Nguyễn Bá Trạc
Turku, Finland
Bên những đau thương của kiếp người
Dáng đời vẫn đẹp, thế nhân ơi
Trong tiếng hơn thua và tiếng khóc
Vẫn tiếng trẻ con khúc khích cười
Xem "Dáng Đời Vẫn Đẹp" với hình ảnh Phần Lan, Louis Armstrong hát "What a Wonderful World":
http://www.youtube.com/user/caiongcuaong#p/u/0/eCLs2V4stqY
Sunday, December 29, 2013
Sunday, October 27, 2013
Thăm Khu Phi Chiến Nam Bắc Hàn
Nguyễn Bá Trạc
Tháng Tám vừa qua, tôi rủ ông bạn cưụ đồng nghiệp, nhà báo Đức Hà, đi thăm VN, lúc về ghé Seoul một tuần.
Tại xứ sở của Samsung, Hyundai, Daewoo... tất nhiên không khỏi nhìn vào sự phát triển nhanh chóng, ngăn nắp, gọn gàng của họ. Mà cũng phải để tâm đến một số yếu tố khác, ngay trước mắt: Đà phát triển kỹ thuật vẫn không phá hỏng vẻ đẹp cổ truyền. Những cao ốc tân kỳ nằm hài hòa bên các cung điện cổ kính. Cả ông Đức Hà và tôi đều để ý và có một ấn tượng sâu đậm là nếu chúng tôi chận một người lại để hỏi đường thì chưa hề gặp một ai ngoắc tay bỏ đi. Họ đều dừng lại, hòa nhã hỏi chúng tôi cần gì, kể cả bất đồng ngôn ngữ, vẩn nhẫn nại tìm hiểu, chỉ dẫn hay chỉ trỏ cặn kẽ.
Lệnh cấm hút thuốc lá trong các nhà hàng, kể cả những nơi công cộng như bến xe, đều được tuân hành nghiêm chỉnh (làm cho một kẻ hút thuốc lá hơn nửa thế kỷ như tôi cũng phải cảm thấy xấu hổ mà tự chế).
Trẻ con được săn sóc chu đáo. Cảnh tượng các thầy cô đưa học trò đi thăm phố xá, bảo tàng viện... không khác gì Phần Lan, nơi tôi đang ở, là một xứ sở được đánh giá bậc nhất về giáo dục. Tôi có chụp hình vài trăm đứa trẻ vào thăm Bảo Tàng Viện Seoul, những em bé 9, 10 tuổi đều mang theo sổ tay, vào bảo tàng viện đứng ngắm nhìn, bàn bạc, ghi chép... như bên Phần Lan.
Tất nhiên đây là những gì nhìn thấy bằng mắt. Biểu kiến? Nhưng cũng vẫn giúp cảm nhận được nhiều điều để suy nghĩ ngay trên đường phố. Bên những sinh hoạt buôn bán, thỉnh thoảng lại thấy những nhóm thanh niên thiếu nữ đứng trình bầy hình ảnh, tài liệu, quyên tiền giúp trẻ em nghèo ở Phi Châu chẳng hạn. Họ đã đạt nhiều bước tiến về kinh tế, kỹ thuật, giáo dục, tổ chức xã hội, cũng đang vươn lên những tiêu chuẩn cao hơn về thẩm mỹ, phim ảnh, âm nhạc, văn hóa, lan tòa ra với thế giới.... cho nên cái điện thoại tôi đang dùng, nó mới là một cái điện thoại Samsung Galaxy?!!
Sau khi vừa rời VN, đến Seoul, tất nhiên cứ nhìn gì lại không khỏi nghĩ về đất nước mình. Tôi nhớ khi còn nhỏ, hình ảnh những người dân Cao Ly -Triều Tiên - Hàn Quốc là hình ảnh của những người tả tơi vì chiến tranh. Bây giờ ở Nam Hàn, những hình ảnh ấy đã biến mất. Đất nước này cũng chia cắt như đất nước Việt Nam. Nhưng hình như những cách tiếp cận về việc thống nhất đất nước thì khác. Tôi cảm thấy rõ rệt những nỗi khao khát của họ về một công cuộc thống nhất đất nước trong hòa bình.
