Tháng Tám vừa qua, tôi rủ ông bạn cưụ đồng nghiệp, nhà báo Đức Hà, đi thăm VN, lúc về ghé Seoul một tuần.
Tại xứ sở của Samsung, Hyundai, Daewoo... tất nhiên không khỏi nhìn vào sự phát triển nhanh chóng, ngăn nắp, gọn gàng của họ. Mà cũng phải để tâm đến một số yếu tố khác, ngay trước mắt: Đà phát triển kỹ thuật vẫn không phá hỏng vẻ đẹp cổ truyền. Những cao ốc tân kỳ nằm hài hòa bên các cung điện cổ kính. Cả ông Đức Hà và tôi đều để ý và có một ấn tượng sâu đậm là nếu chúng tôi chận một người lại để hỏi đường thì chưa hề gặp một ai ngoắc tay bỏ đi. Họ đều dừng lại, hòa nhã hỏi chúng tôi cần gì, kể cả bất đồng ngôn ngữ, vẩn nhẫn nại tìm hiểu, chỉ dẫn hay chỉ trỏ cặn kẽ.
Tượng đồng tại trung tâm Seoul |
Lệnh cấm hút thuốc lá trong các nhà hàng, kể cả những nơi công cộng như bến xe, đều được tuân hành nghiêm chỉnh (làm cho một kẻ hút thuốc lá hơn nửa thế kỷ như tôi cũng phải cảm thấy xấu hổ mà tự chế).
Trẻ con được săn sóc chu đáo. Cảnh tượng các thầy cô đưa học trò đi thăm phố xá, bảo tàng viện... không khác gì Phần Lan, nơi tôi đang ở, là một xứ sở được đánh giá bậc nhất về giáo dục. Tôi có chụp hình vài trăm đứa trẻ vào thăm Bảo Tàng Viện Seoul, những em bé 9, 10 tuổi đều mang theo sổ tay, vào bảo tàng viện đứng ngắm nhìn, bàn bạc, ghi chép... như bên Phần Lan.
Tất nhiên đây là những gì nhìn thấy bằng mắt. Biểu kiến? Nhưng cũng vẫn giúp cảm nhận được nhiều điều để suy nghĩ ngay trên đường phố. Bên những sinh hoạt buôn bán, thỉnh thoảng lại thấy những nhóm thanh niên thiếu nữ đứng trình bầy hình ảnh, tài liệu, quyên tiền giúp trẻ em nghèo ở Phi Châu chẳng hạn. Họ đã đạt nhiều bước tiến về kinh tế, kỹ thuật, giáo dục, tổ chức xã hội, cũng đang vươn lên những tiêu chuẩn cao hơn về thẩm mỹ, phim ảnh, âm nhạc, văn hóa, lan tòa ra với thế giới.... cho nên cái điện thoại tôi đang dùng, nó mới là một cái điện thoại Samsung Galaxy?!!
Sau khi vừa rời VN, đến Seoul, tất nhiên cứ nhìn gì lại không khỏi nghĩ về đất nước mình. Tôi nhớ khi còn nhỏ, hình ảnh những người dân Cao Ly -Triều Tiên - Hàn Quốc là hình ảnh của những người tả tơi vì chiến tranh. Bây giờ ở Nam Hàn, những hình ảnh ấy đã biến mất. Đất nước này cũng chia cắt như đất nước Việt Nam. Nhưng hình như những cách tiếp cận về việc thống nhất đất nước thì khác. Tôi cảm thấy rõ rệt những nỗi khao khát của họ về một công cuộc thống nhất đất nước trong hòa bình.
Trước khi tới Seoul, một anh bạn từng đến đây có nói tới một bức tượng mà nhiều du khách thường đến xem. Anh cho biết bức tượng này được tạc nên từ một câu chuyện thật, xẩy ra trong thời chiến. Hai anh em trong một gia đình bị phân ly vì đất nước chia cách. Họ đều phải đi lính, ra trận, một Bắc, một Nam. Người lính Nam Hàn bắn chết người lính Bắc Hàn, lục soát thi thể thấy ra hình ảnh cha mẹ, mới biết là em ruột mình. Nghe nói bức tượng trình bầy hình ảnh người anh ôm thi thể em mà nâng lên.
Tôi không có dịp tìm xem bức tượng này.
Nhưng tôi và anh bạn Đức Hà có đến thăm khu phi chiến.
Mà thôi, đến đây ngừng viết - ngang xương đi.
Vì những gì muốn viết bây giờ, thì đã viết trong tấm hình chót cùa cái video clip mà bạn sắp bấm vào xem:
http://www.youtube.com/watch?