ta là
TS, nhưng khi anh ta lên bục giảng câu đầu tiên anh ta nói là chỉnh
người giới thiệu, rằng chức danh của anh ta bây giờ là PGS. Chính xác
hơn là PGS-TS-BS. Cả hội trường có phần sững sờ trước sự khoe khoang hợm
hĩnh. Tôi cũng ngạc nhiên khi biết anh ta có bằng tiến sĩ và càng sững
sờ khi biết anh ta là PGS. Hỏi đồng nghiệp làm cùng bệnh viện với anh
ta, ai cũng cười. Nghiên cứu là con số 0. Lâm sàng? Đã có nhiều bệnh
nhân thành nạn nhân của anh ta. Thế là biết. Tất cả chỉ là mua bán. Thế
mới biết cái cơ chế có khả năng nhào nặn một con người có tư cách thành
một kẻ háu danh hợm hĩnh. Và chỉ trong một thời gian ngắn. Nhưng trường
hợp của anh D chỉ là một hạt cát trong sa mạc y giới. Ngày nay có hàng
chục ngàn người như thế. Nó đã thành một đại dịch. Dịch hám danh. Dịch
hám bằng cấp. Đại dịch hám danh và hám bằng cấp còn nguy hiểm đến bệnh
nhân hơn các đại dịch H1N1 nhiều.
Đại dịch hám danh không chỉ trong y giới mà còn lan tràn ra các địa
hạt khác ngoài xã hội. Ai cũng cố gắng tạo cho mình một cái danh xưng
trước tên. Ngày nào xã hội biết đến bác sĩ, kỹ sư, tiến sĩ, thạc sĩ, giáo sư
… nhưng ngày nay người ta còn gắn CN và Master trước tên mình. CN là cử
nhân. Master là cao học. Chưa bao giờ tôi thấy một sự háu danh quái đản
như hiện nay. Trong y giới, người ta còn gắn thêm TS-BS, hoặc
PGS-TS-BS. Nếu có danh xưng gì khác như thầy thuốc nhân dân, thầy thuốc ưu tú,
người ta cũng gắn vào luôn. Nếu một người nông dân không có bằng cử
nhân thì họ được gọi là gì. Không là gì cả. Do đó, đại dịch dịch hám
danh nó phân chia xã hội thành những người có và những người không có.
Nó dẫn đến nạn kỳ thị. Kẻ có danh xem thường người không có danh. Vì thế
người ta phải chạy theo danh, phải mua danh bán tước. Đại dịch hám danh
tạo ra một thị trường mua bán tước danh, bằng cấp. Từ cấp trung ương
đến địa phương, hiện tượng mua bán bằng cấp xảy ra hàng ngày. Mua bán
tước danh và bằng cấp là hành động xem thường kỷ cương phép tắt trong
học thuật. Vì thế dịch hám danh không chỉ làm phân hóa, kỳ thị xã hội,
mà còn làm hủy hoại nền học thuật quốc gia.
Sau khi gặp bạn tôi gặp trong hội thảo tuần qua làm tôi có cảm hứng
viết entry này tôi lên taxi về nhà. Trên đường về nhà bị kẹt xe, anh tài
xế phải vất vả nhích từng cm. Mưa càng lúc càng nặng hạt. Đường xá ngập
nước như trong cơn bão lụt. Ngay giữa thành phố có thời mang danh Hòn ngọc viễn đông.
Anh tài xế cùng độ tuổi tôi lắc đầu ngao ngán. Anh nhìn tôi ái ngại vì
quá trễ giờ. Chúng tôi nói chuyện đời. Anh chỉ vào con đường ngập nước
và nói họ đang phá nát thành phố này. Tôi đồng ý. Nhưng tôi muốn thêm rằng họ cũng đang hủy hoại nền học thuật nước nhà bằng cách tạo ra một đại dịch PGS-TS-BS.
Trích Nhật Ký Của Ngọc
http://bsngoc.wordpress.com/2011/05/22/d%E1%BA%A1i-d%E1%BB%8Bch-pgs-ts-bs/
Monday, August 25, 2014
Friday, August 8, 2014
Bênh Lầm
Đức Hà
Jane Fonda tại Hanoi - 1972 |
Vào tháng Bảy 1972 khi quân đội Mỹ đang từ từ giảm bớt sự
tham chiến vào Việt Nam, diễn viên Jane Fonda đã liều lĩnh gây nên sự thù
nghịch của không biết bao nhiêu cựu chiến binh Mỹ và gia đình kể cả binh sĩ của
các thế hệ kế tiếp khi cô đặt chân xuống Hà Nội và khởi đầu chuyến viếng thăm
hai tuần lễ. Jane Fonda, lúc đó 35 tuổi - theo bố trí của chính quyền Hà Nội, đã
đến thăm ủy lạo tại nhiều làng mạc, bệnh viện, trường học và cơ sở nhà máy bị
bom đạn Mỹ tàn phá. Tệ hại hơn cả, tài tử Fonda - hỗn danh "Jane
Hanoi" đã đứng về phe Cộng Sản Bắc Việt để lên án và tố giác chính sách
ngoại giao của Washington.