Trước khi tới Seoul, một anh bạn từng đến đây có nói tới một bức tượng mà nhiều du khách thường đến xem. Anh cho biết bức tượng này được tạc nên từ một câu chuyện thật, xẩy ra trong thời chiến. Hai anh em trong một gia đình bị phân ly vì đất nước chia cách. Họ đều phải đi lính, ra trận, một Bắc, một Nam. Người lính Nam Hàn bắn chết người lính Bắc Hàn, lục soát thi thể thấy ra hình ảnh cha mẹ, mới biết là em ruột mình. Nghe nói bức tượng trình bầy hình ảnh người anh ôm thi thể em mà nâng lên.
Tôi không có dịp tìm xem bức tượng này.
Nhưng tôi và anh bạn Đức Hà có đến thăm khu phi chiến.
Mà thôi, đến đây ngừng viết - ngang xương đi.
Vì những gì muốn viết bây giờ, thì đã viết trong tấm hình chót cùa cái video clip mà bạn sắp bấm vào xem:
http://www.youtube.com/watch? v=g5F47iW8nHU&feature=c4- overview&list= UU6ummqS4mfyjZbFYHzSl40g
Tháng Tám vừa qua, tôi rủ ông bạn cưụ đồng nghiệp, nhà báo Đức Hà, đi thăm VN, lúc về ghé Seoul một tuần.
Tại xứ sở của Samsung, Hyundai, Daewoo... tất nhiên không khỏi nhìn vào sự phát triển nhanh chóng, ngăn nắp, gọn gàng của họ. Mà cũng phải để tâm đến một số yếu tố khác, ngay trước mắt: Đà phát triển kỹ thuật vẫn không phá hỏng vẻ đẹp cổ truyền. Những cao ốc tân kỳ nằm hài hòa bên các cung điện cổ kính. Cả ông Đức Hà và tôi đều để ý và có một ấn tượng sâu đậm là nếu chúng tôi chận một người lại để hỏi đường thì chưa hề gặp một ai ngoắc tay bỏ đi. Họ đều dừng lại, hòa nhã hỏi chúng tôi cần gì, kể cả bất đồng ngôn ngữ, vẩn nhẫn nại tìm hiểu, chỉ dẫn hay chỉ trỏ cặn kẽ.
Tượng đồng tại trung tâm Seoul |
Lệnh cấm hút thuốc lá trong các nhà hàng, kể cả những nơi công cộng như bến xe, đều được tuân hành nghiêm chỉnh (làm cho một kẻ hút thuốc lá hơn nửa thế kỷ như tôi cũng phải cảm thấy xấu hổ mà tự chế).
Trẻ con được săn sóc chu đáo. Cảnh tượng các thầy cô đưa học trò đi thăm phố xá, bảo tàng viện... không khác gì Phần Lan, nơi tôi đang ở, là một xứ sở được đánh giá bậc nhất về giáo dục. Tôi có chụp hình vài trăm đứa trẻ vào thăm Bảo Tàng Viện Seoul, những em bé 9, 10 tuổi đều mang theo sổ tay, vào bảo tàng viện đứng ngắm nhìn, bàn bạc, ghi chép... như bên Phần Lan.
Tất nhiên đây là những gì nhìn thấy bằng mắt. Biểu kiến? Nhưng cũng vẫn giúp cảm nhận được nhiều điều để suy nghĩ ngay trên đường phố. Bên những sinh hoạt buôn bán, thỉnh thoảng lại thấy những nhóm thanh niên thiếu nữ đứng trình bầy hình ảnh, tài liệu, quyên tiền giúp trẻ em nghèo ở Phi Châu chẳng hạn. Họ đã đạt nhiều bước tiến về kinh tế, kỹ thuật, giáo dục, tổ chức xã hội, cũng đang vươn lên những tiêu chuẩn cao hơn về thẩm mỹ, phim ảnh, âm nhạc, văn hóa, lan tòa ra với thế giới.... cho nên cái điện thoại tôi đang dùng, nó mới là một cái điện thoại Samsung Galaxy?!!
