Trịnh Hội
Trong đời tôi chưa bao giờ làm chuyện chính trị. Chưa bao giờ tham gia vào bất cứ tổ chức chính trị nào và hiện tại vẫn không muốn thay đổi ý định này. Tuy nhiên có thể nói tôi luôn có và chọn cho mình một thái độ chính trị. Có thể tôi đã làm phật lòng một số người vì sự lựa chọn của tôi từ việc tôi không đồng ý tẩy chay các nghệ sĩ Việt Nam ra hải ngoại trình diễn hay quyết định về Việt Nam đi làm cho một hãng tư vấn Mỹ cho đến việc gần đây tôi đại diện cơ quan VOICE khiếu kiện nhà cầm quyền Việt Nam đã vi phạm luật quốc tế.
Có thể nói những việc làm trên của tôi đều bắt nguồn từ thái độ chính trị của riêng cá nhân tôi và nó chẳng hề liên quan hay bị áp lực gì từ bất cứ một ai, kể cả gia đình tôi. Cũng giống như bài viết dưới đây mà tôi vừa viết xong để gửi đến các báo chí tiếng Anh như một bài 'op-ed' (thư gửi tòa soạn) nhân ngày hôm nay, 30 tháng 4 năm 2010.
Tôi viết bài này đơn giản là vì nếu không có ngày 30 tháng 4 thì tôi đã không phải là tôi và tôi nghĩ có rất nhiều người Việt Nam cũng nằm trong trường hợp này. Thích hay không thích thì ngày này cũng chắc chắn là không phải như bao ngày khác. Tương lai của tôi và của bạn có thể tốt hơn nhưng cũng có thể là tệ hơn rất nhiều nếu như chúng ta chưa bao giờ có dịp ra ngoại quốc để thấy và học hỏi được những điều hay, ý lạ. Nhất là về khả năng nói và viết tiếng Anh của mình!
Thế nhé. Bạn đọc xong nhớ cho tôi biết cảm tưởng của bạn về bài viết này và nếu có thể bạn cho tôi biết luôn cảm nhận của bạn về khả năng dịch thuật của chính tác giả nhé. Cảm ơn bạn nhiều.hoitrinh@hotmail.com
************
A Case Of Amnesia?
As the 35th anniversary of North Vietnam's Communist forces' annihilation of Saigon on April 30, 1975 approaches, millions of ordinary Vietnamese today will plan to take advantage of the upcoming long weekend holiday by either traveling to its breezy coastal towns, or for the rich and famous to nearby neighboring countries to relax and pamper themselves thanks to the booming economy Vietnam has enjoyed over the past decade. By Friday, there will be hardly anyone left in the city now renamed Ho Chi Minh City to celebrate the communist victory except for the officially sanctioned crowd, senior members of the Politburo, and for an encore, the few surviving (and remaining) American journalists made famous by the Vietnam War.
Five years ago, they returned for the 30th anniversary of the fall of Saigon and again today they return to indulge in nostalgia and to remember 73 of their colleagues who were killed covering the war. For many of them it was the best of times and the worst of times. Another, David Lamb, the one time Hanoi-based foreign correspondent of the Los Angeles Times, confessed that despite the years 'many of us who covered the war found ourselves forever in the grip of Vietnam . No other story, no other war, quite measured up.'
Well, if only the same thing could be said for the Vietnamese themselves. For what they had to go through before, during and after 'the War' as it is known to them was far worse. At least one million North Vietnamese fled to the South as the country was partitioned by the Geneva Accords in 1954. Some 3 to 5 million Vietnamese lives were lost between then and 1975. And hundreds of thousands more in the new communist (alas now unified) state's concentration camps, 'new economic zone' gulags and on the South China Sea while on their way in search of freedom.
I wonder if any of the famed war correspondents and reporters, the likes of Loren Jenkins of NPR and Walter Cronkite had ever asked themselves this question when images of desperate South Vietnamese fleeing on rickety boats reached their TV screen back at home: the war has ended so why are they fleeing the peace?
I also wonder if among the scores of veteran journalists themselves referred to as 'Vietnam Old Hacks', there will be any of them reporting live again this week from Saigon unfiltered and uncensored as they were able to do while covering the biggest news story of their time some 35 years ago. Without wanting to pre-empt their proven ability to honor truth and integrity, I am afraid they may be in for a big surprise. Since early this year, Hanoi has ordered Vietnam's Internet service providers to block access to Facebook, engineered service attacks which closed down websites deemed anti-revolutionary, and sentenced many of Vietnam's best and brightest behind bar for either 'activities aimed at subverting the people's administration' or 'spreading propaganda against the state'.
Admittedly, no diplomats nor reporters were allowed to attend any of the trials which ended in one or two days with sentences ranging from 3 to 5 to 16 years imprisonment not including house arrest thereafter. But it appears to me quite odd that since then and till now, not a single report has been filed on present day Vietnam and its flagrant human rights violations by any of the old guards in the fraternity.
Perhaps, since then there is no more combat and killing of Vietnamese civilians on battlefields and therefore we ought to commemorate that. Perhaps, for America , the world and what's left of the tried and true 'Vietnam Old Hacks', it was indeed final closure 35 years ago and they simply had to move on. To Lebanon , Afghanistan and a new quagmire called Iraq . But to suggest that Vietnam and its people's fight for freedom and justice was realized in 1975 is, at best, willful amnesia, and at worst, a case of professional neglect.