Cuốn băng ghi giọng nói của cô được đài Hà Nội phát đi rộng rãi nhằm truyên
truyền cho điều được gọi là chính nghĩa phải thuộc về chế độ Bắc Việt Nam. Như thế
vẫn chưa đủ cô còn chụp cả bức hình ngồi lên khẩu đại bác phòng không cùng với
các xạ thủ đội nón cối; cô cũng vỗ tay bắt nhịp đồng ca bản Dạy Mà Đi (các tù
cải tạo chắc vẫn chưa quên bài này) Tất cả những việc làm thiếu cân nhắc, điên
rồ hay bốc đồng này đã khiến sau này Jane Fonda phải vô cùng hối tiếc và nhiều
lần công khai bày tỏ xin được tha thứ. Cho dù biện minh là bị gài vào kịch bản
dọn sẵn của Hà Nội, vết nhơ năm 1972 mãi mãi không cách chi gột rửa. Cứ mỗi lần
Jane Fonda xuất hiện trên TV hay phát biểu điều gì đó thì chuyện cũ lại được
nhắc lại - kể cả chuyện nhổ nước miếng vào mặt.
Và đó là chuyện thời chiến tranh Việt Nam. Đến nay 2014 khi cuộc xung đột
Israel - Palestine đang gây ra bao tang thương cho cả đôi bên, cũng lại xảy ra
một vụ bênh lầm, cũng trong giới nghệ sĩ, và cũng đưa đến những chỉ trích nặng
nề.
Israel
- Gaza
Theo dõi tin tức chiến sự hàng ngày về hiện tình giữa Israel
và Palestine thì người Việt không thể không liên tưởng đến những trận pháo
kích, đặt bom, bắn rốc-kết, ném lựu đạn vào khu dân cư trong thành phố, kể cả đồn
bót, cơ sở người Mỹ ... thời chiến tranh Việt Nam. Thương vong nhiều nhất vẫn
là dân lành vô tội. Hiện nay cũng vậy, dân Palestine
sống bên phía Dải Gaza hay bên Do Thái đều là nạn nhân, tuy phần nặng nghiêng
về phía Palestine.
Tính đến thời điểm này con số tử vong phía Palestine lên gần hai ngàn người,
Israel thiệt hại 64 binh sĩ cùng ba thường dân (con số này tăng hàng ngày) và
hàng chục ngàn người bị thương; nhưng nếu tính theo tỉ lệ thì cứ tám trên mười
người chết là người dân thường Palestine chứ không phải du kích quân Hamas. Phóng
viên mặt trận cho hay quân Hamas hay lợi dụng khu đông dân cư làm căn cứ tồn
trữ bom đạn hay dùng nơi đó để đặt pháo hay hỏa tiễn bắn về phía Israel. Israel trả đũa và oanh kích ngay vào các tọa độ
này nên nhà cửa dân lành bên Gaza
bị tàn phá là vậy. Israel
có hệ thống phòng chống pháo kích cực kỳ hiện đại nên hóa giải được hầu hết đạn
từ Hamas dội sang. Nếu đứng về phía Palestine,
người ta sẽ hết lòng bênh vực cho người dân xứ này, ngược lại cũng thế nếu hậu
thuẫn Israel
thì lời ủng hộ sẽ dành cho người Do Thái. Tuy nhiên nếu tổ chức Hamas được
nhiều nước - trong đó có Mỹ, Anh,
Canada, Nhật
... gọi là quân khủng bố thì Nga, Trung Quốc và vài nước Ả Rập không xem Hamas
là khủng bố. Báo chí Việt Nam chỉ dùng cụm từ "nhóm vũ trang Hamas"
hay "phong trào Hamas" để gọi tổ chức đấu tranh vũ trang đang cầm
quyền tại Quốc Hội Palestine.
Penelope Cruz
Penelope Cruz, năm nay 40 tuổi, có thời gian dài cặp bồ với
Tom Cruise nhưng hôn nhân không thành; năm 2010 Cruz lấy diễn viên Javier Bardem
cũng người Tây Ban Nha. Theo bản tiểu sử, Penelope Cruz ngoài bận rộn tại phim
trường và chăm nuôi hai con, Cruz dành thời gian còn lại cho công tác thiện
nguyện. Cho đến ngày 29 tháng Bảy vừa qua, Penelope Cruz cùng chồng Bardem và
nhiều nghệ sĩ khác đồng ký tên vào thư ngỏ viết bằng tiếng Tây Ban Nha, lên án
Israel đang thực thi chiến dịch được thư mô tả là "diệt chủng" khi
đánh bom liên tục vào Dải Gaza.