Sau khi vừa rời VN, đến Seoul, tất nhiên cứ nhìn gì lại không khỏi nghĩ về đất nước mình. Tôi nhớ khi còn nhỏ, hình ảnh những người dân Cao Ly -Triều Tiên - Hàn Quốc là hình ảnh của những người tả tơi vì chiến tranh. Bây giờ ở Nam Hàn, những hình ảnh ấy đã biến mất. Đất nước này cũng chia cắt như đất nước Việt Nam. Nhưng hình như những cách tiếp cận về việc thống nhất đất nước thì khác. Tôi cảm thấy rõ rệt những nỗi khao khát của họ về một công cuộc thống nhất đất nước trong hòa bình.
Trước khi tới Seoul, một anh bạn từng đến đây có nói tới một bức tượng mà nhiều du khách thường đến xem. Anh cho biết bức tượng này được tạc nên từ một câu chuyện thật, xẩy ra trong thời chiến. Hai anh em trong một gia đình bị phân ly vì đất nước chia cách. Họ đều phải đi lính, ra trận, một Bắc, một Nam. Người lính Nam Hàn bắn chết người lính Bắc Hàn, lục soát thi thể thấy ra hình ảnh cha mẹ, mới biết là em ruột mình. Nghe nói bức tượng trình bầy hình ảnh người anh ôm thi thể em mà nâng lên.
Tôi không có dịp tìm xem bức tượng này.
Nhưng tôi và anh bạn Đức Hà có đến thăm khu phi chiến.
Mà thôi, đến đây ngừng viết - ngang xương đi.
Vì những gì muốn viết bây giờ, thì đã viết trong tấm hình chót cùa cái video clip mà bạn sắp bấm vào xem:
http://www.youtube.com/watch?
Sunday, September 15, 2013
Những Gì Nhìn Thấy Ở Seoul
Nguyễn Bá Trạc
Chúng
tôi vừa có dịp viếng thăm Seoul, thủ đô Nam Hàn, từ ngày 19 đến ngày 26 tháng Tám,
2013.
Tại
một vùng đất từng tan nát vì chiến tranh và chia cắt, chẳng khác gì Việt Nam,
chúng tôi đã nhìn thấy phồn thịnh đang vươn lên trong nghèo đói, kỹ thuật hiện đại
phát triển mà không mất đi vẻ đẹp truyền thống, và chúng tôi cũng cảm nhận được
nỗi khao khát của một dân tộc đang mong mỏi thống nhất trong hòa bình.
Nhớ
lại buổi khai mạc Thế Vận Hội năm 2000 ở Sydney, cảnh tượng hai phái đoàn lực
sĩ Nam Bắc Hàn hân hoan nắm tay diễn hành dưới một lá cờ thống nhất, là một cảnh
tượng làm cho thế giới cảm động. Lá cờ này không có mầu máu: Mầu trắng, chính
giữa có hình bán đảo Triều Tiên mầu xanh, bao gồm đảo Jeju-do bên phía tây nam,
những hòn đảo Liancourt mà tiếng Hàn gọi là Dokdo hay Tokto bên phía đông.
Sau
một tuần lễ viếng thăm ngắn ngủi, với những hình ảnh ghi nhận thoáng qua trên
đường phố Hán Thành, tôi đúc kết vào một video clip sau đây, với nhạc nền là bản
Arirang do dàn nhạc giao hưởng của Jang Yun-Sung trình tấu.
Arirang
là dân ca truyền thống của bán đảo Triều Tiên, tất cả mọi người dân Nam Bắc Hàn
đều thông thuộc và yêu thích, thường được coi là bản quốc ca không chính thức của
toàn thể dân tộc này. Arirang đã được nhiều ca sĩ nước ngoài, như Nat
King Cole (Mỹ), Inger Marie Gundersen (Na Uy) trình bầy. Dàn nhạc New York
Philharmonic cũng từng trình tấu bản này ngay tại Bình Nhưỡng, thủ đô Bắc Hàn,
trong năm 2008.