***
Khi ngày lễ đánh dấu 35 năm quân đội Cộng Sản Bắc Việt thôn tính Sài Gòn vào ngày 30 tháng 4, năm 1975 đến gần kề thì đó cũng là lúc hàng triệu người Việt Nam ngày nay chuẩn bị chương trình nghỉ lễ dài hạn cuối tuần bằng cách đi nghỉ mát ở những thành phố nằm cạnh biển, hoặc đối với những người có tiền, có tiếng thì họ sẽ sang những nước láng giềng bên cạnh để thư giãn và tự thưởng cho mình nhờ vào nền kinh tế Việt Nam đã không ngừng phát triển trong suốt một thập niên qua. Cho đến ngày thứ Sáu thì sẽ không còn ai ở lại thành phố mà bây giờ đã đổi tên thành Thành Phố Hồ Chí Minh để ăn mừng ngày cộng sản chiến thắng ngoại trừ các hội đoàn đã được chỉ định, những nhân vật chóp bu trong Trung Ương Ðảng, và một lần nữa, một vài ký giả Mỹ còn sống và đã nổi tiếng nhờ vào chiến tranh Việt Nam.
Cách đây 5 năm họ đã trở lại nhân lể kỷ niệm lần thứ 30 ngày Sài Gòn sụp đổ và lần này họ quay lại một lần nữa để nhớ về một thời cũng như để tưởng niệm 73 đồng nghiệp của họ đã bỏ mình trong cuộc chiến. Ðối với nhiều ký giả đây là quãng thời gian tuyệt vời nhất nhưng cũng đầy trắc trở nhất. David Lamb, ký giả đại diện một thời cho nhật báo Los Angeles Times tại Hà Nội từng thú nhận là cho dù bao năm đã trôi qua nhưng “rất nhiều người trong chúng tôi những người từng sang để tường trình về cuộc chiến đã không thể nào thoát khỏi Việt Nam. Không có sự kiện nào, cuộc chiến nào có thể so sánh được.”
Ừ, phải chi cũng nói được như thế đối với chính những người Việt Nam trong cuộc. Vì đối với họ những gì họ phải trải qua trước cuộc chiến, trong cuộc chiến và sau cuộc chiến tệ hại hơn nhiều. Ðã có ít nhất một triệu người Bắc lánh nạn vào Nam khi đất nước bị chia cắt qua hiệp định Geneva vào năm 1954. Từ 3 cho đến 5 triệu người Việt đã phải bỏ mình hy sinh từ lúc ấy cho đến năm 1975. Và hàng trăm ngàn người khác trong các trại tù tập trung trên đất nước mới (nhưng nay đã thống nhất), trong những khu kinh tế mới kinh hoàng và khắp Biển Ðông lúc họ trên đường mong tìm được tự do.
Tôi tự hỏi không biết có ai trong nhóm ký giả chiến tranh nổi tiếng này, những người như Loren Jenkins của Ðài Tiếng Nói Quốc Gia (National Public Radio - NPR) hay Walter Cronkite khi nhìn thấy hình ảnh trên TV của những người dân miền Nam đang tuyệt vọng và cố đào thoát trên những chiếc thuyền mong manh, có bao giờ họ tự hỏi: chiến tranh đã chấm dứt nhưng sao họ lại phải chạy trốn hòa bình?
Tôi cũng tự hỏi không biết có ai trong nhóm ký giả kỳ cựu này thường tự gọi mình là “Những Con Ngựa Thuê Già Việt Nam” sẽ có thể tường trình trực tiếp từ Sài Gòn trong tuần này mà không bị cắt xén hoặc kiểm duyệt như điều mà họ đã làm được cách đây gần 35 năm trước khi họ làm phóng sự cho những bản tin nóng nhất của một thời. Tuy tôi không muốn đánh giá trước khả năng tôn trọng sự thật và sự chính trực của họ đã từng được chứng minh, nhưng tôi e rằng họ sẽ bị ngạc nhiên đến bất ngờ. Vì kể từ đầu năm nay, Hà Nội đã ra lệnh cho các công ty Internet ngăn chận không cho nối trang mạng Facebook, dùng kỹ thuật để đánh sập những trang mạng bị cho là phản cách mạng và cho vào tù những người tài giỏi nhất với tội danh “âm mưu hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân' hoặc 'tuyên truyền chống đối nhà nước.”
Cũng cần thú nhận là trong tất cả các lần ra tòa chỉ trong 1 hay 2 ngày với mức án từ 3, 5 cho đến 16 năm tù chưa kể thời gian quản thúc tại nhà đã không có một nhân viên sứ quán ngoại quốc hay nhà báo nào được cho vào tham dự. Nhưng tôi thấy cũng lạ là từ lúc ấy cho đến bây giờ đã không có một bài báo nào viết về hiện trạng đất nước Việt Nam và những vi phạm nhân quyền trầm trọng từ bất kỳ phóng viên nào trong nhóm ký giả kỳ cựu này.
Có thể vì kể từ lúc ấy đã không còn giao tranh, người dân Việt Nam không còn bị giết trên chiến trường và vì thế chúng ta nên tưởng niệm. Cũng có thể đối với nước Mỹ, thế giới, và những người còn sống sót trong nhóm “Những Con Ngựa Thuê Già Việt Nam” từng trải, phân đoạn cuối đã thật sự kết thúc cách đây 35 năm về trước và họ cần chuyển sang một nơi khác. Như Lebanon , Afghanistan và vũng lầy mới có tên Iraq . Nhưng để cho là đất nước và người dân Việt Nam đã tìm được tự do và sự công bằng vào năm 1975 thì đấy một là sự lãng quên có cố ý hay, tệ hơn, là một sự thờ ơ sao lãng bổn phận trong công việc.
No comments:
Post a Comment