Những người ký tên vào thư ngỏ đòi hỏi Liên Hiệp Châu Âu có
biện pháp tích cực nhằm ngăn chận chiến dịch quân sự leo thang từng ngày theo
đó đa số người chết là thường dân và trẻ em. Thư nêu rõ: "Trong những ngày
này Dải Gaza đang sống trong hãi sợ, bị phong tỏa và tấn công từ mặt đất, trên
không và trên biển. Nhà cửa của người Palestine bị tàn phá, họ không có nước
dùng, không điện và hoàn toàn không thể di chuyển tự do đến bệnh viện, trường
học hay đồng ruộng trong khi cộng đồng quốc tế bất động."
Thư nêu rõ quân Israel là "Lực Lượng Chiếm Đóng"
và yêu cầu ngưng bắn ngay tức thì và hối thúc phía Israel phải bãi bỏ lệnh
phong tỏa Dải Gaza mà người Palestine đã phải chịu đựng cả hơn một thập niên
nay.
Diễn viên Javier Bardem viết: "Với những cảnh tượng hãi
hùng đang diễn ra ở Gaza,
người ta không còn chỗ cho sự vô cảm hay đứng trung lập. Điều này không thể
hiểu được và cũng không thể biện minh. Và thật là nhẫn tâm khi các nước phương
Tây cho phép hành vi diệt chủng cứ tiếp diễn."
Phản Ứng
Thư ngỏ của các nghệ sĩ Tây Ban Nha và phát biểu của Javier
Bardem đã gây ra hàng loạt phản ứng dữ dội.
Trung Tâm Simon Wiesenthal ở New York
cho phổ biến thông báo nói rằng Israel
không hề khai mào cuộc chiến này:
"Israel
chỉ hành động đúng đắn như mọi nước trên hành tinh này - kể cả Tây Ban Nha, khi
hàng trăm rốc-kết được bắn vào các trung tâm dân cư do một tổ chức khủng bố chủ
trương mà cả thế giới đều biết."
Tài tử Jon Voight - cha ruột của Angelina Jolie, có lời chỉ
trích gay gắt khi nói rằng họ đã xúc phạm danh dự của quốc gia dân chủ duy nhất
và đầy thiện chí ở Trung Đông. Ông viết: "Họ phải tự thấy xấu hổ khi có
cái nhìn thiển cận về tình hình ở Dải Gaza và đã khơi bày chủ nghĩa bài Do Thái
trên toàn thế giới và rõ ràng họ đã không quan tâm đến những hệ lụy gây
ra."
Khi được yêu cầu giải thích thêm, ông Voight cho biết người
Do Thái vẫn luôn luôn mưu tìm mối giao hảo với láng giềng Ả Rập; họ trao trả
bán đảo Sinai cho Ai Cập, Dải Gaza cho người Palestine. Ngược lại người Palestine
đã bầu chọn nhóm Hamas, một tổ chức khủng bố, lên lãnh đạo và ngay sau đó mở
cuộc bắn phá vào đất Israel.
Và ông cũng không quên nhấn mạnh:
"Tôi muốn hỏi những vị đã ký tên vào thư ngỏ độc ác với
nội dung lên án Israel
là hãy xét lại chính mình: động cơ nào đã thúc đẩy quý vị. Quý vị có thể nào
rút lại thái độ bài Do Thái đang diễn ra? Quý vị trở nên nổi tiếng và giàu sang
vì sống trong một đất nước dân chủ là Hoa Kỳ. Hãy tự hỏi xem liệu quý vị có thể
làm điều đó không nếu ở Iran,
Syria, Lebanon ... Quý vị phải có trách
nhiệm cao khi sử dụng sự tiếng tăm của mình vào việc làm hữu ích."
Ngay tức thì diễn viên Penelope Cruz đã phải đưa ra lời biện
minh:
"Tôi không muốn bị hiểu lầm trong vấn đề quan trọng
này. Tôi không phải là chuyên viên về tình hình hiện nay, và tôi biết rõ về
tính phức tạp của sự việc. Ước muốn duy nhất của tôi khi ký tên vào thư ngỏ là
hy vọng hòa bình sẽ đến với Israel
và Gaza. Tôi mong
mỏi rằng mọi bên có thể thỏa thuận được một cuộc ngưng bắn và rồi ra sẽ không
còn những nạn nhân vô tội ở hai bên biên giới."
Chồng của Cruz cũng tìm cách giải thích quan điểm của mình.
Ông viết:
"Khi ký tên cùng với nhiều nghệ sĩ Tây Ban Nha vào thư
ngỏ, tôi chỉ muốn kêu gọi mọi quốc gia hãy can thiệp vào cuộc khủng hoảng ngày
một gia tăng ở Israel- Gaza. Chữ ký của tôi chỉ nhằm mục đích mưu cầu hòa bình
bởi vì sự tàn phá và hận thù chỉ tạo thêm thù hận và đổ nát."
Hãy thử tượng nếu những người ký tên vào thư ngỏ lại - theo
gót Jane Hanoi, chụp hình ngồi lên một dàn phóng rốc-kết của Palestine để kêu gọi hòa bình thì không biết
hệ quả sẽ như thế nào?
Subscribe to:
Posts (Atom)