Arirang
có khả năng diễn tả cả niềm vui lẫn nỗi buồn, niềm hy vọng của dân tộc Triều Tiên
trong những tình thế thường là hỗn loạn và phức tạp của nhân loạiMonday, August 5, 2013
Trở Lại Nhatrang
Đức Hà
NHATRANG - Căn nhà bố mẹ tôi gầy dựng nên và cũng là nơi tám anh em tôi quậy phá và lớn lên mang số 21 trên con đường chính của Khu Xóm Mới. Rất tình cờ, 21 năm sau tôi mới có cơ hội trở lại để bồi hồi xúc động với cảnh nhà mình người khác ở.
Buồn hơn nữa khi người khác không chỉ ở mà đập, phá và sửa chữa tân trang để ... mở quán cà-phê sân vườn. Ông bố nghiêm khắc của chúng tôi nếu biết nhà của ông từng nuôi hai con chó rất dữ để ngăn ngừa mọi xâm nhập, đến 8 giờ tối cửa khóa then gài, thì giờ đây là quán cà-phê nhạc inh ỏi ngày đêm, người người ra vô rất vô tư, chắc chắn sẽ buồn vô kể.
Cổng Vào
Phía trước ngay cổng ra vào là hai pho tượng trắng kiểu thiên thần La Mã chào mời khách đến, tiễn chào khách đi. Hai cây hoa đại hai bên cổng cao vút phủ đầy lá đan vào nhau trở thành cổng chào thật đẹp và cho bóng mát suốt từ ngoài vào đến trong. Cây bàng bố tôi canh giữ từng ngày cũng trổ mã vươn cao phủ kín con đường Lê Quí Đôn, và vươn cả sang bên kia đường. Còn nhớ dạo đó mấy bà bán xôi thường hay dừng chân ở gốc bàng và dùng hèo móc ít lá về gói xôi đều bị bố tôi xua đuổi, mấy con chó cũng hùa theo xủa như tát nước. Có ai biết công của bố tôi - mang tiếng khó chịu, giờ đây mang lại bóng mát cho khách ngồi, rung đùi tán tỉnh nhau hay bàn chuyện áp-phe áp-phiếc làm giàu trong quán.
Nhà Sau
Gian phía sau, nơi mẹ tôi làm cửa hàng bán vải, bán gạo, bán tạp hóa nuôi cơm tám anh em tôi, sau cùng bố tôi dùng làm ga-ra để ô-tô nay được tách riêng, biệt lập xây cao ba từng đúc và treo bảng hiệu bán nệm. Nhìn sang phía đối diện là một loạt nhà xây sát nhau và sát mặt đưòng tranh thủ kinh doanh đủ loại mặt hàng từ yến sào, quần áo trẻ em, quà lưu niệm, túi sách, hàng thời trang ... thế còn tiệm sách, tiệm hớt tóc, tiệm sửa xe Honda, nhà thuốc Tây ngày xưa không còn nữa. Hàng xóm láng giềng nhà tôi cũng phiêu bạt khắp nơi, chẳng còn ai quen biết. Bên phải, bến trái, phía đối diện đến phía lưng toàn người mới nhà mới phong cách mới - còn đâu nữa sự yên lặng, tĩnh mịch, hiền lành của thủa đó.
Tôi không vào bên trong, thật ra cũng không muốn mà chỉ đảo chung quanh bốn góc đường đẹp nhất Xóm Mới trong lúc cuốn phim kỷ niệm của ký ức tuần tự chiếu lại từ thủa bé tí còn đánh bi đánh đáo và đánh lộn ngay trước cổng đến thời niên thiếu leo cổng đi với em, lúc về bị bố bắt gặp quả tang. Rồi khi chiến tranh ập đến tôi vào lính, theo gương bố tôi, anh tôi và em tôi cũng thế.
Vật đổi sao dời, 21 năm trước cả đại gia đình chúng tôi dù tiếc lắm lắm cũng phải ra đi quá hãi sợ với cảnh sống vất vưởng sau 1975. Giờ đây nghĩ lại nếu không đi thì không biết liệu số phận mấy anh em chúng tôi sẽ như thế nào.
