SAIGON - Đây là lần thứ nhiều lắm tôi trở lại Việt Nam, nhưng điều kỳ lạ là mỗi khi phi cơ hạ bánh đáp xuống đường băng sân bay Tân Sơn Nhứt quen thuộc đến nhàm chán, thì lòng tôi lại háo hức hệt như Thanh Tịnh:
“Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm hoang mang của ngày phải (đành) bỏ lại quê hương.
Tôi không thể nào quên được những cảm giác vừa ngậm ngùi vừa vui ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.
Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. Nhưng mỗi lần thấy mấy em hàng xóm rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến (phi) trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã.
Buổi sáng mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường (Công Lý) dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên tôi thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi Mỹ.”
Tôi không thể nào quên được những cảm giác vừa ngậm ngùi vừa vui ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.
Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. Nhưng mỗi lần thấy mấy em hàng xóm rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến (phi) trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã.
Buổi sáng mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường (Công Lý) dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên tôi thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi Mỹ.”
Đó là chuyện cách nay đã gần 20 năm với lời tự hứa chẳng muốn và cũng chẳng có cơ hội trở về. Ấy vậy mà run rủi đưa đẩy - lòng muốn không bằng Trời muốn, tôi đã có dịp vượt biển Thái Bình Dương trở lại nhiều lần hơn mình tưởng. Lần này, tháng Tám năm nay, tôi trở lại Nam với một “sứ mệnh” – sẽ trở lại chuyện này ở phần sau.
Trên Trời – Mười mấy tiếng đồng hồ trên trời cùng với trên dưới 300 hành khách, tôi cũng phát hiện vài điều vui. Chẳng hạn sau khi máy bay cất cánh khoảng một giờ (ba giờ sáng giờ Cali) thì đúng ra mọi người phải ngủ say, nếu không làm những việc linh tinh khác trên giường thì các tiếp viên bật đèn sáng choang trong khoang phi cơ, đánh thức mọi người và dọn ăn. Thay vì lắc đầu ngủ tiếp, đằng này hầu như mọi người đều ăn uống nhiệt tình và vô tư, kể cả tôi: 3 AM. Chuyện thứ hai kể ra đây để mọi người học tập và rút kinh nghiệm là hàng ghế bên trái tôi có ba mẹ con. Sau khi ăn xong, bà mẹ lấy trong bị để dưới chân ra một túi ny-lông, bên trong thấy có son phấn, một ống kem đánh răng và một bàn chải. Và cứ thế lần lượt từng người, con trai, con gái và sau cùng người mẹ cùng đi đánh răng với duy nhứt cái bàn chải đỏ hiệu Colgate. Kể ra cũng tiện và tiết kiệm phải không? Đi chơi xa nguyên gia đình thì xài chung một khăn, một bàn chải, một phòng khách sạn nào có sao. Chẳng chết thằng vi trùng nào.
Dưới Đất – Taipei đón chào bằng 80 độ F, Tân Sơn Nhứt cũng chẳng kém: 90 F. Nhưng mọi người, nhiều người dường như vẫn sống, vẫn thi đua, vẫn phấn đấu mỗi ngày như mọi ngày trong bụi bặm, khói xe, tiếng còi inh tai bất tận. Bước ra khỏi cánh cửa kính của khu kiểm tra hành lí sân bay người ta thấy ngay sức sống như vũ bão của người dân Sài Gòn. Kẻ đón, người chào, rừng người, vòng tay ôm thắm thiết, bó hoa nồng nàn, taxi, xe nhà, xe khách trong bát nháo hỗn tạp … ấy vậy rồi đâu cũng vào đấy. Người ở xa về, người nhà ra đón cuối cùng cũng gặp nhau trong hoan hỉ và dĩ nhiên không thể thiếu những tiếng chửi thề thân quen. Rõ ràng Rồng Việt Nam đang cất cánh, nhưng Bill Hayton lại không mấy tin và ông viết thành sách Vietnam: Rising Dragon. Nhưng thôi chuyện rồng cất cánh, cọp Châu Á hãy để nhà nước lo.
Sứ Mệnh – Trong dự án báo chí Vietnam Reporting Project có 15 nhà báo thuộc đa chủng được trung tâm Renaissance Journalism Center tuyển chọn với sứ mệnh đào sâu nghiên cứu và phổ biến những thông tin dưới nhiều hình thức khác nhau về tác hại của chất Da Cam vào môi trường và sức khỏe con người. Số phóng viên từ kỳ cựu đến giáo sư, sinh viên khoa báo chí sẽ dùng hình ảnh, phim video, bài phát thanh, bài phóng sự kể cả blog trên báo in, báo điện tử để vẽ lại toàn cảnh bức tranh Da Cam kinh hoàng mà có đến 20 triệu gallons hóa chất diệt cỏ này được rải trong thời chiến ở Việt Nam. Trong những ngày sắp tới đây, tôi sẽ gặp những con người phải sống với chân tay co quắp, sọ não phồng to, mắt lồi như mắt cá, miếng méo xệch, bước đi khập khiễn … trong một đất nước hòa bình. Đúng vậy chiến tranh đã đi vào quá khứ từ 35 năm nay nhưng dư âm vẫn còn ám ảnh dữ dội trên vài triệu con người bất hạnh đang sống chung với dioxin. Và khiếp đảm hơn nữa khi biết rằng tác hại sẽ còn kéo dài sang nhiều thế hệ khác. Công việc của tôi là một người Da Vàng viết về những người Da Vàng khác và chất Da Cam trong một đất nước đang vươn ra biển lớn.
No comments:
Post a Comment