Đức
Hà
Sáu năm sau khi phát
hiện bị viêm gan siêu-vi B vào năm 1990, ông Lâm Toàn, 67 tuổi, đã được các bác
sĩ khuyến cáo phải chuẩn bị để về thế giới bên kia nếu không thay được gan. Năm
1996 ông Toàn nằm trong danh sách của những người đợi thay gan của toàn quốc
Hoa Kỳ.
“Bác sĩ đề nghị cắt
2/3 lá gan, tôi không chịu, vì sau khi được chích thuốc tôi cảm thấy khỏe hơn,
ăn uống bình thường kể cả chơi thể thao,” ông Toàn kể lại với đề nghị được đổi
tên vì những chi tiết bệnh lý cá nhân.
Ông cho biết lúc đầu
mắt trở nên vàng, toàn thân mệt mỏi, về chiều thì cảm thấy ớn ớn lạnh, buồn nôn
và biếng ăn; sau đó bác sĩ cho uống loại thuốc Lamivudine thì tình hình cải
thiện, thành ra ông không muốn giải phẫu cắt gan. Nhưng theo lời các bác sĩ của
trung tâm gan bệnh viện Stanford cho biết thì đó là một “cái cây đang héo từ từ
và chờ chết.”
Cơ may đến với ông
Toàn vào ngày 7 tháng Tư năm 2004 khi ông được tin đã có gan và phải thực hiện
ca mổ ngay.
“Một tuần sau tôi
xuất viện, lúc đầu phải tái khám tuần một lần, rồi tháng một lần, rồi nửa năm
một lần, giờ đây đã bình phục hoàn toàn, và cả lên cân,” ông kể lại, giọng nói
phấn chấn lạc quan.
CDC.gov infographic |
Ông Toàn là một
trong số 12 triệu người Mỹ bị nhiễm vi-rút Hepatitis loại B, với hơn 1 triệu
người bị viêm gan mãn tính và khoảng 6,000 người chết mỗi năm do biến chứng của
gan, thống kê của cơ quan kiểm soát dịch bệnh CDC bang Atlanta cho biết.
Do tầm nguy hiểm, dễ
lây nhiễm qua đường huyết nếu không cẩn trọng, và có triệu chứng bình thường
khiến nhiều người lầm tưởng là bệnh cảm cúm, Hiệp Hội Hepatitis B (www.hepb.org) và công ty dược phẩm
Bristol-Myers Squibb (www.bms.com) đã phát
động chiến dịch “AIM for the B” (Awareness, Involvement and Mobilization for
Chronic Hepatitis B) khắp Hoa Kỳ trong mục đích giáo dục và nhắc nhở mọi người,
nhứt là người gốc Á về bệnh viêm gan B. Trong cùng lúc Thượng Viện Hoa Kỳ cũng
ban hành nghị quyết SR-117 xác định tuần lễ đầu tháng Năm vừa qua là tuần lễ
lưu ý bệnh gan B “National Hepatitis B Awareness Week.” Ngoài ra trung tâm ung
thư trường UC Davis
cũng được tài trợ một ngân khoản gần 4 triệu rưỡi để nghiên cứu giảm tỉ lệ tử
vong về ung thư các loại nơi người gốc Á tại Hoa Kỳ.
“Thống kê chính xác
về bệnh viêm gan loại B cho thấy 13% tổng dân số người Việt ở trong nước bị
viêm gan mãn tính, đứng đầu thế giới trong đó 90% đã bị nhiễm bệnh và lành
bệnh, do đó người Việt nên đặc biệt quan tâm đến căn bệnh này,” bác sĩ Trịnh
Ngọc Huy, chuyên khoa bệnh tiêu hóa và gan ở San Jose cho biết.
Ông khuyến cáo nếu
sinh đẻ tại Việt Nam ,
trong gia đình có người ung thư gan, có giao du tình dục không bảo vệ hoặc
chích ma túy thì phải yêu cầu bác sĩ gia đình đi thư máu truy tầm siêu vi B
càng sớm càng tốt.
“Đây là căn bệnh
thầm lặng gây chết người và kéo dài từ 30 đến 40 năm cho đến khi trở nên trầm
trọng thì không thể cứu vãn được nữa.”
Điều đáng mừng là
hiện nay đã có ba loại thuốc uống và một loại thuốc chích có khả năng ngăn chận
sự phát triển siêu vi B trong gan do đó theo lời bác sĩ Huy “siêu vi B không
tàn phá gan, không tạo ra những vết thẹo chai gan, và có thể đưa từ giai đoạn
nặng trở về giai đoạn nhẹ hơn và theo một số quan điểm có thể làm giảm thời
gian dắt đến ung thư gan.”
Khi hỏi ông Lê Toàn
rằng sau khi được thay gan, bác sĩ có cho biết tuổi thọ kéo dài thêm được bao
nhiên lâu nữa, và được ông trả lời:
“Tôi không dám hỏi.”
Ông cho biết hồi còn
ở Việt Nam mỗi lần bệnh hay nhờ y tá chích nên có thể bị nhiễm vi-rút B do kim
chích không được tiệt trùng mà không biết.
Phát biểu nhân ngày
phát động chiến dịch AIM–B tại Santa Clara, ông Molli Conti, phó chủ tịch
Hepatitis B Foundation cho biết:
“Chúng tôi rất cám
ơn Hội Đồng Giám Sát Quận Hạt Santa Clara và thành phố San Jose đã đặt ưu tiên
hàng đầu về việc truy tầm bệnh gan B. Không đầy 30% những người bị nhiễm B chỉ
cảm thấy như bị cúm nhẹ và bỏ qua, do đó tỉ lệ người bị nhiễm B và được chữa
trị đúng mức rất thấp. Chúng tôi đề ra chương trình AIM-B nhằm giáo dục mọi
người và khuyến khích đi thử máu để biết rằng nếu bị nhiễm thì phải được chữa
trị đúng mức.”
Thống kê cho thấy
trong số những bệnh nhân bị viêm gan mãn tính tại Hoa Kỳ, hơn phân nửa là người
gốc Á và về tỉ lệ tử vong của người gốc Á cũng chiếm phân nửa so với các sắc
dân khác. Tính
toàn cầu cứ 10 người Châu Á - Thái Bình Dương lại có một người sống chung với
Hepatitis B mãn tính.
Xem thêm chi tiết
tại Hội Nghiên Cứu Gan Hoa Kỳ www.liverfoundation.org
hoặc Trung Tâm Gan trường Stanford www.livercancer.standford.edu
Bài viết được đăng trên Viet Mercury số 338 12/14/2005
No comments:
Post a Comment