NHATRANG - Căn nhà bố mẹ tôi gầy dựng nên và cũng là nơi tám anh em tôi quậy phá và lớn lên mang số 21 trên con đường chính của Khu Xóm Mới. Rất tình cờ, 21 năm sau tôi mới có cơ hội trở lại để bồi hồi xúc động với cảnh nhà mình người khác ở.
Buồn hơn nữa khi người khác không chỉ ở mà đập, phá và sửa chữa tân trang để ... mở quán cà-phê sân vườn. Ông bố nghiêm khắc của chúng tôi nếu biết nhà của ông từng nuôi hai con chó rất dữ để ngăn ngừa mọi xâm nhập, đến 8 giờ tối cửa khóa then gài, thì giờ đây là quán cà-phê nhạc inh ỏi ngày đêm, người người ra vô rất vô tư, chắc chắn sẽ buồn vô kể.
Cổng Vào
Phía trước ngay cổng ra vào là hai pho tượng trắng kiểu thiên thần La Mã chào mời khách đến, tiễn chào khách đi. Hai cây hoa đại hai bên cổng cao vút phủ đầy lá đan vào nhau trở thành cổng chào thật đẹp và cho bóng mát suốt từ ngoài vào đến trong. Cây bàng bố tôi canh giữ từng ngày cũng trổ mã vươn cao phủ kín con đường Lê Quí Đôn, và vươn cả sang bên kia đường. Còn nhớ dạo đó mấy bà bán xôi thường hay dừng chân ở gốc bàng và dùng hèo móc ít lá về gói xôi đều bị bố tôi xua đuổi, mấy con chó cũng hùa theo xủa như tát nước. Có ai biết công của bố tôi - mang tiếng khó chịu, giờ đây mang lại bóng mát cho khách ngồi, rung đùi tán tỉnh nhau hay bàn chuyện áp-phe áp-phiếc làm giàu trong quán.
Nhà Sau
Gian phía sau, nơi mẹ tôi làm cửa hàng bán vải, bán gạo, bán tạp hóa nuôi cơm tám anh em tôi, sau cùng bố tôi dùng làm ga-ra để ô-tô nay được tách riêng, biệt lập xây cao ba từng đúc và treo bảng hiệu bán nệm. Nhìn sang phía đối diện là một loạt nhà xây sát nhau và sát mặt đưòng tranh thủ kinh doanh đủ loại mặt hàng từ yến sào, quần áo trẻ em, quà lưu niệm, túi sách, hàng thời trang ... thế còn tiệm sách, tiệm hớt tóc, tiệm sửa xe Honda, nhà thuốc Tây ngày xưa không còn nữa. Hàng xóm láng giềng nhà tôi cũng phiêu bạt khắp nơi, chẳng còn ai quen biết. Bên phải, bến trái, phía đối diện đến phía lưng toàn người mới nhà mới phong cách mới - còn đâu nữa sự yên lặng, tĩnh mịch, hiền lành của thủa đó.
Tôi không vào bên trong, thật ra cũng không muốn mà chỉ đảo chung quanh bốn góc đường đẹp nhất Xóm Mới trong lúc cuốn phim kỷ niệm của ký ức tuần tự chiếu lại từ thủa bé tí còn đánh bi đánh đáo và đánh lộn ngay trước cổng đến thời niên thiếu leo cổng đi với em, lúc về bị bố bắt gặp quả tang. Rồi khi chiến tranh ập đến tôi vào lính, theo gương bố tôi, anh tôi và em tôi cũng thế.
Vật đổi sao dời, 21 năm trước cả đại gia đình chúng tôi dù tiếc lắm lắm cũng phải ra đi quá hãi sợ với cảnh sống vất vưởng sau 1975. Giờ đây nghĩ lại nếu không đi thì không biết liệu số phận mấy anh em chúng tôi sẽ như thế nào.
