Trịnh Hội
Hôm nọ ngồi mải mê với quyển tiểu thuyết 'The Shadow of the Wind' bên bãi biển Barceloneta nên tôi không để ý đến hai người thanh niên gốc Á Châu từ xa đi đến ngồi bên cạnh tôi trên băng ghế đá. Họ ngồi yên lặng ngắm người qua kẻ lại trong khi tôi thì vẫn mải mê với quyển sách trên tay. Ðến khi họ nói chuyện với nhau thì tôi mới nhận ra được là à, thì ra họ là người Việt Nam .
Từ khi sang Úc rồi sau đó qua Hồng Kông, Phi Luật Tân làm việc hay lúc còn đi học ở Anh, hoặc sang Mỹ định cư nơi nào tôi ở cũng có người Việt sinh sống. Không nhiều thì cũng có ít nhất là vài chục hay vài trăm người sống ở đây đó rải rác. Mãi cho đến thời gian gần đây khi tôi được phái sang Phi Châu làm việc thì lần đầu tiên trong đời tôi mới biết thế nào là đơn thân, độc mã. Vì không những không có một bóng dáng người Việt nào ở gần tôi mà ngay cả dân gốc Á Châu cũng hiếm thấy.
Từ khi sang Úc rồi sau đó qua Hồng Kông, Phi Luật Tân làm việc hay lúc còn đi học ở Anh, hoặc sang Mỹ định cư nơi nào tôi ở cũng có người Việt sinh sống. Không nhiều thì cũng có ít nhất là vài chục hay vài trăm người sống ở đây đó rải rác. Mãi cho đến thời gian gần đây khi tôi được phái sang Phi Châu làm việc thì lần đầu tiên trong đời tôi mới biết thế nào là đơn thân, độc mã. Vì không những không có một bóng dáng người Việt nào ở gần tôi mà ngay cả dân gốc Á Châu cũng hiếm thấy.
Ði đâu cũng thấy ... da đen. Thỉnh thoảng đây đó có một vài người da trắng. Hoặc da... màu của người Ấn Ðộ. Chứ còn da vàng thì coi như vô phương. Tìm ra được một nhà hàng Tàu đã là may lắm rồi. Ðừng đòi hỏi như tôi phải có đũa cho mình mua để về xài. Ðừng hòng. Tôi đã đi đến những tiệm siêu thị supermarket lớn nhất ở Kampala nhưng chẳng có nơi nào... bán đũa.
Bởi vậy hôm tôi không hẹn mà gặp hai anh thanh niên người Việt ở bãi biển Barceloneta tôi đã chủ động gợi chuyện hỏi thăm trước. Thì ra một người thì chỉ vừa mới sang Barcelona được vài tháng để học thêm tiếng Tây Ban Nha trước khi về lại Hà Nội làm việc. Còn người kia thì đã ở Barcelona được vài năm và đang làm trong một nhà hàng Việt Nam ở gần đó.
Thì ra có nhà hàng Việt Nam ở đây à? Tôi hỏi.
Có chứ anh. Nhà hàng của một gia đình người Việt gốc Hoa đã định cư ở đây gần 30 năm rồi. Anh thanh niên đang làm trong nhà hàng trả lời.
Nếu vậy thì ở Barcelona có nhiều người Việt không? Tôi hỏi tiếp.
Không nhiều đâu anh. Chỉ chừng vài chục người thôi mà phần đông đều là sinh viên sang đây đi học vài năm như em và sau đó thì về lại Việt Nam . Anh thanh niên đang đi học trả lời tiếp cho bạn.
À. Thì ra là vậy.
Với bản tính cố hữu luôn thích tìm hiểu phỏng vấn người đối diện, tôi sẵn trớn hỏi tiếp:
Còn hai bạn thì sao? Có thích về lại Việt Nam không?
Không chần chờ cả hai đều tự động trả lời cùng một lúc: Có chứ anh. Quê hương của mình mà tại sao lại không thích về?
Ừ. Cũng đúng đấy chứ, có phải không? Quê hương của mình mà ai lại không thích về?
Lúc ấy trong đầu tôi cũng muốn hỏi mình những câu hỏi tương tự như thế. Nhưng ngay sau đó tôi cũng đã tự hỏi tiếp thế nhưng mình về để làm gì? Có giúp ích được gì cho đất nước hay không? Hay chưa kịp làm một tí ti nào thì đã bị làm khó, làm dễ và nếu được làm luôn tiền? Như chính tôi đã từng phải trải qua khi quyết định về Việt Nam sống thử cách đây đúng ba năm về trước. Như ông bà mình thường nói: Thức đêm mới biết đêm dài. Có sống ở Việt Nam trong thời buổi này mới biết đêm nó có thể kéo dài đến độ nào. Nhất là những đêm dài bị công an theo dõi!
Nhưng tôi đã không chia sẻ cho những người bạn Việt Nam mới quen của tôi nghe những tâm tư ấy làm gì. Nó không cần thiết và nhiều khi còn phản tác dụng. Vì mấy ai tin là những việc ấy vẫn xảy ra hằng ngày trên khắp cùng đất nước? Nhất là đối với những người công dân bình thường hoàn toàn không đáng lo ngại trong con mắt đa nghi của công an phòng A25 trực thuộc Bộ Công An Việt Nam.
Cũng vì lẽ đó mà tôi đã lái câu chuyện sang một hướng khác. Chúng tôi đã trò chuyện và chia sẻ rất nhiều về cuộc sống và việc làm của mỗi đứa. Cũng như cảm tưởng của mỗi người về vẻ đẹp và lối sống có một không hai của người dân Catalans ở thành phố Barcelona . Họ đã bảo cho tôi biết thắng cảnh nào tôi nên cố tìm đến xem và ngọn núi nào là ngọn núi tôi cần phải trèo trước khi về nước (Mount Montserrat ). Ngược lại tôi đã cho họ biết cuộc sống của người Việt ở mọi nơi ra sao và trong trường hợp nào tôi đã có diễm phúc đến thăm một trong những thành phố cổ đẹp và lãng mạn nhất thế giới.
Lúc chúng tôi chia tay tạm biệt mặt trời đã lặn xuống gần đụng chân trời. Trong ánh hoàng hôn tôi nhìn dáng hai người thong thả tản bộ về lại trung tâm thành phố và lòng chợt cảm nhận được rằng cho dù chúng ta có khác nhau cách mấy trong tư tưởng hoặc hành động, trưởng thành ở bất kỳ xã hội nào hoặc học thức ra sao, giữa người Việt và người Việt với nhau, thích hay không thích, cũng sẽ luôn có một sợi dây vô hình nào đó kết nối mỗi số phận vào nhau, không thể nào hoàn toàn cắt đứt được.
Cũng có thể là tôi quá vớ vẩn. Nhưng đấy thật sự là cảm nhận của riêng tôi. Ngay cả khi tôi trèo lên đến đỉnh núi Mount Montserrat .
No comments:
Post a Comment