Nguyễn Bá Trạc
Chúng
tôi vừa có dịp viếng thăm Seoul, thủ đô Nam Hàn, từ ngày 19 đến ngày 26 tháng Tám,
2013.
Tại
một vùng đất từng tan nát vì chiến tranh và chia cắt, chẳng khác gì Việt Nam,
chúng tôi đã nhìn thấy phồn thịnh đang vươn lên trong nghèo đói, kỹ thuật hiện đại
phát triển mà không mất đi vẻ đẹp truyền thống, và chúng tôi cũng cảm nhận được
nỗi khao khát của một dân tộc đang mong mỏi thống nhất trong hòa bình.
Nhớ
lại buổi khai mạc Thế Vận Hội năm 2000 ở Sydney, cảnh tượng hai phái đoàn lực
sĩ Nam Bắc Hàn hân hoan nắm tay diễn hành dưới một lá cờ thống nhất, là một cảnh
tượng làm cho thế giới cảm động. Lá cờ này không có mầu máu: Mầu trắng, chính
giữa có hình bán đảo Triều Tiên mầu xanh, bao gồm đảo Jeju-do bên phía tây nam,
những hòn đảo Liancourt mà tiếng Hàn gọi là Dokdo hay Tokto bên phía đông.
Sau
một tuần lễ viếng thăm ngắn ngủi, với những hình ảnh ghi nhận thoáng qua trên
đường phố Hán Thành, tôi đúc kết vào một video clip sau đây, với nhạc nền là bản
Arirang do dàn nhạc giao hưởng của Jang Yun-Sung trình tấu.
Arirang
là dân ca truyền thống của bán đảo Triều Tiên, tất cả mọi người dân Nam Bắc Hàn
đều thông thuộc và yêu thích, thường được coi là bản quốc ca không chính thức của
toàn thể dân tộc này. Arirang đã được nhiều ca sĩ nước ngoài, như Nat
King Cole (Mỹ), Inger Marie Gundersen (Na Uy) trình bầy. Dàn nhạc New York
Philharmonic cũng từng trình tấu bản này ngay tại Bình Nhưỡng, thủ đô Bắc Hàn,
trong năm 2008.
Arirang
có khả năng diễn tả cả niềm vui lẫn nỗi buồn, niềm hy vọng của dân tộc Triều Tiên
trong những tình thế thường là hỗn loạn và phức tạp của nhân loại