Sunday, July 28, 2013
Đi Nam, thêm một lần
Đức Hà
HANOI - Tôi có dịp đi Nam nhiều lần, và mỗi lần như thế lại tự nhủ “thôi nhé, đi như thế là đủ rồi.” Ấy vậy mà năm nay tôi lại khăn gói đi Nam. Và đi rất vội qua lời dụ dỗ của một bạn già, nhắm mắt chấp nhận nắng nóng, bụi khói, chen chúc, ồn ào ô nhiễm và đánh bạn với rất nhiều chất lạ không rõ xuất xứ ở nước từng là nước tôi.
Thế là một lần nữa tôi trở lại tòa nhà trên đường California để xin phép các ông cho về. Ủa mà sao kỳ lạ vậy, tôi sinh ra, lớn lên ở đó, nói tiếng nước đó, căn cước, sổ gia đình đầy đủ … ấy vậy mà bây giờ phải có cái chiếu khán các ông cấp mới được về.
Chả là ngày xửa ngày xưa đám bạn bè cũng như tôi đều rất thích xem phim cao-bồi Viễn Tây đánh đấm nhau với mọi da đỏ hung tợn chuyên môn lột da đầu đeo chơi. Chẳng hạn cảnh chiếu trên màn ảnh rộng quân da đỏ phi ngựa vun vút vừa hú hét vừa bắn tên và phóng lao như mưa vào đoàn người da trắng đang đóng lều dừng chân quanh con suối, thì mọi người đều run sợ ái ngại cho “phe mình” khó thoát nạn. Rồi khi đoàn quân tiếp viện, đồng phục xanh nước biển, cầu vai phù hiệu vàng chói, tay vung kiếm thổi kèn tiến quân thì cả rạp hét vang “phe mình” tới rồi không quên vỗ tay khoái chí. Rất tự nhiên mọi người đều đồng hóa với phe da trắng ngay trên đất nước da vàng. Và tôi không thể ngờ mấy chục năm sau, tôi trở thành công dân của “phe mình.” Bởi vậy giờ này mới phải xếp hàng xin phe bên kia - được cho là bên thắng cuộc, giấy phép đi ngang trạm kiểm soát Nội Bài hay Tân Sơn Nhứt. Thôi thì gặp thời thế thế thời phải thế, Ngô Thì Nhậm đã nói cách nay cả trăm năm rồi.
Ấy vậy mà khi trình bày nỗi khó nỗi khổ làm người nước ngoài trên chính quê hương mình với người thân thì đều bị mắng là vớ vẩn, sướng thân mà không biết. Có người lại nói bao nhiêu người muốn mà chả được.
Mà có lẽ sướng thật đấy. Từ thân phận một phản động bỏ nước ra đi, tôi trở thành một mắt xích của “khúc ruột ngàn dặm, một bộ phận không thể tách rời của nước Việt Nam" chứ đâu có đùa.
Với cái visa giá trị ba tháng sử dụng một lần, tôi hồ hởi phấn khởi đi Nam, thêm một lần.
Thursday, June 6, 2013
Ngựa Yêu của Hà Cẩm Tâm
Đức Hà
Có thể không sai mấy nếu nói rằng trong số những họa sĩ Việt
vẽ tranh về ngựa không có ai yêu ngựa và vẽ nhiều ngựa bằng Hà Cẩm Tâm.
“Tui bắt đầu cầm cọ vào năm 12 tuổi, nay đã 80 và tui vẽ
liên tục - có gián đoạn nhưng không ngưng nghỉ, số tranh ngựa của tui có thể
lên đến cả ngàn bức hơn,” ông kể lại, chậm rãi mông lung.
Chi tiết về việc ông đến với ngựa được nói đến nhiều lần
chẳng hạn như trong bài viết trước đây của nhà báo Lâm Văn Sang: “Ông nói nhiều
lần (trả lời phỏng vấn, viết tự truyện) ở đâu đó câu chuyện của cậu học trò từ
tỉnh Đồng Tháp về Sài Gòn theo học vẽ trường Mỹ Thuật đầu thập niên
1950. Cách nói (viết) có thể khác nhau nhưng đại để, chàng trẻ tuổi đó sống
trong một gia đình nấu cơm tháng cho sinh viên trường Mỹ thuật. Nơi chàng ở
cạnh một bến xe thổ mộ, một bến tắm ngựa, nằm phía sau Viện Ung Thư ở Gia Định.
Hình ảnh còn theo đuổi anh cho đến bây giờ, khi nhớ lại, là những con ngựa bụng
tròn, chân ngắn, gồng chở những chuyến xe đầy ắp người, hàng hóa, gò mình trên
những dốc cao, bị la hét, bị đánh đập. Anh chứng kiến nhiều con ngựa đáng
thương hại đó ngã quỵ, mắt trợn trừng, sôi bọt mép. Anh bắt đầu vẽ ngựa từ
những chấn động mắt thấy, tai nghe đó trên những khung bố của các bài vẽ cuối
tuần dành nộp cho lớp học sáng thứ Hai.”
Ông yêu ngựa đến độ nhìn áng mây trôi cũng thấy dáng dấp
ngựa bay, sóng biển cuồn cuộn đánh vào bờ xủi bọt trắng dưới mắt ông cũng là
ngựa đang phi nước đại, vả cả khi bắt gặp thiếu nữ tóc xõa bồng bềnh trong gió
ông cũng mường tượng ra bờm mượt mà của ngựa ô.
Tranh của Hà Cẩm Tâm gồm nhiều thể loại - không chỉ có ngựa,
nhưng ông vẽ ngựa nhiều đến nỗi bạn bè không thể không gán cho một hỗn danh và “Tâm
Ngựa” ra đời từ đó. Tranh ngựa của ông vốn nhiều nhưng vì dời đổi hàng chục
lần, gần khắp 50 bang Hoa Kỳ, kể cả Big
Island, Hawaii, sang
đến tuốt Châu Âu, Châu Phi nên tranh của ông cũng tứ tán không biết hiện diện ở
nơi đâu. Chẳng hạn khi ở trại tỵ nạn vào những năm 77, 78 ông vẽ rất nhiều
nhưng giờ đây chỉ còn vài tác phẩm.
“Thật ra tui đâu muốn di chuyển nhiều như vậy, nhưng ở đâu
lâu là thấy cồn cẳng không chịu nổi và muốn đi, muốn đổi thay, đổi từ phong
cảnh bối cảnh đến cảnh vật con người chung quanh,” ông tâm tình. Tuy nhiên nhờ
những bước đi rong ruổi khắp thế gian đó đã cho ông cơ hội nếm đủ các mùi vị
của cuộc sống, thưởng thức những cảnh đẹp hữu tình nhất của tạo hóa.
Hỏi ông “thế bây giờ vẫn muốn đi,” ông đáp “muốn chớ, chịu
không nổi sự đơn điệu, tui lại lên đường,” nhưng ông thêm “quả thật bây giờ quá
mệt mỏi, ngại đi nhưng cũng chưa biết được.” Và điều ông trân
quý nhất nơi bản thân là “Trời vẫn cho sức khỏe - tuy không nhiều, nhưng đủ để
tiếp tục vẽ và sinh hoạt nghệ thuật.”
Ông mô tả ngựa Việt Nam không hùng dũng, cao lớn, uy
nghi như ngựa Ả Rập, Mông Cổ ... nhưng ngựa ta dưới nét cọ của ông đúng là ngựa
lao động, rất giống và gần gũi với con người: nhọc nhằn, khốn khó và đầy tình
nghĩa. Ông ví “Tui mượn dáng ngựa để diễn tả cảm xúc, gợi cảm hứng, nói thay
cho mình bằng những đường nét, tông và gam nóng lạnh” Và ông chỉ ước muốn “làm
sao cho những con ngựa bụng tròn, chân ngắn, oằn người dưới sức nặng của xe thồ
trở nên đẹp hơn, thăng hoa cho xứng đáng với kiếp ngựa đáng quý.”
Xem Ngựa Yêu của Hà Cẩm Tâm tại ĐÂY:
https://www.youtube.com/watch?v=UdA9Tv85YnM
Thursday, May 30, 2013
Sunday, February 10, 2013
Subscribe to:
Posts (Atom)